Cho hai đường tròn (O; R) và (O; 2R), Một dây cung AB của đường tròn (O; 2R) tiếp xúc với đường tròn (O; R)

Bài 41 trang 121 SBT Toán 9 Tập 1: Cho hai đường tròn (O; R) và (O; 2R). Một dây cung AB của đường tròn (O; 2R) tiếp xúc với đường tròn (O; R) tại M. Kẻ tiếp tuyến thứ hai AN của đường tròn (O; R). Gọi S1 là diện tích của hình tạo bởi cung ACB và dây AB của đường tròn (O; 2 R), S2 là diện tích của hình tạo bởi hai tiếp tuyến AM, AN và cung nhỏ MN của đường tròn (O; R) và S3 là diện tích của hình tròn (O; R) (Hình 45). Chứng minh S1 + S2 = S3.

Cho hai đường tròn (O; R) và (O; 2R), Một dây cung AB của đường tròn (O; 2R) tiếp xúc với đường tròn (O; R)

Lời giải:

Do AM là tiếp tuyến của đường tròn (O; R) nên AM ⊥ OM tại M.

Xét tam giác OAM vuông tại M, theo định lí Pythagore, ta có:

OA2 = OM2 + AM2

Suy ra AM=OA2OM2 và cosAOM^=OMOA=R2R=12

Do đó AM=2R2R2=3R2=R3 và AOM^=60°.

Xét ∆OAM (vuông tại M) và ∆OBM (vuông tại M) có:

OA = OB, cạnh OM chung

Do đó ∆OAM = ∆OBM (cạnh huyền – cạnh góc vuông).

Suy ra AM=BM=AB2 và AOM^=BOM^=AOB^2.

Nên AB=2AM=2R3 và AOB^=2AOM^=260°=120°.

Do AM, AN là hai tiếp tuyến của đường tròn (O; R) nên OA là tia phân giác của góc MON, suy ra MON^=2AOM^=260°=120°.

Ta có:

⦁ S1 = Diện tích hình quạt tròn AOB ‒ Diện tích tam giác OAB

Suy ra S1=π2R212036012R2R3=R24π33;

⦁ S2 = 2. Diện tích tam giác OAM ‒ Diện tích hình quạt tròn MON

Suy ra S2=212RR3πR120360=R23π3;

⦁ S3 = Diện tích hình tròn (O; R) = πR2.

Khi đó S1+ S2=R24π33+R23π3

                       =R24π33+3π3=πR2=S3.

Vậy S1 + S2 = S3.

Lời giải SBT Toán 9 Bài 5: Độ dài cung tròn, diện tích hình quạt tròn, diện tích hình vành khuyên hay khác:

Xem thêm các bài giải sách bài tập Toán lớp 9 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 9 hay khác:


Giải bài tập lớp 9 Cánh diều khác