Cho tam giác ABC cân tại A, có O, I lần lượt là tâm các đường tròn ngoại tiếp

Bài 3 trang 85 SBT Toán 9 Tập 2: Cho tam giác ABC cân tại A, có O, I lần lượt là tâm các đường tròn ngoại tiếp và đường tròn nội tiếp tam giác ABC

a) Chứng minh rằng:

– Ba điểm A, O, I cùng thuộc một đường thẳng;

– Đường thẳng OA vuông góc với BC và đi qua điểm chính giữa D (khác điểm A) của cung BC.

b) Cho BC = 24 cm, AC = 20 cm. Tính độ dài bán kính R của đường tròn ngoại tiếp và bán kính r của đường tròn nội tiếp tam giác ABC.

Lời giải:

Cho tam giác ABC cân tại A, có O, I lần lượt là tâm các đường tròn ngoại tiếp

a) ⦁ Vì tam giác ABC cân tại A nên đường trung trực AO của cạnh BC (do O là tâm đường tròn ngoại tiếp ∆ABC) đồng thời là đường phân giác của góc BAC.

Mà AI là đường phân giác của góc BAC (do I là tâm đường tròn nội tiếp tam giác ABC).

Suy ra hai đường thẳng AO và AI trùng nhau hay ba điểm A, O, I cùng thuộc một đường thẳng.

⦁ Do OA là đường trung trực của BC nên OA ⊥ BC.

Ta có BAI^=CAI^ (do AI là đường phân giác của góc BAC) hay BAO^=CAO^

Gọi D là giao điểm của AO với đường tròn (O) (khác điểm A) nên BAD^=CAD^

Suy ra BD=CD.

Do đó đường thẳng OA đi qua điểm chính giữa D (khác điểm A) của cung BC.

b) ⦁ Gọi H là giao điểm của AD và BC. Do đó, AH ⊥ BC và H là trung điểm của BC.

Suy ra HB=HC=12BC=1224=12 (cm).

Xét ∆ACH vuông tại H, theo định lí Pythagore, ta có:

AC2 = AH2 + HC2

Suy ra AH=AC2HC2=202122=256=16 (cm).

Ta có AD là đường kính của đường tròn (O) ngoại tiếp tam giác ABC nên ACD^=90°.

Xét ∆ACH và ∆ADC có:

AHC^=ACD^=90° và góc A chung

Do đó ∆ACH ᔕ ∆ADC (g.g)

Suy ra ACAD=AHAC hay AC2 = AH.AD.

Nên AD=AC2AH=20216=25 (cm).

Do đó, bán kính đường tròn (O) đường kính AD ngoại tiếp ∆ABC là

R=AD2=252=12,5(cm).

⦁ Do ∆ABC cân tại A nên AB = AC = 20 cm.

Do BI là phân giác của góc ABH nên IHIA=BHBA=1220=35.

Ta có IHIA=35 hay IHIH+IA=33+5 (tính chất tỉ lệ thức) hay IHAH=38

Tức là r16=38. Vì vậy r=1638=6 cm.

Vậy độ dài bán kính R của đường tròn ngoại tiếp và bán kính r của đường tròn nội tiếp tam giác ABC lần lượt là R = 12,5 cm và r = 6 cm.

Lời giải SBT Toán 9 Bài 1: Đường tròn ngoại tiếp tam giác. Đường tròn nội tiếp tam giác hay khác:

Xem thêm các bài giải sách bài tập Toán lớp 9 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 9 hay khác:


Giải bài tập lớp 9 Cánh diều khác