SBT Ngữ văn 12 Cánh diều Bài tập tiếng Việt trang 14, 15

Với giải sách bài tập Văn 12 Bài tập tiếng Việt trang 14, 15 sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 12.

Câu 1 trang 14 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: (Bài tập 1, SGK) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

[...] Khi nói đến việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt thì trước hết cần thấy rằng đó là một công việc bình thường, tự nhiên và thường xuyên, lâu dài trong về sau, nhằm suốt cả quá trình phát triển của tiếng Việt từ trước tới nay và từ nay bảo vệ và phát huy cái bản sắc, cái tinh hoa của tiếng Việt, không để cho mất đi một cái gì vô cùng quý báu khiến cho tiếng Việt là tiếng Việt.

Kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới cho thấy ngôn ngữ nào cũng trải qua những thời kì nổi bật lên nhiệm vụ giữ gìn sự trong sáng của nó. Như ở Nga, sau Cách mạng tháng Mười vĩ đại, Lê-nin (Lenin) đã kêu gọi mọi người không được “làm hỏng tiếng Nga”, “tuyên chiến với việc dùng những từ nước ngoài không cần thiết”.

Ở ta, từ những năm 50, trong cuốn “Sửa đổi lối làm việc”, Bác Hồ đã nói đến các thứ “bệnh” ngôn ngữ mà chúng ta thường hay nhắc như: bệnh “sáo”, nghĩa là nói và viết theo một cái khuôn mẫu hoàn toàn như nhau bất kể về việc gì, ở cấp nào, cơ quan nào; bệnh “ba hoa”, “nói dài, nói dại, nói dai”, còn nội dung thì rỗng tuếch, “ba voi không được bát nước xáo”; bệnh “vẽ rắn thêm chân”; bệnh “nói chữ”. Sau này, Bác cũng nhiều lần nhấn mạnh: “khuyết điểm nặng nhất là dùng chữ nước ngoài quá nhiều, và nhiều khi dùng không đúng”. Bác thường xuyên nhắc nhở: “tiếng nào sẵn có thì dùng tiếng ta” và đồng thời chỉ rõ: “có những chữ ta không sẵn có và khó dịch đúng thì cần phải mượn chữ nước ngoài”.

Năm 1966, tại cuộc họp mặt về vấn đề giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt (ngày 7 và ngày 10 tháng 2), tôi đã nêu ra ba khâu cần phải làm để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, giữ gìn sự giàu đẹp của nó, và hơn thế nữa làm cho nó ngày càng thêm giàu và đẹp. Đó là: giữ gìn và phát triển vốn chữ của tiếng ta; nói và viết đúng phép tắc của tiếng ta; giữ gìn bản sắc, phong cách của tiếng ta trong mọi thể văn (văn học, chính trị, khoa học, kĩ thuật,...); đồng thời phải có những đổi mới, phát triển, làm cho tiếng ta ngày thêm giàu trên cơ sở vốn cũ của tiếng ta.

[...] Một ngôn ngữ được đánh giá là phát triển khi nó ngày càng có tính chất “trí tuệ hoa và quốc tế hoá”. Điều này rất quan trọng khi ta đặt tiếng Việt trong bối cảnh thời đại ngày nay: thời đại của thông tin, của trí tuệ; thời đại của hội nhập khu vực, hội nhập toàn cầu, và do đó, tiếng Việt phải có những chuẩn bị, những thay đổi, để có đủ thế và lực giao lưu, tiếp xúc với các ngôn ngữ khác trên thế giới mà không sợ bị tổn thương đến giá trị, bản sắc, đến sự giàu đẹp của nó.

(Phạm Văn Đồng, Trở lại vấn đề: Vì sự trong sáng và phát triển của tiếng Việt,

Tạp chí Ngôn ngữ, số 6, năm 1999)

a) Vì sao phải giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt? Nội dung nhiệm vụ đó là gì?

b) Thế nào là một ngôn ngữ phát triển? Vấn đề phát triển tiếng Việt có ý nghĩa như thế nào trong bối cảnh hội nhập, toàn cầu hoá hiện nay?

Trả lời:

a) Giữ gìn tiếng Việt là để bảo vệ và phát huy cái bản sắc, cái tinh hoa của tiếng Việt, không để cho mất đi một cái gì vô cùng quý báu khiến cho tiếng Việt là tiếng Việt. Nói cách khác, giữ gìn tiếng Việt là bảo vệ sự trong sáng của ngôn ngữ dân tộc, cụ thể là sự chuẩn mực về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp và phong cách.

Giữ gìn tiếng Việt, theo tác giả, gồm bốn nhiệm vụ quan trọng: giữ gìn và phát triển vốn chữ của tiếng ta; nói và viết đúng phép tắc của tiếng ta; giữ gìn bản sắc, phong cách của tiếng ta trong mọi thể văn (văn học, chính trị, khoa học, kĩ thuật,...); đồng thời phải có những đổi mới, phát triển, làm cho tiếng ta ngày thêm giàu trên cơ sở vốn cũ của tiếng ta.

b) Một ngôn ngữ phát triển là ngôn ngữ ngày càng có tính chất “trí tuệ hoá và quốc tế hoá”. Vấn đề phát triển tiếng Việt có ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh hội nhập, toàn cầu hoá hiện nay, vì việc phát triển tiếng Việt sẽ giúp tiếng Việt có đủ thế và lực giao lưu, tiếp xúc với các ngôn ngữ khác trên thế giới mà không sợ bị tổn thương đến giá trị, bản sắc, đến sự giàu đẹp của nó.

Câu 2 trang 15 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: (Bài tập 2, SGK) Từ hiểu biết và kinh nghiệm cá nhân, hãy nêu một số biểu hiện cụ thể của việc sử dụng tiếng Việt thiếu trong sáng, không chuẩn mực.

Trả lời:

– Thiếu trong sáng, không chuẩn mực về ngữ âm: thay đổi âm hoặc vần của từ tiếng Việt. Ví dụ: được hem, được khum thay cho được không.

– Thiếu trong sáng, không chuẩn mực về từ vựng: dùng từ sai về hình thức cấu tạo và ngữ nghĩa; dùng từ nước ngoài thay thế cho tiếng Việt. Ví dụ: Khi ý thức cách mạng, ý thức trách nhiệm đã nhiễm sâu vào đảng viên thì việc gì cũng dễ dàng, thuận lợi;...

– Thiếu trong sáng, không chuẩn mực về ngữ pháp: dùng từ, đặt câu không đúng các quy tắc ngữ pháp của tiếng Việt. Ví dụ: Cô chăm sóc cho anh từng li từng tí nhưng anh cũng vô cùng cảm động trước tình cảm của cô dành cho mình.

– Thiếu trong sáng, không chuẩn mực về phong cách: sử dụng từ ngữ, kiểu câu không phù hợp với hoàn cảnh, đối tượng, nội dung giao tiếp hoặc thể loại văn bản. Ví dụ: Một giấy mời họp có câu như sau: Cuộc họp chắc chắn bắt đầu lúc 14h, cảm phiền ông bà thu xếp công việc tham gia đúng giờ.

Câu 3 trang 15 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Tìm một số câu hoặc đoạn thơ thể hiện sự độc đáo trong cách sử dụng tiếng Việt của các nhà thơ.

Trả lời:

a) Nắng xuống, trời lên sâu chót vót (Huy Cận).

b) Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm (Quang Dũng).

c) Những bối tóc vỡ xối xả trên lưng áo mềm và ướt (Nguyễn Quang Thiều).

Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 12 Bài 8: Thơ hiện đại hay khác:

Xem thêm giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 12 Cánh diều hay, chi tiết khác:


Giải bài tập lớp 12 Cánh diều khác