SBT Văn 12 Cánh diều Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì 2

Với giải sách bài tập Ngữ Văn 12 Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì 2 sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Văn 12.

I. Bài tập ôn tập

Câu 1 trang 37 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Xác định thể loại và kiểu văn bản trong bảng sau cho phù hợp với các văn bản đọc hiểu ở SGK Ngữ văn 12, tập hai.

Tên văn bản đã học

Thể loại và kiểu văn bản

Truyện ngắn

Thơ hiện đại

Tiểu thuyết hiện đại

Văn bản nghị luận

 

Văn bản thông tin tổng hợp

1. Hạnh phúc của một tang gia

 

 

 

 

 

2. Đàn ghi ta của Lor-ca

 

 

 

 

 

3. Cảnh rừng Việt Bắc

 

 

 

 

 

4. Thời gian

 

 

 

 

 

5. Cách mạng công nghiệp 4.0 và vai trò của trí thức khoa học công nghệ

 

 

 

 

 

6. Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh – Cuộc đời và sự nghiệp

 

 

 

 

 

7. Ánh sáng cứu rỗi

 

 

 

 

 

8. “Vi hành”

 

 

 

 

 

9. Bài thơ của một người yêu nước mình

 

 

 

 

 

10. Phụ nữ và việc bảo vệ môi trường

 

 

 

 

 

11. Tuyên ngôn Độc lập

 

 

 

 

 

12. Tin học có phải là khoa học?

 

 

 

 

 

13. Đêm trăng và cây sồi

 

 

 

 

 

14. Tháng Tư

 

 

 

 

 

15. Nhật kí trong tù

 

 

 

 

 

16. Con người không thể bị đánh bại

 

 

 

 

 

17. Xô-phi-a Cô-va-lép-xcai-a – người phụ nữ phi thường

 

 

 

 

 

Trả lời:

Tên văn bản đã học

Thể loại và kiểu văn bản

Truyện ngắn

Thơ hiện đại

Tiểu thuyết hiện đại

Văn bản nghị luận

 

Văn bản thông tin tổng hợp

1. Hạnh phúc của một tang gia

 

 

x

 

 

2. Đàn ghi ta của Lor-ca

 

x

 

 

 

3. Cảnh rừng Việt Bắc

 

x

 

 

 

4. Thời gian

 

x

 

 

 

5. Cách mạng công nghiệp 4.0 và vai trò của trí thức khoa học công nghệ

 

 

 

 

x

6. Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh – Cuộc đời và sự nghiệp

 

 

 

 

x

7. Ánh sáng cứu rỗi

 

 

x

 

 

8. “Vi hành”

x

 

 

 

 

9. Bài thơ của một người yêu nước mình

 

x

 

 

 

10. Phụ nữ và việc bảo vệ môi trường

 

 

 

 

x

11. Tuyên ngôn Độc lập

 

 

 

x

 

12. Tin học có phải là khoa học?

 

 

 

 

x

13. Đêm trăng và cây sồi

 

 

x

 

 

14. Tháng Tư

 

x

 

 

 

15. Nhật kí trong tù

 

x

 

 

 

16. Con người không thể bị đánh bại

 

 

x

 

 

17. Xô-phi-a Cô-va-lép-xcai-a – người phụ nữ phi thường

 

 

 

 

x

Câu 2 trang 38 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Ghi tên văn bản đọc hiểu ở SGK Ngữ văn 12, tập hai đã nêu trong bài tập 1 sao cho phù hợp với thể loại và kiểu văn bản ở cột trái trong bảng sau:

Tên tiểu loại / kiểu văn bản

Tên văn bản (ghi theo số thứ tự ở bài tập 1)

Truyện ngắn

 

Thơ hiện đại

 

Tiểu thuyết hiện đại

 

Văn bản nghị luận

 

Văn bản thông tin tổng hợp

 

Trả lời:

Tên tiểu loại / kiểu văn bản

Tên văn bản (ghi theo số thứ tự ở bài tập 1)

Truyện ngắn

8. Vi hành

Thơ hiện đại

2. Đàn ghita của Lorca

3. Cảnh rừng Việt Bắc

4. Thời gian

9. Bài thơ của một người yêu nước mình

14. Tháng Tư

15. Nhật kí trong tù

Tiểu thuyết hiện đại

1. Hạnh phúc của một tang gia

7. Ánh sáng cứu rỗi

13. Đêm trăng và cây sồi

16. Con người không thể bị đánh bại

Văn bản nghị luận

11. Tuyên ngôn độc lập

Văn bản thông tin tổng hợp

5. Cách mạng công nghệ 4.0 và vai trò của trí thức khoa học – công nghệ

6. Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh – cuộc đời và sự nghiệp

10. Phụ nữ và bảo vệ môi trường

12. Tin học có phải là khoa học

17. Xô-phi-a Cô-va-lép-xcai-a – người phụ nữ phi thường,

Câu 3 trang 38 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: (Câu 2, SGK) Cấu trúc và các nội dung chính của Bài 6 khác gì với các bài khác trong sách Ngữ văn 12, tập hai?

Trả lời:

Bài 6: Thơ văn Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh - Cuộc đời và sự nghiệp, có thể nêu lên một số điểm sự khác biệt như:

- Nội dung tập trung tìm hiểu về tác giả: Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh.

- Có nhiều thể loại trong một bài học (thơ, truyện, văn chính luận).

- Có bài khái quát về tác giả.

Câu 4 trang 38 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: (Câu 3, SGK) Chỉ ra và làm sáng tỏ một số đặc điểm của tiểu thuyết hiện đại, phong cách hiện thực và phong cách hiện đại qua các đoạn trích tiểu thuyết trong Bài 7.

Trả lời:

– Bài 7, sách Ngữ văn 12 học các văn bản trích từ tiểu thuyết hiện đại là Hạnh phúc của một tang gia (trích Số đỏ, Vũ Trọng Phụng), Ánh sáng cứu rỗi (trích Nỗi buồn chiến tranh, Bảo Ninh); Đêm trăng và cây sồi (trích Chiến tranh và hoà bình, Lép Tôn-xtôi), Con người không thể bị đánh bại (trích Ông già và biển cả, Hê-minh-uê).

- Để chỉ ra và làm sáng tỏ một số đặc điểm của tiểu thuyết hiện đại, phong cách hiện thực và phong cách hiện đại, HS cần xem lại phần Kiến thức ngữ văn (SGK, trang 34 – 35).

HS dựa vào khái niệm và đặc điểm nêu trong SGK để làm bài tập này. Cần hiểu đúng khái niệm tiểu thuyết hiện đại như SGK đã nêu:

+ Là tiểu thuyết được sáng tác bởi các nhà văn không chấp nhận các khuôn mẫu của tiểu thuyết truyền thống, muốn cách tân, thể nghiệm những hình thức, kĩ thuật mới.

+ Ở Việt Nam, tiểu thuyết hiện đại là tiểu thuyết được sáng tác bằng chữ Quốc ngữ, xuất hiện từ khoảng cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX. Đây là những tiểu thuyết có nội dung và hình thức khác hẳn với tiểu thuyết chương hối viết bằng chữ Hán và truyện thơ viết bằng chữ Nôm.

Cũng như thế, cần hiểu đúng khái niệm phong cách hiện thực.

+ Lấy việc miêu tả, tái hiện đời sống chính xác như nó vốn thế làm nguyên tắc thẩm mĩ cơ bản.

+ Các nhà văn có phong cách hiện thực thường đưa vào tác phẩm những chí tiết, sự việc thường ngày; khám phá diễn biến tâm lí khách quan của nhân vật trong mối liên hệ chặt chẽ với hoàn cảnh xã hội.

Về phong cách hiện đại cần chú ý nội dung: Các nhà văn có phong cách hiện đại thích thử nghiệm các kĩ thuật văn học mới lạ như dùng nhiều điểm nhìn trần thuật, thay đổi linh hoạt về giọng điệu, xoá nhoà ranh giới thế loại, kết cấu phí tuyến tính, dòng tâm tư,... nhằm phản ánh cuộc sống hiện tại và cách tân, đổi mới văn học.

Câu 5 trang 38 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: (Câu 4, SGK) Các văn bản thơ trong Bài 8 có đặc điểm nào chung về hình thức? Nêu một số lưu ý về cách đọc các văn bản ấy.

Trả lời:

– Bài 8, sách Ngữ văn 12 tập trung học về thơ (Đàn ghi ta của Lor-ca (Thanh Thảo) Bài thơ của một người yêu nước mình (Trần Vàng Sao), Thời gian (Văn Cao), Tháng Tư (Nguyễn Linh Khiếu).

– Với câu hỏi này cần làm rõ hai yêu cầu:

+ Đặc điểm chung về hình thức của các bài thơ. Đặc điểm hình thức của bài thơ thể hiện ở thể loại, số dòng, số chữ và cách sắp xếp (bố cục), trình bày văn bản. Có thể thấy hình thức các bài thơ học trong Bài 8 đều là thơ tự do.

+ Một số lưu ý về cách đọc. HS xem lại đặc điểm của thơ trữ tỉnh hiện đại Việt Nam trong phần Kiến thức ngữ văn của Bài 8 để rút ra các lưu ý về cách đọc.

Câu 6 trang 38 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Nêu nội dung lớn của các văn bản thông tin trong Bài 9, sách Ngữ văn 12 và chỉ ra ý nghĩa của những nội dung ấy.

Trả lời:

Các văn bản thông tin trong Bài 9 tập trung vào các nội dung lớn sau đây:

- Về vai trò của công nghệ thông tin với các văn bản: Cách mạng công nghiệp 4.0 và vai trò của trí thức khoa học – công nghệ (Nguyễn Thế Nghĩa) và Tin học có phải là khoa học? (Phan Đình Diệu).

- Về bình đẳng giới thông qua các văn bản: Phụ nữ và việc bảo vệ môi trường (Bài phỏng vấn của Giu-đi Bị-đô với bà Van-đa-na Xi-va) và Xô-phi-a Cô-va-lép-xcai-a – người phụ nữ phi thường (Theo Diệu Thuần).

Có thể thấy các văn bản thông tin trong Bài 9 đều đề cập đến những vấn đề nóng, có ý nghĩa thời sự không phải chỉ riêng ai, riêng dân tộc nào mà có tính toàn cầu. Đó là tầm quan trọng và sự tác động to lớn của khoa học công nghệ, nhất là công nghệ thông tin và cuộc cách mạng 4.0 đang làm thay đổi cuộc sống từng giờ, từng phút,... Là vấn đề bình đẳng giới, đề cao vai trò của phụ nữ và môi trường,...

Câu 7 trang 38 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: (Câu 6, SGK) Yêu cầu về hình thức viết của các bài 6, 7, 8 và 9 trong sách Ngữ văn 12, tập hai có gì giống và khác nhau?

Trả lời:

+ Bài 6: Viết bài nghị luận về một vấn đề liên quan đến tuổi trẻ.

+ Bài 7: Viết thư trao đổi công việc hoặc một vấn đề đáng quan tâm.

+ Bài 8: Viết bài nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm thơ.

+ Bài 9: Viết bài phát biểu trong lễ phát động một phong trào hoặc một hoạt động xã hội.

- Nhận xét: Cả bốn bài giống nhau ở chỗ đều là viết nghị luận, gồm cả nghị luận xã hội

(Bài 6, 7, 9) và nghị luận văn học (Bài 8); nhưng khác nhau trước hết về nội dung (đề tài); sau đó là khác nhau về hình thức viết, ngoài hình thức viết bài nghị luận thông thường (Bài 6 và Bài 8), đề còn yêu cầu hình thức viết thư (Bài 7) hoặc bài phát biểu (Bài 9). Tuy hình thức viết khác nhau (viết thư, bài phát biểu) nhưng thực chất là thuyết phục người đọc về một vấn đề xã hội.

Câu 8 trang 38 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: (Câu 8, SGK) Phân tích tác dụng của một trong các yếu tố: ngữ âm, từ vựng, các biện pháp tu từ, các kiểu câu,... trong một văn bản văn học tự chọn.

Trả lời:

* Trong bài “Tuyên ngôn Độc lập” của Nguyễn Ái Quốc:

- Từ ngữ: sử dụng các động từ mạnh như "thẳng tay chém giết", "tắm trong bể máu", "bóc lột nhân dân đến tận xương tủy". Bằng cách sử dụng các hình ảnh này, Người đã bộc lộ rõ tính dã man, tàn bạo của bọn thực dân.

- Biện pháp tu từ: điệp từ, so sánh và liệt kê làm nổi bật sự tàn ác của Pháp đối với dân tộc ta, tăng giá trị biểu đạt cho tác phẩm :

+ Biện pháp tu từ so sánh: “nhà tù nhiều hơn trường học”

+ Biện pháp điệp từ “chúng”

+ Biện pháp liệt kê: Liệt kê những hành động tàn bạo của quân xâm lược đối với nhân dân ta “chúng lập ra….Chúng thẳng tay….Chúng tắm các cuộc…”

- Cấu trúc câu: Cách sử dụng câu văn ngắn gọn, rõ ràng giúp truyền đạt thông tin một cách nhanh chóng, dễ hiểu, tạo nên giọng điệu của sự kêu gọi mạnh mẽ.

- Câu khẳng định: Lời tuyên bố với cả thế giới về nền độc lập của dân tộc ta: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập…”

Câu 9 trang 39 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Nội dung Bài 10 trong sách Ngữ văn 12 có những nội dung lớn nào? Nêu ý nghĩa của các nội dung trong bài đó.

Trả lời:

Bài 10 tập trung tổng kết với ba nội dung lớn:

– Tổng kết về văn học Việt Nam.

– Tổng kết về tiếng Việt.

– Tổng kết về phương pháp đọc, viết, nói và nghe.

Việc tổng kết nhằm giúp người học hệ thống hoá lại những vấn đề lớn đã học trong ba năm THPT về văn học, tiếng Việt và cách đọc, viết, nói, nghe. Chương trình Giáo dục phổ thông năm 2018 ở các lớp được tổ chức dạy và học theo thể loại và kiểu văn bản, không theo lịch sử văn học; phần tiếng Việt cũng gắn với nội dụng đọc hiểu. Vì thế, cuối cấp THPT cần có phần tổng kết này. Phần tổng kết văn học Việt Nam giúp HS nhận diện được bức tranh chung của văn học nước nhà (các bộ phận lớn, các giai đoạn và thời kì, các tác giả và tác phẩm,...). Phần tổng kết tiếng Việt giúp HS có cái nhìn tổng quát về các đơn vị tiếng Việt và tác dụng của chúng trong đọc hiểu, viết và nói – nghe. Phần tổng kết phương pháp hệ thống hoá khái quát về cách thức và những điểm cần chú ý về đọc hiểu, viết và nói – nghe.

II. Bài tập tự đánh giá cuối học kì II

Câu 1 trang 39 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: (Câu 2, SGK) Người viết chú ý phân tích làm sáng tỏ những yếu tố nào của bài thơ trong đoạn trích trên?

Trả lời:

- Người viết chú ý phân tích làm sáng tỏ những yếu tố:

+ Nhan đề - “tên gọi ấy của bài thơ đã gợi lên âm hưởng quân hành”

+ Thể thơ

+ Hình ảnh thơ: thiên nhiên nơi đoàn quân Tây tiến từng hoạt động và hình ảnh con đường

+ Các địa danh đặc biệt, xuất hiện trong bài thơ

Câu 2 trang 39 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: (Câu 3, SGK) Em hiểu “độc hành” là gì? Vì sao tác giả cho rằng “Bởi thế, có lẽ nên gọi Tây Tiến là một khúc độc hành.”?

Trả lời:

- Độc hành có nghĩa là con đường duy nhất, cũng có thể hiểu là một mình trên con đường.

- Tác giả cho rằng “Bởi thế, có lẽ nên gọi Tây Tiến là một khúc độc hành." bởi lẽ cả đoàn quân Tây Tiến đã đi xa, giờ chỉ còn một mình nhà thơ ngược lại con đường – trong dòng kí ức, cũng giống như con sông Mã đã đồng hành cùng người lính Tây Tiến trên mọi nẻo đường nhưng khi người lính trở về với đất mẹ, sông Mã chỉ còn lại một mình đơn độc, gầm lên khúc độc hành tiếc thương cho sự hi sinh của những người lính.

Câu 3 trang 39 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: (Câu 4, SGK) Việc so sánh bài Tây Tiến với Tiến quân ca và một số tác phẩm khác trong đoạn trích trên có tác dụng gì?

Trả lời:

- Việc so sánh nhằm thể hiện mối liên hệ và sự độc đáo, sáng tạo của bài thơ Tây Tiến

+ Liên hệ về thể loại: Đều viết bằng thể thất ngôn, trong truyền thống, từng tạo ra những bài thơ buồn bã nhất như Thăng Long thành hoài cổ (Bà Huyện Thanh Quan),....cũng giống như âm hưởng trầm buồn, tiếc thương trong bài thơ Tây Tiến.

+ Liên hệ về hình ảnh thơ: So sánh với bài Tiến quân ca và mọi khúc quân hành để thấy sự giống nhau về hình tượng con đường

+ Khác biệt trong hình ảnh thơ: Khác với con đường trong Xếp bút nghiên (Lưu Hữu Phước) hoặc Tiến quân ca. Con đường Tây Tiến được kết bằng những địa danh Việt và Lào đọc lên trầm bổng như ca hát, xa lạ và hoang dại.

Câu 4 trang 39 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: (Phần II. Viết, SGK)

a) Viết mở đoạn cho câu 1: Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu lên suy nghĩ của cá nhân em về vấn đề: Tuổi trẻ và những khó khăn, thách thức.

b) Lập dàn ý cho câu 2: “Sự sáng tạo ngôn từ, hình ảnh, cấu tứ, biện pháp nghệ thuật được xem là những biểu hiện rõ rệt nhất về tính hiện đại của thơ.”. Em có suy nghĩ gì về ý kiến trên?

Trả lời:

a) Tuổi trẻ vốn là những năm tháng đẹp nhất của đời người và cũng là khoảng thời gian con người ta phải đối mặt với nhiều khó khăn, thử thách. Đầu tiên là thách thức trước vật chất và lòng người. Trong một xã hội tôn thờ chủ nghĩa vật chất đã và đang làm lu mờ đi những giá trị đạo đức của con người. Thứ nữa, đó là cám dỗ của chủ nghĩa hưởng thụ. Ở giới trẻ đang ngày một phổ biến lối sống hưởng thụ, thư giãn, tạo tiền đề đưa giới trẻ vào con đường tội lỗi, nhúng sâu vào vũng lầy của cám dỗ. Ngoài ra, một số bạn trẻ không bắt nhịp được cuộc sống dẫn đến tình trạng chán nản, cảm thấy bản thân bị xã hội loại bỏ và rơi vào thế bế tắc, cuối cùng mắc những căn bệnh tâm lý. Trước những khó khăn và thách thức của thời đại, thế hệ trẻ cần phải sống có mục đích và động cơ đúng đắn, phải trang bị cho mình năng lực hội nhập, các kiến thức, kỹ năng để khi bước vào đời có thể vững vàng hơn trước những cám dỗ và thách thức đó. Dẫu là vậy, chính những khó khăn và thách thức ấy, đã giúp cho tuổi trẻ trở nên kiên trì, quyết tâm, tạo nên sức mạnh để đối mặt với thử thách một cách kiên định và không bao giờ từ bỏ.

b) Dàn ý

1. Mở đầu

- Giới thiệu vấn đề: Trình bày ý kiến “Sự sáng tạo ngôn từ, hình ảnh, cấu tứ, biện pháp nghệ thuật được xem là những biểu hiện rõ rệt nhất về tính hiện đại của thơ.”

- Nêu luận điểm chính: Khẳng định sự đồng tình với ý kiến trên và giới thiệu các luận điểm sẽ trình bày.

2. Thân bài

- Luận điểm 1: Sáng tạo ngôn từ

+ Giải thích: Ngôn từ trong thơ hiện đại thường được sử dụng một cách sáng tạo, phá vỡ các quy tắc ngữ pháp truyền thống để tạo ra những hiệu ứng mới lạ.

+ Ví dụ: Các bài thơ của Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử với cách sử dụng từ ngữ độc đáo, mới mẻ.

- Luận điểm 2: Sáng tạo hình ảnh

+ Giải thích: Hình ảnh trong thơ hiện đại thường mang tính biểu tượng, đa nghĩa, gợi mở nhiều tầng ý nghĩa khác nhau.

+ Ví dụ: Hình ảnh trong thơ của Bùi Giáng, Nguyễn Duy với những liên tưởng phong phú và sâu sắc.

- Luận điểm 3: Sáng tạo cấu tứ

+ Giải thích: Cấu tứ trong thơ hiện đại thường không theo một khuôn mẫu cố định, mà linh hoạt, tự do, phản ánh tư duy sáng tạo của nhà thơ.

+ Ví dụ: Cấu tứ trong các bài thơ của Tố Hữu, Chế Lan Viên với những cách sắp xếp ý tưởng độc đáo.

- Luận điểm 4: Sáng tạo biện pháp nghệ thuật

+ Giải thích: Thơ hiện đại sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật mới lạ như ẩn dụ, hoán dụ, đối lập, tương phản để tạo nên sự phong phú và đa dạng trong biểu đạt.

+ Ví dụ: Các biện pháp nghệ thuật trong thơ của Trần Dần, Lê Đạt với những cách thể hiện táo bạo và sáng tạo.

3. Kết bài

- Khẳng định lại ý kiến: Nhấn mạnh rằng sự sáng tạo ngôn từ, hình ảnh, cấu tứ, biện pháp nghệ thuật là những yếu tố quan trọng nhất thể hiện tính hiện đại của thơ.

- Suy nghĩ cá nhân: Bày tỏ sự đồng tình và cho rằng sự sáng tạo này không chỉ làm phong phú thêm nền thơ ca mà còn phản ánh sự phát triển của tư duy nghệ thuật trong thời đại mới.

Xem thêm giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 12 Cánh diều hay, chi tiết khác:


Giải bài tập lớp 12 Cánh diều khác