NO2 + O2 + H2O → HNO3 | NO2 ra HNO3
Phản ứng NO2 + O2 + H2O hay NO2 ra HNO3 thuộc loại phản ứng oxi hóa khử, phản ứng hóa hợp đã được cân bằng chính xác và chi tiết nhất. Bên cạnh đó là một số bài tập có liên quan về NO2 có lời giải, mời các bạn đón xem:
1. Phương trình phản ứng NO2 ra HNO3
4NO2 + O2 + 2H2O → 4HNO3
2. Điều kiện để NO2 ra HNO3
Phản ứng diễn ra ngay điều kiện thường.
3. Cách cân bằng phản ứng
Phản ứng được cân bằng: 4NO2 + O2 + 2H2O → 4HNO3
4. Mở rộng kiến thức về NO2 (nitơ đioxit)
4.1 Khí NO2 là gì?
Công thức hóa học: NO2.
Khí NO2 hay có tên gọi khác là nitrite, khí nitơ đioxit hay đioxit nitơ. Nó là một trong các loại oxit của nitơ.
Khí NO2 có màu nâu đỏ, có mùi gắt rất đặc trưng. Vì thế khí NO2 có mùi dễ nhận biết hơn so với các khí độc khác và dễ dàng phát hiện ra nếu có rò rỉ.
4.2. Tính chất hóa học của NO2
NO2 tham gia vào phản ứng oxi hóa khử:
3NO2 + H2O → 2HNO3 + NO
(Trong phản ứng này ta thấy NO2 vừa là chất oxi hóa vừa là chất khử).
NO2 tham gia vào phản ứng quang hóa trong điều chế NO:
NO2 + hv (λ < 430 nm) → NO + [O]
5. Mở rộng kiến thức về HNO3
5.1. HNO3 có tính axit
HNO3 là một trong các axit mạnh nhất, trong dung dịch loãng phân li hoàn toàn thành ion H+ và NO3-.
HNO3 mang đầy đủ các tính chất của 1 axit như: làm quỳ tím hóa đỏ, tác dụng bazơ, basic oxide và muối của axit yếu hơn tạo thành muối nitrate. Ví dụ:
MgO + 2HNO3 → Mg(NO3)2 + H2O
Ca(OH)2 + 2HNO3 → Ca(NO3)2 + 2H2O
BaCO3 + 2HNO3 → Ba(NO3)2 + CO2 + H2O
5.2. HNO3 có tính oxi hóa mạnh:
Nitric acid là một trong những axit có tính oxi hóa mạnh. Tùy thuộc vào nồng độ của axit và độ mạnh yếu của chất khử, mà HNO3 có thể bị khử đến các sản phẩm khác nhau của nitơ.
a. Tác dụng với kim loại:
+ HNO3 phản ứng với hầu hết các kim loại trừ Au và Pt tạo thành muối nitrate, H2O và sản phẩm khử của N+5 (NO2, NO, N2O, N2 và NH4NO3).
+ Thông thường: HNO3 loãng → NO, HNO3 đặc → NO2 .
+ Với các kim loại có tính khử mạnh: Mg, Al, Zn,… HNO3 loãng có thể bị khử đến N2O, N2, NH4NO3.
Cu + 4HNO3 đặc → Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O
Fe + 4HNO3 loãng → Fe(NO3)3 + NO + 2H2O
4Zn + 10HNO3 loãng → 4Zn(NO3)2 + NH4NO3 + 3H2O
* Chú ý: Fe, Al, Cr bị thụ động trong dd HNO3 đặc, nguội do tạo màng oxit bền, bảo vệ kim loại khỏi tác dụng của axit, do đó có thể dùng bình Al hoặc Fe để đựng HNO3 đặc, nguội.
b. Tác dụng với phi kim:
HNO3 có thể oxi hoá được nhiều phi kim, như:
S + 6HNO3 H2SO4 + 6NO2 + 2H2O
C + 4HNO3 CO2 + 4NO2 + 2H2O
5HNO3 + P H3PO4 + 5NO2 + H2O
c. Tác dụng với hợp chất:
HNO3 đặc còn oxi hóa được hợp chất vô cơ và hữu cơ. Vải, giấy, mùn cưa, dầu thông,… bị phá hủy hoặc bốc cháy khi tiếp xúc với HNO3 đặc.
4HNO3 + FeO → Fe(NO3)3 + NO2 + 2H2O
4HNO3 + FeCO3 → Fe(NO3)3 + NO2 + 2H2O + CO2
Fe3O4 + 10HNO3 → 3Fe(NO3)3 + NO2 + 5H2O
6. Bài tập vận dụng liên quan
Câu 1. Quá trình nào dưới đây không làm giảm lượng oxi trong không khí?
A. Sự gỉ của các vật dụng bằng sắt ngoài không khí
B. Sự quang hợp của cây xanh trong tự nhiên
C. Sự cháy của than, củi, bếp ga
D. Sự hô hấp của động vật con người
Hướng dẫn giải
Đáp án B
Quá trình không làm giảm lượng oxi trong không khí là: Sự quang hợp của cây xanh.
Vì sự quang hợp của cây xanh là quá trình sản sinh ra khí oxi
Câu 2. Trong công nghiệp bằng cách nào sau đây để sản xuất khí nitơ?
A. Chưng cất phân đoạn không khí lỏng
B. Nhiệt phân NH4NO3
C. Dùng phương pháp dời nước
D. Nhiệt phân muối ammonium chloride NH4Cl
Hướng dẫn giải
Đáp án A
Điều chế nito trong công nghiệp (cũng giống oxi) là chưng cất phân đoạn không khí lỏng, hạ nhiệt độ rất thấp để hóa lỏng không khí, loại tạp chất rồi tăng dần để thu N2 và O2
Câu 3. Nhỏ từ từ dung dịch NH3 cho đến dư vào ống nghiệm đựng sẵn dung dịch Al2(SO4)3. Hiện tượng quan sát được trong quá trình phản ứng là:
A. Có kết tủa keo trắng xuất hiện, sau đó kết tủa lại tan dần
B. Có kết tủa keo màu trắng xuất hiện
C. Có kết tủa màu xanh lục xuất hiện, sau đó kết tủa lại tan dần
D. Có kết tủa màu xanh lục xuất hiện
Hướng dẫn giải
Đáp án B
Nhỏ từ từ dung dịch NH3 cho đến dư vào ống nghiệm đựng sẵn dung dịch Al2(SO4)3 thấy xuất hiện
6NH3 + Al2(SO4)3 + 6H2O → 2Al(OH)3 + 3(NH4)2SO4
Xuất hiện kết tủa trắng
Câu 4. Oxit phi kim nào dưới đây không phải là acidic oxide?
A. CO2
B. N2O5
C. P2O5
D. NO
Hướng dẫn giải
Đáp án D
Câu 5. Dãy kim loại nào dưới đây không phản ứng với HNO3 đặc nguội
A. Al, Zn, Fe
B. Al, Cr, Fe
C. Cu, Ag, Cr
D. Cu, Cr, Fe
Hướng dẫn giải
Đáp án B
Dãy kim loại nào dưới đây không phản ứng với HNO3 đặc nguội
Loại A. vì Zn phản ứng với HNO3 đặc nguội
Đúng B vì Al, Cr, Fe không phản ứng với HNO3 đặc nguội
Loại C vì Cu, Ag phản ứng với HNO3 đặc nguội
Loại D vì Cu phản ứng với HNO3 đặc nguội
Câu 6. Sau cơn mưa người ta thường cảm thấy không khí trong lành hơn vì:
A. Mưa kéo theo những hạt bụi làm giảm lượng bụi trong không khí.
B. Trong khi mưa có sấm sét là điều kiện để tạo ra lượng nhỏ ozon có tác dụng diệt khuẩn.
C. Sau cơn mưa cây cối quang hợp mạnh hơn.
D. Cả A, B.
Hướng dẫn giải
Đáp án D
Sau cơn mưa người ta thường cảm thấy không khí trong lành hơn vì:
A. Mưa kéo theo những hạt bụi làm giảm lượng bụi trong không khí.
B. Trong khi mưa có sấm sét là điều kiện để tạo ra lượng nhỏ ozon có tác dụng diệt khuẩn.
Câu 7. Nhận định đúng về phản ứng điều chế HNO3 trong phòng thí nghiệm bằng phản ứng
NaNO3 + H2SO4 → HNO3+ NaHSO4.
A. có thể dùng axit sunfuric loãng.
B. có thể thay thế natri nitrate bằng kali nitrate.
C. Nitric acid thu được ở dạng lỏng không cần làm lạnh.
D. đây là phản ứng oxi hóa khử.
Hướng dẫn giải
Đáp án B
A sai vì không thể dùng axit sunfuric loãng.
B đúng vì có thể thay thế natri nitrate bằng kali nitrate.
C sai vì nitric acid dễ bay hơi nên thu được hơi HNO3.
D sai vì đây là phản ứng trao đổi vì không làm thay đổi số oxi hóa.
Câu 8. Chỉ dùng H2O và điều kiện đun nóng có thể tách hổn hợp nào sau đây?
A. NH4Cl, K2CO3, KCl
B. NH4NO3, CaCO3, Na2SO4
C. NH4Cl, CaSO4, MgSO4
D. Tất cả đều thực hiện được
Hướng dẫn giải
Đáp án C
Chỉ dùng H2O và điều kiện đun nóng có thể tách hổn hợp: NH4Cl, CaSO4, MgSO4
Ta có NH4Cl, MgSO4 tan => Nhận ra CaSO4
Nung dung dịch chứa hai chất kia, NH4Cl phân hủy ra NH3, HCl nên thu được MgSO4.
Còn NH3, HCl, cho tái tại amoni là được NH4Cl.
Câu 9. Cho kim loại Cu tác dụng với HNO3 đặc hiện tượng quan sát được là :
A. Khí màu nâu bay lên, dung dịch chuyển màu xanh
B. Khí không màu bay lên, dung dịch chuyển màu xanh
C. Khí không màu bay lên, dung dịch có màu nâu
D. Khí thoát ra không màu hoá nâu trong không khí, dung dịch chuyển sang màu xanh
Hướng dẫn giải
Đáp án A
Cho kim loại Cu tác dụng với HNO3 đặc hiện tượng quan sát được là: Khí màu nâu bay lên, dung dịch chuyển màu xanh
Phương trình phản ứng
Cu + 4HNO3 → Cu(NO3)2 + 2NO2↑ + 2H2O
Câu 10. Cho từ từ dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch AlCl3. Hiện tượng quan sát được:
A. có kết tủa keo trắng tan dần đến hết.
B. có kết tủa keo trắng rồi tan, sau đó lại có kết tủa.
C. có kết tủa keo trắng, không thấy kết tủa tan.
D. dung dịch trong suốt.
Hướng dẫn giải
Đáp án C
Dẫn NH3vào dung dịch AlCl3 có phản ứng hóa học sau:
AlCl3 + 3NH3 + 3H2O → Al(OH)3+ 3NH4Cl
Vì NH3 là bazo yếu nên không thể hòa tan được hidroxit Al(OH)3
=> Hiện tượng: Có kết tủa keo trắng không tan
Câu 11. Dãy các chất nào sau đây tác dụng với HNO3đặc nóng đều xảy ra phản ứng oxi hóa khử là
A. Fe, FeO, Fe(OH)2, Fe(OH)3
B. Fe, FeO, Fe(NO3)2, FeCO3
C. Fe, FeSO4, Fe2(SO4)3, FeCO3
D. Fe, FeO, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3
Hướng dẫn giải
Đáp án B
Phản ứng oxi hóa khử xảy ra khi Fe trong hợp chất chưa đạt số oxi hóa tối đa
Mà trong Fe(OH)3, Fe2(SO4)3, Fe(NO3)3sắt có số oxi hóa +3 => A, C, D sai
Phương trình phản ứng minh họa cho đáp án đúng
Fe + 6HNO3 → Fe(NO3)3 + 3NO2 ↑ + 3H2O
FeO + 4HNO3 → Fe(NO3)3 + NO2 + 2H2O
Fe(NO3)2 + 2HNO3 → Fe(NO3)3 + NO2 + H2O
FeCO3 + 4HNO3 → Fe(NO3)3 + CO2 + NO2 + 2 H2O
Câu 12. Hãy cho biết dãy hóa chất nào sau đây khi phản ứng với HNO3 đặc nóng đều thu được khí NO2 bay ra?
A. Fe2O3, CuS, NaNO2, NaI.
B. Fe3O4, Na2SO3, As2S3, Cu.
C. Fe, BaCO3, Al(OH)3, ZnS
D. CaSO3, Fe(OH)2, Cu, ZnO.
Hướng dẫn giải
Đáp án B
Câu 13. Đem nung hỗn hợp A gồm: x mol Fe và 0,15 mol Cu, trong không khí một thời gian, thu được 63,2 gam hỗn hợp B, gồm hai kim loại trên và hỗn hợp các oxit của chúng. Đem hòa tan hết lượng hỗn hợp B trên bằng dung dịch HNO3 đậm đặc, thì thu được 0,6 mol NO2. Trị số của x là:
A. 0,7 mol
B. 0,6 mol
C. 0,5 mol
D. 0,4 mol
Hướng dẫn giải
Đáp án A
nO = y mol; nFe = x mol
56x + 0,15.64 + 16y = 63,2 (1);
3x + 0,15.2 = 2y + 0,6 (2)
Từ 1, 2 => x = 0,7 và y = 0,9
Câu 14. Đốt cháy 11,2 gam bột Fe trong bình đựng O2 thu được 14,72 gam hỗn hợp X gồm Fe2O3, Fe3O4 và Fe. Hòa tan hoàn toàn lượng hỗn hợp X bằng dung dịch HNO3 thu được V lít hỗn hợp khí Y gồm NO và NO2. Tỉ khối của B so với H2 bằng 19. Thể tích V ở đktc là:
A. 1792 ml
B. 672 ml.
C. 448 ml.
D. 896 ml.
Hướng dẫn giải
Đáp án A
MX = 19.2 = 38
=> = = x
mFe + mO = moxit
=> mO = moxit - mFe = 14,72 - 11,2 = 3,52 gam
=> nO= 0,22 mol
0,2 → 0,6
0,22 → 0,44
3x x
x x
Bảo toàn e: 0,6 = 0,44 + 3x + x =0,44 + 4x => x= 0,04
=> nkhí = 2x = 0,08 mol
=> Vkhí = 0,08.22,4 = 1,792 lít = 1792 ml
Câu 15. Cho 30 gam hỗn hợp X gồm: Fe; FeO; Fe2O3 và Fe3O4 phản ứng hết với dung dịch HNO3 loãng dư được 5,6 lít khí NO (đktc, sp khử duy nhất) và dung dịch Y. Số mol của HNO3 đã phản ứng là:
A. 1 mol
B. 1,45 mol
C. 1,6 mol
D. 1,35 mol
Hướng dẫn giải
Đáp án C
Quy đổi 30 gam hỗn hợp X thành Fe, và O. Gọi x, y lần lượt là số mol của Fe và O =>56x + 16y = 30 (1);
3x – 2y = 0,25.3 (2);
Từ 1, 2 => x = 0,45 và y = 0,3; nHNO3 = 4.nNO + 2nO = 4.0,25 + 2.0,3 = 1,6 mol
Câu 16. Cho 150 ml dung dịch KOH 1M tác dụng với 200 ml dung dịch H3PO4 0,5M. Sau phản ứng, trong dung dịch chứa các muối
A. KH2PO4 và K2HPO4.
B. KH2PO4 và K3PO4.
C. K2HPO4 và K3PO4.
D. KH2PO4, K2HPO4và K3PO4
Hướng dẫn giải
Đáp án A
Ta có:
nKOH= 0,15 (mol); nH3PO4 = 0,1 (mol)
Ta thấy: 1 < = = 1,5 < 2 → Tạo muối KH2PO4 và K2HPO4
KOH + H3PO4→ KH2PO4 + H2O
2KOH + H3PO4 → K2HPO4 + 2H2O
Câu 17. Hòa tan hết m gam FeS bằng một lượng tối thiểu dung dịch HNO3 (dung dịch X), thu được dung dịch Y và khí NO. Dung dịch Y hòa tan tối đa 1,92 gam Cu. Biết trong các quá trình trên, sản phẩm khử duy nhất của N+5 đều là NO. Số mol HNO3 trong X là
A. 0,48.
B. 0,12.
C. 0,36.
D. 0,24.
Hướng dẫn giải
Đáp án D
nCu = 0,03 mol
Ta có: 2Fe3+ + Cu → 2Fe2+ + Cu2+
=> =0,6 mol => nFeS = 0,6 mol
FeS → Fe3+ + S+6 + 9e
N+5 + 3e → N+2
=> Bảo toàn e: nNO =3. = 0,18 mol
Dung dịch Y chứa Fe2(SO4)3 và Fe(NO3)3
Bảo toàn nguyên tố S: = .nFeS = 0,02 mol
Bảo toàn nguyên tố Fe và S :
nFeS = 2.
=> = 0,06 − 2.0,02 = 0,02 => nNO − 3 muối = 0,06 mol
Bảo toàn nguyên tố N:
= nNO + muối= 0,36 + 0,12 = 0,24 mol
Xem thêm các phương trình hóa học hay khác:
- N2 + 3H2 ⇄ 2NH3
- N2 + O2 2NO
- 2NO + O2 → 2NO2
- NH3 + HNO3 → NH4NO3
- 8NH3 + 3Cl2 → N2 + 6NH4Cl
- 4NH3 + 5O2 → 4NO + 6H2O
- NH3 (k) + HCl (k) → NH4Cl (r)
- NH3 + H2O ⇄ NH4OH
- 3NH3 + AlCl3 + 3H2O → Al(OH)3↓ + 3NH4Cl
- NH4Cl + AgNO3 → AgCl↓ + NH4NO3
- NH4Cl + NaOH → NaCl + NH3↑ + H2O
- 2NH4Cl + Ca(OH)2 → CaCl2 + 2NH3 ↑ + 2H2O
- 2NH4Cl + Ba(OH)2 → BaCl2 + 2NH3 ↑+ 2H2O
- NH4Cl (r) NH3 (k) + HCl (k)
- NH4NO3 → N2O + 2H2O
- NH4NO2 N2 + 2H2O
- NH4HCO3 NH3 + CO2 + H2O
- NH4NO3 + NaOH → NaNO3 + NH3↑ + H2O
- 2NH4NO3 + Ba(OH)2 → Ba(NO3)2 + 2NH3↑+ 2H2O
- (NH4)2SO4 + BaCl2 → BaSO4 ↓+ 2NH4Cl
- (NH4)2SO4 + 2NaOH → Na2SO4 + 2NH3 ↑+ 2H2O
- Đề thi lớp 1 (các môn học)
- Đề thi lớp 2 (các môn học)
- Đề thi lớp 3 (các môn học)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Giáo án lớp 1 (các môn học)
- Giáo án lớp 2 (các môn học)
- Giáo án lớp 3 (các môn học)
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án lớp 12 (các môn học)