Fe2O3 +HCl → FeCl3 + H2O
Phản ứng hóa học Fe2O3 + HCl ra FeCl3 thuộc loại phản ứng trao đổi đã được cân bằng chính xác và chi tiết nhất. Bên cạnh đó là một số bài tập có liên quan về Fe2O3 có lời giải, mời các bạn đón xem:
1. Phương trình phân tử phản ứng Fe2O3 + HCl
Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O
2. Điều kiện phản ứng giữa Fe2O3 và dung dịch HCl
- Phản ứng xảy ra ở ngay điều kiện thường.
3. Hiện tượng phản ứng giữa Fe2O3 và dung dịch HCl
- Bột Fe2O3 tan dần, sau phản ứng thu được dung dịch màu vàng nâu.
4. Phương trình ion thu gọn của phản ứng giữa Fe2O3 và dung dịch HCl
Bước 1: Viết phương trình phân tử:
Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O
Bước 2: Viết phương trình ion đầy đủ bằng cách chuyển các chất vừa dễ tan, vừa điện li mạnh thành ion; các chất điện li yếu, chất khí, chất kết tủa để nguyên dưới dạng phân tử:
Fe2O3 + 6H+ + 6Cl- → 2Fe3+ + 6Cl- + 3H2O
Bước 3: Viết phương trình ion rút gọn từ phương trình ion đầy đủ bằng cách lược bỏ đi các ion giống nhau ở 2 vế:
Fe2O3 + 6H+ → 2Fe3+ + 3H2O
5. Tính chất của Fe2O3
- Fe2O3 là chất rắn màu đỏ nâu, không tan trong nước.
- Sắt(III) oxit là bazơ nên dễ tan trong các dung dịch axit mạnh. Ví dụ:
Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O
- Ở nhiệt độ cao, Fe2O3 bị CO khử hoặc H2 khử thành Fe. Ví dụ:
Fe2O3 + 3CO 2Fe + 3CO2
- Điều chế sắt(III) oxit bằng cách phân hủy Fe(OH)3 ở nhiệt độ cao:
2Fe(OH)3 Fe2O3 + 3H2O
- Sắt(III) oxit có trong tự nhiên dưới dạng quặng hemantit dùng để luyện gang.
6. Tính chất của HCl
6.1. Tính chất vật lí
- Hiđro clorua tan vào nước tạo thành dung dịch hydrochloric acid.
- hydrochloric acid là chất lỏng, không màu, mùi xốc.
- Dung dịch HCl đặc nhất (ở 20oC) đạt tới nồng độ 37% và có khối lượng riêng D = 1,19 g/cm3.
- Dung dịch HCl đặc “bốc khói” trong không khí ẩm. Đó là do hiđro clorua thoát ra tạo với hơi nước trong không khí thành những hạt dung dịch nhỏ như sương mù.
6.2. Tính chất hóa học
Hydrochloric acid là một axit mạnh, mang đầy đủ tính chất hóa học của một axit như:
- Làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ.
- Tác dụng với kim loại đứng trước (H) trong dãy hoạt động hóa học của kim loại. Ví dụ:
Mg + 2HCl → MgCl2 + H2
2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2
Chú ý: Kim loại có nhiều hóa trị tác dụng với dung dịch HCl thu được muối trong đó kim loại ở mức hóa trị thấp. Ví dụ:
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
- Tác dụng với basic oxide và bazơ tạo thành muối và nước. Ví dụ:
CuO + 2HCl CuCl2 + H2O
Fe2O3 + 6HCl 2FeCl3 + 3H2O
NaOH + HCl → NaCl + H2O
Cu(OH)2 + 2HCl → CuCl2 + 2H2O
- Tác dụng với muối của axit yếu hơn tạo thành muối mới và axit mới. Ví dụ:
CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + H2O + CO2 ↑
AgNO3 + HCl → AgCl↓ + HNO3
Ngoài tính chất đặc trưng là tính axit, dung dịch axit HCl đặc còn thể hiện tính khử khi tác dụng chất oxi hoá mạnh như KMnO4, MnO2, K2Cr2O7, MnO2, KClO3…
6.3. Điều chế
a) Trong phòng thí nghiệm
- Điều chế hiđro clorua bằng cách cho tinh thể NaCl vào dung dịch H2SO4 đậm đặc và đun nóng (phương pháp sunfat) rồi hấp thụ vào nước để được hydrochloric acid.
- Phương trình hóa học minh họa:
2NaCltt + H2SO4 đặc Na2SO4 + 2HCl ↑
NaCltt + H2SO4 đặc NaHSO4 + HCl ↑
b) Trong công nghiệp
- Phương pháp tổng hợp: Đốt H2 trong khí quyển Cl2
H2 + Cl2 2HCl
- Phương pháp sunfat: Công nghệ sản xuất từ NaCl rắn và H2SO4 đặc:
2NaCltt + H2SO4 đặc Na2SO4 + 2HCl ↑
- Ngoài ra một lượng lớn HCl thu được trong công nghiệp từ quá trình clo hóa các hợp chất hữu cơ.
7. Bài tập vận dụng liên quan
Câu 1: Nung hợp chất X trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được Fe2O3 và H2O. Cho X vào dung dịch HNO3 đặc, nóng, có khí thoát ra. Hợp chất X là
A. Fe(OH)3.
B. Fe(OH)2.
C. FeO.
D. Fe(NO3)2.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
Cho X vào dung dịch HNO3 đặc, nóng, có khí thoát ra.
X là hiđroxit sắt(II): Fe(OH)2.
Phương trình hóa học:
4Fe(OH)2 + O2 2Fe2O3 + 4H2O
Fe(OH)2 + 4HNO3 Fe(NO3)3 + NO2 + 3H2O
Câu 2. Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch HNO3 loãng, dư sinh ra khí NO?
A. FeO.
B. Fe2O3.
C. Fe(OH)3.
D. Fe2(SO4)3.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
Để tác dụng với dung dịch HNO3 loãng, dư sinh ra khí NO thì hợp chất sắt phải có số oxi hóa của Fe ≠ +3.
→ FeO tác dụng với dung dịch HNO3 loãng, dư sinh ra khí NO.
3FeO + 10HNO3 → 3Fe(NO3)3 + NO + 5H2O
Câu 3: Cách nào sau đây có thể dùng để điều chế FeO?
A Dùng CO khử Fe2O3 ở 500°C. B Nhiệt phân Fe(OH)2 trong không khí.
C. Nhiệt phân Fe(NO3)2 D. Đốt cháy FeS trong oxi.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
Khử Fe2O3 bằng CO trong lò cao ở nhiệt độ khoảng 500 - 600oC thu được FeO là sản phẩm chính.
3Fe2O3 + CO 2Fe3O4 + CO2
Fe3O4 + CO 3FeO + CO2
Câu 4: Có thể dùng một hóa chất để phân biệt Fe2O3 và Fe3O4. Hóa chất này là:
A. dung dịch NaOH đặc B. dung dịch HCl đặc
C. dung dịch H2SO4 D. dung dịch HNO3 đặc
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D
Dùng dung dịch HNO3 đặcvì Fe2O3 chỉ xảy ra phản ứng trao đổi, nhưng Fe3O4 xảy ra phản ứng oxi hóa khử tạo ra khí không màu hóa nâu trong không khí.
Fe2O3 + 6HNO3 → 2Fe(NO3)3 + 3H2O
Fe3O4 + 10HNO3 → 3Fe(NO3)3 + NO + 5H2O
Câu 5: Nhiệt phân Fe(OH)2 trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được chất rắn là
A. Fe(OH)3. B. Fe3O4. C. Fe2O3. D. FeO.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C
4Fe(OH)2 + O2 2Fe2O3 + 4H2O
Câu 6: Khử hoàn toàn 16 gam bột oxit sắt bằng CO ở nhiệt độ cao. Sau phản ứng khối lượng khí tăng thêm 4,8 gam. Công thức của oxit sắt là công thức nào sau đây?
A.FeO B. FeO2 C. Fe2O3 D. Fe3O4
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C
Phản ứng của oxit + CO thực chất là:
CO + [O]trong chất rắn → CO2
Khối lượng khí tăng chính là khối lượng chất rắn giảm
→ mchất rắn giảm = mO phản ứng= 4,8g
→ nO = 4,8 : 16 = 0,3 mol
→ mFe = mOxit – mO = 16 – 4,8 = 11,2
→ nFe = 11,2 : 56 = 0,2 mol
→ nFe : nO = 0,2 : 0,3 = 2 : 3
→ Oxit là Fe2O3
Câu 7:Kim loại nào sau đây khi tác dụng với HCl và clo cho cùng một muối clorua kim loại:
A. Cu
B. Ag
C. Fe
D. Zn
Hướng dẫn giải:
Đáp án D
Cu, Ag không tác dụng được với HCl → loại A và B.
Fe có hóa trị II và III, khi tác dụng với HCl cho FeCl2 còn tác dụng với Cl2 cho FeCl3 → loại C
Zn tác dụng với Cl2 và HCl đều cho ZnCl2.
Câu 8:Axit HCl có thể tác dụng được với bao nhiêu chất trong dãy sau: Al, Mg(OH)2, Na2SO4, FeS, Fe2O3, K2O, CaCO3, Mg(NO3)2?
A. 6
B. 7
C. 8
D. 9
Hướng dẫn giải:
Đáp án A
6 HCl +2 Al → 2AlCl3 + 3H2
2 HCl + Mg(OH)2 → MgCl2 + 2 H2O
2 HCl + FeS → FeCl2 + H2S
6 HCl + Fe2O3 → 2 FeCl3 + 3 H2O
2 HCl + K2O → 2 KCl + H2O
2 HCl + CaCO3 → CaCl2 + H2O + CO2
Câu 9: Cho 8,7 gam MnO2 tác dụng với dung dịch HCl đậm đặc sinh ra V lít khí Cl2 (ở đktc). Hiệu suất phản ứng là 85%. V có giá trị là
A. 2 lít
B. 1,904 lít
C. 1,82 lít
D. 2,905 lít
Hướng dẫn giải:
Đáp án B
Phương trình hóa học:
MnO2 + 4HCl MCl2 + Cl2 + 2H2O
Theo PTHH: (số mol lý thuyết tính theo PTHH)
→ → n clo thực tế = 0,085 mol
lít
Câu 10:Cho m gam KMnO4 tác dụng với dung dịch HCl đặc dư thu được dung dịch X chứa HCl dư và 28,07 gam hai muối và V lít khí Cl2 (đktc). Lượng khí Cl2 sinh ra oxi hóa vừa đủ 7,5 gam hỗn hợp gồm Al và kim loại M có có tỉ lệ mol Al : M = 1: 2. Kim loại M là
A. Ca
B. Mg
C. Fe
D. Cu
Hướng dẫn giải:
Đáp án B
16 HCl + 2 KMnO4 → 2 KCl + 2 MnCl2 + 8 H2O + 5 Cl2
Theo PTHH:
Khối lượng muối là 28,07
→ x.74,5 + x.126 = 28,07
→ x = 0,14 mol
Theo PTHH
Theo định luật bảo toàn e:
n M . x + n Al. 3 = . 2 = 0,7 mol
Có tỉ lệ mol Al: M = 1: 2 → n Al = a thì n M = 2 a
→ 2a. x + a. 3 = 0,7 mol
→ Với x = 1 → a = 0,175 mol → m Al = 0,175. 27 = 4,725 g
→ m M = 7,5 – 4,725 = 2,775 g
(loại)
→ Với x = 2 → a = 0,1 mol → m Al = 27. 0,1 = 2,7 g → m M = 7,5 – 2,7 = 4,8 g
(Mg , chọn)
Vậy kim loại cần tìm là Mg
Câu 11: Cho 36 gam FeO phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa a mol HCl. Giá trị của a là
A. 1,00. B. 0,50. C. 0,75. D. 1,25.
Hướng dẫn giải
Đáp án A
2HCl + FeO → FeCl2 + H2O
Theo PTHH: nHCl = 2nFeO = 1 mol
Câu 12. Cần dùng 300 gam dung dịch HCl 3,65% để hòa tan vừa hết x gam Al2O3. Giá trị của x là
A. 51. B. 5,1. C. 153. D. 15,3.
Hướng dẫn giải
Đáp án B
6HCl + Al2O3 → 2AlCl3 + 3H2O
0,3 → 0,05 mol
mAl2O3 = 0,05.102 = 5,1 gam
Câu 13. Cho 5,6 gam một oxit kim loại tác dụng vừa đủ với HCl cho 11,1 gam muối clorua của kim loại đó. Cho biết công thức oxit kim loại?
A. Al2O3. B. CaO. C. CuO. D. FeO.
Hướng dẫn giải
Đáp án B
Gọi công thức oxit là M2Oa
2aHCl + M2Oa → 2MCla + aH2O
Gọi số mol H2O là x (mol) ⇒ nHCl = 2x (mol)
Bảo toàn khối lượng: 36,5.2x + 5,6 = 11,1 + 18.x
⇒ x = 0,1 mol
a |
1 |
2 |
3 |
M |
20 |
40 |
60 |
Kết luận |
Loại |
Ca |
Loại |
Câu 14. Cho 30,00 gam hỗn hợp X gồm Fe và FeO phản ứng với dung dịch HCl dư, đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 6,72 lít khí H2 (đktc). Khối lượng của FeO trong 30,00 gam hỗn hợp X là
A. 13,2 gam. B. 46,8 gam. C. 16,8 gam. D. 5,6 gam.
Hướng dẫn giải
Đáp án A
2HCl + FeO → FeCl2 + H2O
2HCl + Fe → FeCl2 + H2
Theo PTHH:
nFe = nkhí = 0,3 mol ⇒ mFeO = 30 – 0,3.56 = 13,2 gam.
Câu 15. Để hoà tan hết hỗn hợp Zn và ZnO phải dùng 100,8 ml dung dịch HCl 36,5% (D = 1,19g/ml) thu được 0,4 mol khí. Phần trăm về khối lượng hỗn hợp Zn và ZnO ban đầu lần lượt là
A. 40% và 60%.. B. 45% và 55%.
C. 50% và 50% D. 61,6% và 38,4%.
Hướng dẫn giải
Đáp án D
2HCl + ZnO → ZnCl2 + H2O (1)
2HCl + Zn → ZnCl2 + H2 (2)
Theo PTHH (2):
nHCl (2) = 2.nZn = 0,8 mol ⇒ nHCl (1) = 1,2 – 0,8 = 0,4 mol
mhỗn hợp = 0,4.65 + 0,2.81 = 42,2 gam
Xem thêm các phương trình hóa học hay khác:
- Fe2O3 + 2Al → Al2O3 + 2Fe
- Phương trình nhiệt phân: 6Fe2O3 → O2 ↑+ 4Fe3O4
- 3Fe2O3 + H2 → H2O + 2Fe3O4
- Fe2O3 + 3H2 → 2Fe + 3H2O
- Fe2O3 + CO → 2FeO + CO2 ↑
- 3Fe2O3 + CO → CO2 ↑+ 2Fe3O4
- Fe2O3 + 3CO → 2Fe + 3CO2 ↑
- Fe2O3 + 2NH3 → 2Fe + 3H2O + N2 ↑
- Fe2O3 +3C → 3CO ↑ +Fe
- 5Fe2O3 + 6P → 10Fe + 3P2O5
- Fe2O3 +3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3H2O
- Fe2O3 +6HNO3 → 2Fe(NO3)2 + 3H2O
- Fe2O3 +6HI → 3H2O + I2 + 2FeI2
- Fe2O3 +2H3PO4 → 3H2O + 2FePO4
- Fe2O3 + 6NaOH → 3Na2O + 2Fe(OH)3 ↓
- Fe2O3 + Fe → 3FeO
- Đề thi lớp 1 (các môn học)
- Đề thi lớp 2 (các môn học)
- Đề thi lớp 3 (các môn học)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Giáo án lớp 1 (các môn học)
- Giáo án lớp 2 (các môn học)
- Giáo án lớp 3 (các môn học)
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án lớp 12 (các môn học)