CuO + CO → Cu + CO2 | CuO ra Cu | CO ra Cu | CO ra CO2

Phản ứng CuO + CO hay CuO ra Cu hoặc CO ra Cu hoặc CO ra CO2 thuộc loại phản ứng oxi hóa khử đã được cân bằng chính xác và chi tiết nhất. Bên cạnh đó là một số bài tập có liên quan về CuO có lời giải, mời các bạn đón xem:

Điều kiện phản ứng

- Nhiệt độ cao.

Cách thực hiện phản ứng

- Cho dòng khí CO đi qua bột CuO màu đen.

Hiện tượng nhận biết phản ứng

- Bột CuO màu đen chuyển dần sang màu đỏ gạch là Cu.

Bạn có biết

Tương tự các oxit bazơ đứng sau oxit nhôm trong dãy hoạt động hóa học (như FeO, PbO….) bị khử bởi CO tạo thành kim loại và khí CO2.

Ví dụ 1: Cho luồng khí CO dư qua hỗn hợp các oxit CuO, Fe2O3, Al2O3, MgO nung nóng ở nhiệt độ cao. Sau phản ứng, hỗn hợp chất rắn thu được gồm ?

A. Cu, Fe, Al, Mg.

B. Cu, FeO, Al2O3, MgO.

C. Cu, Fe, Al2O3, MgO.

D. Cu, Fe, Al, MgO

Đáp án C

Hướng dẫn giải:

Vì CuO, Fe2O3 đứng sau oxit nhôm bị khử bởi CO tạo thành các kim loại Cu, Fe và H2O. Còn Al2O3 và MgO là không bị khử bởi H2.

Ví dụ 2: Cho luồng khí CO (dư) đi qua 9,1 gam hỗn hợp gồm CuO và Al2O3 nung nóng đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được 8,3 gam chất rắn. Khối lượng CuO có trong hỗn hợp ban đầu là:

A. 0,8 gam.      B. 8,3 gam.

C. 2,0 gam.      D. 4,0 gam.

Đáp án D

Hướng dẫn giải:

Gọi nCuO = x mol

CuO + CO → Cu + CO2

x mol    x mol     x mol    x mol

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng

mhỗn hợp oxit + mCO = mchất rắn + mCO2

9,1 + 28x = 8,3 + 44x ⇒ x = 0,05 mol ⇒ mCuO = 0,05. 80 = 4 g

Ví dụ 3: Khử 16 gam hỗn hợp các oxit kim loại: FeO, Fe2O3, Fe3O4, CuO và PbO bằng khí CO ở nhiệt độ cao, khối lượng chất rắn thu được là 11,2 gam. Thể tích khí CO đã tham gia phản ứng (đktc) là

A. 2,24l      B. 3,36l

C. 4,48l      D. 6,72l

Đáp án D

Hướng dẫn giải:

Áp dung ĐLBT khối lượng

nCO2 = nCO = x mol

moxit + mCO = mchất rắn + mCO2

28x – 44x = 11,2 – 16 ⇒ x = 0,3.

Vậy VCO = 0,3. 22,4 = 6,72 lit

Xem thêm các phương trình hóa học hay khác:

phuong-trinh-hoa-hoc-cua-dong-cu.jsp

Các loạt bài lớp 12 khác