Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + H2O
Phản ứng Al(OH)3 + NaOH tạo ra NaAlO2 thuộc loại phản ứng trao đổi đã được cân bằng chính xác và chi tiết nhất. Bên cạnh đó là một số bài tập có liên quan về Al(OH)3 có lời giải, mời các bạn đón xem:
1. Phương trình phản ứng Al(OH)3 tác dụng với NaOH
Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O
2. Điều kiện phản ứng Al(OH)3 ra NaAlO2
Phản ứng xảy ra ở ngay điều kiện thường.
3. Cách tiến hành phản ứng Al(OH)3 tác dụng với NaOH
Cho từ từ dung dịch NaOH và ống nghiệm chứa sẵn Al(OH)3.
4. Hiện tượng phản ứng Al(OH)3 tác dụng với NaOH
Kết tủa Al(OH)3 tan dần, sau phản ứng thu được dung dịch trong suốt.
5. Mở rộng kiến thức về aluminum hydroxide – Al(OH)3
5.1. Về tính chất vật lý
Al(OH)3 là một loại hợp chất hóa học dạng rắn, không tan được trong nước (ở bất cứ điều kiện nhiệt độ nào).
5.2. Tính chất hóa học của Al(OH)3
- Kém bền với nhiệt: Khi đun nóng Al(OH)3 phân hủy thành Al2O3.
2Al(OH)3 Al2O3 + 3H2O
- Là hiđroxit lưỡng tính
+ Tác dụng với axit mạnh:
Al(OH)3 + 3HCl → AlCl3 + 3H2O
+ Tác dụng với dung dịch kiềm mạnh:
Al(OH)3 + KOH → KAlO2 + 2H2O
Hay Al(OH)3 + KOH → K[Al(OH)4]
6. Mở rộng kiến thức về NaOH
6.1. Tính chất vật lí
+ NaOH là chất rắn, không màu, dễ nóng chảy, hút ẩm mạnh (dễ chảy rữa).
+ NaOH tan nhiều trong nước và tỏa ra một lượng nhiệt lớn nên cần tuyệt đối cẩn thận khi hòa tan NaOH trong nước.
6.2. Tính chất hóa học
- Khi tan trong nước, NaOH phân li hoàn toàn thành ion:
NaOH → Na+ + OH-
- NaOH là bazơ mạnh, mang đầy đủ tính chất của một bazơ tan:
+ Dung dịch NaOH làm quỳ tím chuyển sang màu xanh, phenolphtalein chuyển sang màu hồng.
+ Tác dụng với axit, acidic oxide tạo thành muối và nước:
NaOH + HCl → NaCl + H2O
Chú ý: Khi tác dụng với axit và acidic oxide trung bình, yếu thì tùy theo tỉ lệ mol các chất tham gia mà muối thu được có thể là muối axit, muối trung hòa hay cả hai loại muối.
2NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O
NaOH + CO2 → NaHCO3
+ Tác dụng với dung dịch muối tạo thành muối mới và bazơ mới:
CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2↓ + Na2SO4
6.3. Ứng dụng
NaOH là hóa chất quan trọng, đứng hàng thứ hai sau H2SO4.
NaOH được dùng để nấu xà phòng, chế phẩm nhuộm, tơ nhân tạo, tinh chế quặng nhôm trong công nghiệp luyện nhôm và dùng trong công nghiệp chế biến dầu mỏ.
7. Bài tập vận dụng liên quan
Câu 1. Nhỏ từ từ cho đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3 hiện tượng xảy ra là
A. Có kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa tan.
B. Chỉ có kết tủa keo trắng.
C. Có kết tủa keo trắng và khí bay lên.
D. Không có kết tủa, có khí bay lên.
Lời giải
Đáp án A
Nhỏ từ từ cho đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3, ban đầu có kết tủa keo trắng xuất hiện.
3NaOH + AlCl3→ Al(OH)3 ↓ + 3NaCl
Sau đó kết tủa keo trắng tan trong NaOH dư tạo dung dịch trong suốt (vì Al(OH)3 có tính lưỡng tính tan được trong dung dịch axit dư, và kiềm dư)
NaOH + Al(OH)3 → NaAlO2+ 2H2O
Câu 2. Các đồ vật bằng nhôm bền trong không khí và nước là do:
A. Có một lớp Al(OH)3 bên ngoài bảo vệ
B. Có một lớp Al2O3 bên ngoài bảo vệ
C. Nhôm không tan trong nước
D. Nhôm bền, không bị oxi hóa
Lời giải
Đáp án B
Nhôm bền trong môi trường không khí và nước là do có màng oxit Al2O3 bền vững bảo vệ. Khi nhôm tác dụng chậm với oxi và hơi nước, chúng tạo thành một lớp nhôm oxit (Al2O3). Lớp nhôm oxit này bám rất chắc vào bề mặt nhôm. Và ngăn chặn hoàn toàn không cho oxi tác dụng trực tiếp với nhôm. Do đó, nhôm bền trong môi trường không khí là nhờ lớp bảo vệ nhôm oxit ngay cả khi đun nóng.
Câu 3. Dãy gồm các chất tác dụng với cả hai dung dịch NaOH và dung dịch HCl là
A. Al(OH)3, Al2O3, NaHCO3, (NH4)2CO3.
B. Na2SO4, HNO3, Al2O3, Na2CO3.
C. Na2SO4, ZnO, Zn(OH)2, NaHCO3.
D. CuSO4, Al(OH)3, BaCl2, Na2CO3.
Lời giải
Đáp án A
Dãy gồm các chất có tác dụng với cả hai dung dịch NaOH và dung dịch HCl là Al(OH)3, Al2O3, NaHCO3, (NH4)2CO3.
Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O
Al(OH)3 + 3HCl → AlCl3 + 3H2O
Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O
Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O
NaHCO3 + NaOH → Na2CO3 + H2O
NaHCO3 + HCl → NaCl + CO2 + H2O
(NH4)2CO3 + 2NaOH → Na2CO3 + 2NH3 + 2H2O
(NH4)2CO3 + 2HCl → 2NH4Cl + CO2 + H2O
Câu 4. Dãy các chất đều phản ứng được với kim loại nhôm là:
A. O2, Cl2, NaOH
B. O2, Cl2, Mg(OH)2
C. O2, S, HNO3 đặc, nguội
D. O2, S, MgCl2
Lời giải:
Đáp án A
4Al + 3O2 → 2Al2O3
2Al + 3Cl2 → 2AlCl3
2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2
Câu 5. Dãy chất nào dưới đây phản ứng được NaOH?
A. Al2O3; Al(OH)3; NaNO3
B. Al2O3; Fe, Al(OH)3
C. Al(NO3)3, HCl, CO2
D. FeCl3, Ag, CO2
Lời giải
Đáp án C
Phương trình phản ứng liên quan
Al(NO3)3 dư + 3NaOH → Al(OH)3↓ + 3NaNO3
NaOH + HCl → NaCl + H2O
CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O
Câu 6. Phát biểu nào dưới đây là sai ?
A. Cho từng viên Na vào dung dịch AlCl3, xảy ra hiện tượng Na tan, sủi bọt khí, có xuất hiện kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa tan.
B. Al(OH)3, Al2O3, Al đều là các chất lưỡng tính.
C. Nhôm là kim loai nhẹ và có khả năng dẫn điện tốt.
D. Từ Al2O3 có thế điều chế được Al.
Lời giải:
Đáp án B
B sai vì chỉ có Al(OH)3, Al2O3, là các chất lưỡng, tính còn Al không phải là chất lưỡng tính.
Câu 7. Cho sơ đồ phản ứng sau: Al → X → Y → Al(OH)3. Trong sơ đồ trên, mỗi mũi tên là một phản ứng, các chất X, Y lần lượt là
A. NaAlO2và Al(OH)3
B. Al2O3 và Al(NO3)3
C. Al(OH)3 và Al2O3
D. Al(OH)3 và Al(NO3)3
Lời giải:
Đáp án B
Phương trình phản ứng hóa học:
4Al + 3O2 → 2Al2O3
Al2O3 + 6HNO3 → 2Al(NO3)3 + 3H2O
Al(NO3)3 + 3NH3 + 3H2O → Al(OH)3↓ + 3NH4NO3
Câu 8. Phát biểu nào dưới đây đúng trong các câu sau:
A. Nhôm là kim loại lưỡng tính.
B. Al(OH)3 là một bazơ lưỡng tính có thể tác dụng HCl và NaOH
C. Al(OH)3 là một hidroxit lưỡng tính có thể tác dụng HCl và NaOH
D. Al2O3 là oxit trung tính.
Lời giải:
Đáp án C
A sai vì nhôm không phải là kim loại lưỡng tính.
B sai Al(OH)3 là một hidroxit lưỡng tính có thể tác dụng HCl và NaOH.
D sai Al2O3 là oxit lưỡng tính.
Câu 9. Dung dịch của chất X làm quỳ tím hóa đỏ, dung dịch của chất Y làm quỳ tím hóa xanh. Trộn lẫn dung dịch X của hai chất lại thì xuất hiện kết tủa. Vậy X và Y có thể lần lượt là
A. H2SO4 và Ba(OH)2.
B. H2SO4 và NaOH.
C. NaHSO4 và BaCl2.
D. HCl và Na2CO3.
Lời giải:
Đáp án A
Dung dịch chất X làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ => dd X có môi trường axit
Dung dich chất Y làm quỳ tím hóa xanh => dd Y có môi trường bazơ.
Trộn X với Y có kết tủa
=> X là H2SO4 và Y là Ba(OH)2
H2SO4 + Ba(OH)2 → BaSO4↓ + 2H2O
Câu 10. Criolit (còn gọi là băng thạch) có công thức phân tử Na3AlF6, được thêm vào Al2O3 trong quá trình điện phân Al2O3 nóng chảy để sản xuất nhôm. Cho các tác dụng sau:
(1) Bảo vệ điện cực khỏi bị ăn mòn.
(2) Làm tăng độ dẫn điện của Al2O3 nóng chảy
(3) Làm giảm nhiệt độ nóng chảy của Al2O3
(4) Tạo lớp ngăn cách để bảo vệ Al nóng chảy
Tác dụng của Criolit là đúng
A. (1), (2), (3), (4)
B. (1), (2), (3)
C. (2), (3), (4)
D. (1), (2), (4)
Lời giải
Đáp án C
(2) Làm tăng độ dẫn điện của Al2O3 nóng chảy
(3) Làm giảm nhiệt độ nóng chảy của Al2O3
(4) Tạo lớp ngăn cách để bảo vệ Al nóng chảy
Câu 11. Cho các thí nghiệm sau:
(1). Sục khí CO2 vào dung dịch natri aluminat.
(2). Cho dung dịch NH3 dư vào dung dịch AlCl3 .
(3). Sục khí H2S vào dung dịch AgNO3.
(4). Dung dịch NaOH dư vào dung dịch AlCl3.
(5). Dung dịch NaOH dư vào dung dịch Ba(HCO3)2.
Những trường hợp thu được kết tủa sau phản ứng là:
A. (1), (2), (5)
B. (2), (3), (4), (5)
C. (2), (3), (5)
D. (1), (2), (3), (5)
Lời giải
Đáp án D
(1). Sục khí CO2 vào dd natri aluminat.
2H2O + NaAlO2 + CO2 → Al(OH)3↓ + NaHCO3
(2). Cho dung dịch NH3 dư vào dd AlCl3:
AlCl3 + 3H2O + 3NH3 → Al(OH)3↓ + 3NH4Cl
(3). Sục khí H2S vào dd AgNO3.
2AgNO3 + H2S → 2HNO3 + Ag2S↓
(4). Dung dịch NaOH dư vào dd AlCl3. Không có kết tủa vì bị tan.
AlCl3 + 3NaOH → Al(OH)3↓ + 3NaCl
Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O
(5). Dung dịch NaOH dư vào dd Ba(HCO3)2.
2NaOH + Ba(HCO3)2 → 2H2O + Na2CO3 + BaCO3↓
Câu 12. Kim loại vừa tác dụng với dung dịch HCl vừa tác dụng với dung dịch KOH là:
A. Fe
B. Mg
C. Na
D. Al
Lời giải
Đáp án D
Al vừa tác dụng với dung dịchHCl vừa tác dụng với dung dịch NaOH
Phương trình hóa học:
2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2↑
2Al + 2NaOH + 2H2O → NaAlO2 + 3H2↑
Câu 13. Cho các kim loại: Cu, Zn, Fe, Mg, Ag, Al. Những kim loại nào không tác dụng với dd HNO3 đặc nguội?
A. Fe, Mg, Ag, Al.
B. Cu, Mg, Ag, Al.
C. Fe, Al.
D. Tất cả các kim loại
Lời giải
Đáp án C
2 kim loại không phản ứng với dung dịch HNO3 đặc nguội là Fe và Al
Câu 14. Thổi V lít khí CO2 (đktc) vào 100ml dd Ca(OH)2 1M thu được 6 gam kết tủa. Lọc kết tủa đun nóng dung dịch lại thấy có kết tủa nữa. Tìm V?
A. 1,08 lít
B. 3,136 lít
C. 2,24 lít
D. 3,36 lít
Lời giải
Đáp án B
nkết tủa = = 0,06 mol
Vì đun nóng lại thu được kết tủa nên dd thu được 2 muối: CaCO3; Ca(HCO3)2.
Phương trình hóa học
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O
0,06 0,06 mol
2CO2 + Ca(OH)2 → Ca(HCO3)2.
0,08 0,04 mol
→ = 0,06 + 0,08 = 0,14 → V = 3,136 lít.
Xem thêm các phương trình hóa học hay khác:
- Phương trình nhiệt phân: 2Al(OH)3 Al2O3 + 3H2O
- Al(OH)3 + 3HCl → AlCl3 + 3H2O
- 2Al(OH)3 + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 6H2O
- Al(OH)3 + HNO3 → Al(NO3)3 + 3H2O
- Al(OH)3 + KOH → 2H2O + KAlO2
- 2Al(OH)3 + Ba(OH)2 → 4H2O + Ba(AlO2)2
- 2Al(OH)3 + Ca(OH)2 → 4H2O + Ca(AlO2)2
- Al(OH)3 + HBr → H2O + AlBr3
- Al(OH)3 + 3HF → 3H2O + AlF3
- Al(OH)3 + H3PO4 → 3H2O + AlPO4 ↓
- Đề thi lớp 1 (các môn học)
- Đề thi lớp 2 (các môn học)
- Đề thi lớp 3 (các môn học)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Giáo án lớp 1 (các môn học)
- Giáo án lớp 2 (các môn học)
- Giáo án lớp 3 (các môn học)
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án lớp 12 (các môn học)