NH3 + AlCl3 + H2O → Al(OH)3 + NH4Cl
Phản ứng NH3 + AlCl3 + H2O tạo ra kết tủa trắng Al(OH)3 thuộc loại phản ứng trao đổi đã được cân bằng chính xác và chi tiết nhất. Bên cạnh đó là một số bài tập có liên quan về AlCl3 có lời giải, mời các bạn đón xem:
1. Phương trình phản ứng NH3 tác dụng với AlCl3
3NH3 + AlCl3 + 3H2O → Al(OH)3 ↓ + 3NH4Cl
2. Điều kiện phản ứng NH3 tác dụng AlCl3
Phản ứng xảy ra ở ngay điều kiện thường.
3. Hiện tượng phản ứng xảy ra khi sục khí NH3 tới dư vào dung dịch AlCl3
Dung dịch amonia tác dụng với dung dịch muối nhôm clorua tạo thành kết tủa aluminum hydroxide có màu trắng Al(OH)3; kết tủa này không tan khi NH3 dư.
4. Cách viết phương trình ion rút gọn NH3 + AlCl3
Bước 1: Viết phương trình phân tử:
3NH3 + AlCl3 + 3H2O → Al(OH)3↓ + 3NH4Cl
Bước 2: Viết phương trình ion đầy đủ: Chuyển các chất vừa dễ tan, vừa điện li mạnh thành ion; các chất điện li yếu, chất kết tủa, chất khí để nguyên dưới dạng phân tử.
3NH3 + Al3+ + 3Cl- + 3H2O → Al(OH)3↓ + 3NH4+ + 3Cl-
Bước 3: Lược bỏ các ion giống nhau ở hai vế ta được phương trình ion rút gọn:
Al3+ + 3NH3 + 3H2O → Al(OH)3↓ + 3NH4+
5. Cách tiến hành điều chế Al(OH)3 và thử tính chất của Al(OH)3
- Điều chế Al(OH)3 trong 2 ống nghiệm bằng cách cho dung dịch muối nhôm tác dụng với dung dịch amonia:
3NH3 + AlCl3 + 3H2O → Al(OH)3 ↓ + 3NH4Cl
Al3+ + 3NH3 + 3H2O → Al(OH)3↓ + 3NH4+
- Thử tính chất của Al(OH)3:
Cho từng giọt HCl đến dư vào ống nghiệm thứ nhất, thấy kết tủa tan ra:
Al(OH)3 + 3HCl → AlCl3 + 3H2O
Cho từng giọt dung dịch kiềm mạnh NaOH đến dư vào ống nghiệm thứ hai, thấy kết tủa cũng tan ra:
Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O
Kết luận: Al(OH)3 có tính lưỡng tính.
6. Bài tập ôn tập kiến thức
Câu 1. Thực hiện thí nghiệm sục khí NH3 tới dư vào dung dịch AlCl3 sau phản ứng có hiện tượng
A. Thu được dung dịch trong suốt
B. Xuất hiện kết tủa trắng
C. Xuất hiện kết tủa nâu đỏ
D. Xuất hiện khí có mùi khai
Hướng dẫn giải
Đáp án B
Dẫn NH3 vào dung dịch AlCl3 có phản ứng hóa học sau:
AlCl3+ 3NH3 + 3H2O → Al(OH)3 + 3NH4Cl
Vì NH3 là bazơ yếu nên không thể hòa tan được hidroxit Al(OH)3.
Sau phản ứng có kết tủa keo trắng không tan.
Câu 2. Dung dịch NH3 có thể hòa tan được Zn(OH)2 là do:
A. Do Zn(OH)2 là một bazơ ít tan
B. Do Zn(OH)2 có khả năng tạo thành phức chất tan
C. Do Zn(OH)2 là một bazơ lưỡng tính
D. Do NH3 là một hợp chất có cực và là một bazơ yếu.
Hướng dẫn giải
Đáp án B
Do Zn(OH)2 có khả năng tạo thành phức chất tan: [Zn(NH3)4](OH)2 tan.
Phương trình phản ứng minh họa
Zn(OH)2 + 4NH3→ [Zn (NH3)4](OH)2
Câu 3. Khi dẫn khí NH3 vào bình chứa Cl2 thì phản ứng tạo ra khói trắng. Hợp chất tạo thành có công thức là?
A. N2
B. NH3
C. NH4Cl
D. HCl
Hướng dẫn giải
Đáp án C
Phương trình phản ứng minh họa
2NH3 + 3Cl2 → N2 + 6HCl
NH3khí + HClkhí → NH4Cl (khói trắng)
Câu 4. A là muối khi tác dụng với dung dịch NaOH dư sinh khí mùi khai, tác dụng với dung dịch BaCl2 sinh kết tủa trắng không tan trong HNO3. X là muối nào trong số các muối sau?
A. (NH4)2CO3.
B. (NH4)2SO3.
C. NH4HSO3.
D. (NH4)3PO4.
Hướng dẫn giải
Đáp án C
X + NaOH dư sinh ra khí mùi khai ⟹ khí mùi khai là NH3 ⟹ X có chứa muối amoni (NH4+)
X + BaCl2 sinh ra kết tủa không tan trong HNO3 ⟹ kết tủa này phải tạo bởi kim loại mạnh và gốc axit mạnh ⟹ kết tủa là BaSO4
Kết hợp với đáp án ⟹ X là: NH4HSO4
Phương trình hóa học:
NH4HSO4 + 2NaOH → Na2SO4 + NH3↑ (mùi khai) + 2H2O
NH4HSO4 + BaCl2 → BaSO4↓ + NH4Cl + HCl
Câu 5. Cho các dung dịch sau: NH4Cl, Na2SO4, Ba(HCO3)2. Hóa chất nào sau đây có thể sử dụng để phân biệt các dung dịch đó?
A. Dung dịch KCl.
B. Dung dịch NaOH.
C. Dung dịch phenolphtalein
D. Dung dịch Ba(OH)2.
Hướng dẫn giải
Đáp án B
Trích mẫu thử và đánh số thứ tự
Sử dụng dung dịch NaOH để nhận biết các dung dịch trên
Nhỏ dung dịch NaOH lần lượt vào 3 ống nghiệm đã được đánh số thứ tự trước đó
Ống nghiệm nào xuất hiện khí mùi khai thì dung dịch ban đầu là NH4Cl
NH4Cl + NaOH → NH3 + H2O + NaCl
Ống nghiệm nào xuất hiện kết tủa keo trắng thì dung dịch ban đầu là Ba(HCO3)2
2NaOH + Ba(HCO3)2→ BaCO3 + Na2CO3+ 2H2O
Ống nghiệm không xuất hiện, hiện tượng gì là dung dịch còn lại
Câu 6. Có 4 dung dịch mất nhãn sau: NH4Cl, NH4HCO3, NaNO3, MgCl2. Dùng hóa chất có thể dùng phân biệt 4 dung dịch trên với 1 lượt thử duy nhất là:
A. dung dịch Ca(OH)2
B. dung dịch KOH
C. dung dịch Na2SO4
D. dung dịch HCl
Hướng dẫn giải
Đáp án A
Khi cho Ca(OH)2 vào 4 dung dịch: NH4Cl, NH4HCO3, NaNO3, MgCl2
Mẫu thử xuất hiện khí mùi khai NH3, hóa chất ban đầu là NH4Cl
2NH4Cl + Ca(OH)2→ CaCl2 + 2NH3 ↑ + 2H2O
Mẫu thử xuất hiện kết tủa trắng Mg(OH)2, hóa chất ban đầu là Mg(NO3)2
Mg(NO3)2 + Ca(OH)2 → Ca(NO3)2 + Mg(OH)2
Mẫu thử xuất hiện kết tủa trắng Al(OH)3sau kết tủa tan Ba(AlO2)2, hóa chất ban đầu là Al(NO3)3
2Al(OH)3 + Ba(OH)2→ Ba(AlO2)2 + 4H2O
Mẫu thử xuất hiện kết tủa trắng BaCO3 và khí mùi khai NH3, hóa chất ban đầu là Al(NO3)3
Mẫu thử không có hiện tượng gì, hóa chất ban đầu là NaCl
Câu 7. So sánh nào dưới đây không đúng?
A. Fe(OH)2 và Cr(OH)2 đều là bazơ và là chất khử.
B. Al(OH)3 và Cr(OH)3 đều là chất lưỡng tính và vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử.
C. H2SO4 và H2CrO4 đều là axit có tính oxi hóa mạnh.
D. BaSO4 và BaCrO4 đều là những chất không tan trong nước.
Hướng dẫn giải
Đáp án D
So sánh nào dưới đây không đúng?
A đúng Fe(OH)2 và Cr(OH)2 đều là bazơ và là chất khử.
B đúng Al(OH)3 và Cr(OH)3 đều là chất lưỡng tính và vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử.
C đúng H2SO4 và H2CrO4 đều là axit có tính oxi hóa mạnh.
D sai vì BaCrO4 không tan trong nước.
Câu 8. Trường hợp nào sau đây xảy ra ăn mòn điện hóa?
A. Sợi bạc nhúng trong dung dịch HNO3.
B. Đốt lá sắt trong khí Cl2.
C. Thanh nhôm nhúng trong dung dịch H2SO4loãng.
D. Thanh kẽm nhúng trong dung dịch CuSO4.
Hướng dẫn giải
Đáp án D
A Sai vì Sợi bạc nhúng trong dung dịch HNO3 là phản ứng oxi hóa khử
B Sai vì Đốt lá sắt trong khí Cl2 phản ứng cháy
C Sai
D đúng
Câu 9. Nhỏ từ từ cho đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3 hiện tượng xảy ra là
A. Có kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa tan.
B. Chỉ có kết tủa keo trắng.
C. Có kết tủa keo trắng và khí bay lên.
D. Không có kết tủa, có khí bay lên.
Hướng dẫn giải
Đáp án A
Nhỏ từ từ cho đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3, ban đầu có kết tủa keo trắng xuất hiện.
3NaOH + AlCl3→ Al(OH)3 ↓ + 3NaCl
Sau đó kết tủa keo trắng tan trong NaOH dư tạo dung dịch trong suốt (vì Al(OH)3 có tính lưỡng tính tan được trong dung dịch axit dư, và kiềm dư)
NaOH + Al(OH)3 → NaAlO2 + 2H2O
Câu 10. Tiến hành các thí nghiệm sau:
(1) Cho dung dịch NaOH vào dung dịch Ba(HCO3)2.
(2) Cho dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch AlCl3.
(3) Sục khí CO2 tới dư vào dung dịch NaAlO2 (hoặc Na[Al(OH)4]).
(4) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch MgCl2.
(5) Sục khí H2S vào dung dịch FeCl2.
(6) Cho Mg vào dung dịch FeCl3 dư.
Sau khi các phản ứng kết thúc, có bao nhiêu thí nghiệm thu được kết tủa?
A. 5
B. 4
C. 3
D. 2
Hướng dẫn giải
Đáp án B
Phương trình phản ứng hóa học
(1) Ba(HCO3)2 + 2NaOH → BaCO3 ↓+ Na2CO3 + 2H2O
(2) AlCl3 + 3H2O + 3NH3→ Al(OH)3 ↓+ 3NH4Cl
(3) CO2 + 2H2O + NaAlO2→ Al(OH)3↓ + NaHCO3
(4) 2AgNO3 + MgCl2 → 2AgCl↓+ Mg(NO3)2
(5) Không phản ứng
(6) Mg + 3FeCl3 → MgCl2 + 2FeCl2
Câu 11. Trong những nhận xét dưới đây về muối amoni, nhận xét nào là đúng?
A. Muối amoni là tinh thể ion, phân tử gồm cation amoni và anion hiđroxit
B. Tất cả các muối amoni đều dễ tan trong nước, khi tan điện li hòa toàn thành cation amoni và anion gốc axit.
C. Dung dịch muối amoni tác dụng với dung dịch kiềm đặc, nóng cho thoát ra chất khí làm quỳ tím hóa đỏ
D. Khi nhiệt phân muối amoni luôn luôn có khí amonia thoát ra
Hướng dẫn giải
Đáp án B
A sai vì muối amoni là tinh thể ion, phân tử gồm cation amoni và anion gốc axit
C sai vì khí làm quì hóa xanh
D sai vì khi nhiệt phân muối amoni chưa chắc ra khi amonia.
Phương trình minh họa: NH4NO2 → N2 + 2H2O
Câu 12. Cho các mẫu phân bón sau: KCl, Ca(H2PO4)2, NH4H2PO4 và NH4NO3. Dùng 1 hóa chất nào sau đây có thể phân biệt được các mẫu phân bón trên?
A. dung dịch NaOH
B. dung dịch Ca(OH)2
C. dung dịch BaCl2
D. dung dịch AgNO3
Hướng dẫn giải
Đáp án B
Cho dung dịch Ca(OH)2 vào các dung dịch trên:
- Nếu xuất hiện kết tủa trắng thì đó là Ca(H2PO4)2:
Ca(H2PO4)2+ 2Ca(OH)2 → Ca3(PO4)2+ 4H2O
- Nếu vừa xuất hiện chất khí có mùi khai và kết tủa trắng thì đó là NH4H2PO4
2NH4H2PO4 + 3Ca(OH)2 → Ca3(PO4)2+ 2NH3+ 6H2O
- Nếu xuất hiện chất khí có mùi khai thì đó là NH4NO3:
2NH4NO3+ Ca(OH)2 → Ca(NO3)2+ 2NH3+ 2H2O
Câu 13. Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Nhỏ từ từ dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch CuSO4.
(b) Sục khí H2S vào dung dịch CuSO4.
(c) Sục khí CO2 (dư) vào dung dịch Na2SiO3.
(d) Sục khí CO2 (dư) vào dung dịch Ca(OH)2.
(e) Nhỏ từ từ dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch Al2(SO4)3.
(g) Nhỏ từ từ dung dịch Ba(OH)2 đến dư vào dung dịch Al2(SO4)3.
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được kết tủa là
A. 3
B. 6
C. 5
D. 4
Hướng dẫn giải
Đáp án D
(a) Kết tủa tan tạo phức màu xanh thẫm.
(b) Kết tủa CuS màu đen.
(c) Kết tủa H2SiO3 keo trắng.
(d) Muối tan Ca(HCO3)2.
(e) Kết tủa Al(OH)3 keo trắng.
(g) Kết tủa trắng BaSO4.
Câu 14. Cho NH3 dư vào 100ml dung dịch gồm CuSO4 1M ; ZnCl2 0,5M, AgNO3 1M và AlCl3 1M. Khối lượng kết tủa sau phản ứng là
A. 9,8 gam
B. 4,9 gam
C. 7,8 gam
D. 5 gam
Hướng dẫn giải
Đáp án C
Vì các ion Cu2+, Zn2+, Ag+ tạo kết tủa với NH3, sau đó kết tủa tan trong NH3 dư tạo phức
=> kết tủa thu được chỉ gồm Al(OH)3
= = 0,1 mol => m = 7,8 gam
Câu 15. Cho 2,92 gam hỗn hợp X gồm NH4NO3 và (NH4)2SO4 tác dụng vừa đủ với 400 ml dung dịch NaOH thu được 0,896 lít khí.Tìm pH của dung dịch NaOH đã dùng.
A.11
B.12
C.13
D.14
Hướng dẫn giải
Đáp án C
Theo đề bài ta có:
= 0,02 mol;
= 0,01 mol
=> nNaOH = 0,02 + 0,01.2 = 0,04 mol
→ CM(NaOH) = = 0,1 => pH =13
Xem thêm các phương trình hóa học hay khác:
- AlCl3 + 3NaOH → Al(OH)3 + 3NaCl
- 2AlCl3 + 3Na2CO3 + 3H2O → 2Al(OH)3 + 6NaCl + 3CO2 ↑
- Phản ứng nhiệt phân: 2AlCl3 → 2Al + 3Cl2 ↑
- 2AlCl3 + 3Mg → 2Al + 3MgCl2
- AlCl3 + 3NaOH → 2H2O + 3NaCl + NaAlO2
- AlCl3 + 3KOH → Al(OH)3 ↓ + 3KCl
- AlCl3 + 4KOH → 3KCl + KAl(OH)4
- 2AlCl3 + 3Ba(OH)2 → 2Al(OH)3 ↓ + 3BaCl2
- 2AlCl3 + 4Ba(OH)2 → 3BaCl2 + 4H2O + Ba(AlO2)2
- AlCl3 + 3NH4OH → Al(OH)3 ↓ + 3NH4Cl
- 2AlCl3 + 6H2O + 2Na2S → 2Al(OH)3 ↓ + 3H2S ↑ + 6NaCl
- AlCl3 + 3AgNO3 → 3AgCl ↓ + Al(NO3)3
- 2AlCl3 + 3Ag2SO4 → 6AgCl ↓ + Al2(SO4)3
- AlCl3 + Na3PO4 → 3NaCl + AlPO4
- AlCl3 + K3PO4 → 3KCl + AlPO4
- AlCl3 + 3NaHCO3 → Al(OH)3 ↓ + 3NaCl + 3CO2 ↑
- 2AlCl3 + 3H2O + 3K2CO3 → 2Al(OH)3 ↓ + 6KCl + 3CO2 ↑
- 2AlCl3 + 6H2O + 3K2S → 2Al(OH)3 ↓ + 3H2S ↑ + 6KCl
- AlCl3 + 6H2O + 3KAlO2 → 4Al(OH)3 ↓ + 3KCl
- AlCl3 + 6H2O + 3NaAlO2 → 4Al(OH)3 ↓ + 3NaCl
- AlCl3 + 2H2O + 4Na → 2H2 ↑ + 3NaCl + NaAlO2
- Đề thi lớp 1 (các môn học)
- Đề thi lớp 2 (các môn học)
- Đề thi lớp 3 (các môn học)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Giáo án lớp 1 (các môn học)
- Giáo án lớp 2 (các môn học)
- Giáo án lớp 3 (các môn học)
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án lớp 12 (các môn học)