Cách nhận biết axit nhanh nhất, chi tiết
Các dung dịch axit thường xuyên được đưa vào trong các bài tập nhận biết hay phân biệt các hóa chất mất nhãn, đặc biệt hay gặp nhất là HCl; H2SO4 và HNO3. Vậy làm thế nào để nhận ra các axit. Bài viết dưới đây sẽ giúp các em trả lời vấn đề này.
I. Cách nhận biết axit
- Dung dịch axit làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ, do đó quỳ tím thường được sử dụng để nhận biết axit.
- Tuy nhiên, trong trường hợp đề bài yêu cầu không được sử dụng quỳ tím ta cần dựa vào tính chất hóa học đặc trưng của axit để nhận biết.
Ví dụ:
+ Dùng kim loại (không tan trong nước và đứng trước H trong dãy hoạt động hóa học) để nhận biết các axit HCl; H2SO4 loãng … nhờ hiện tượng kim loại tan và sủi bọt khí.
Phương trình hóa học minh họa:
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2↑
+ Dùng muối của axit yếu hơn, thường là muối carbonate để nhận biết các axit mạnh (HCl; H2SO4 …) nhờ hiện tượng muối tan và có khí thoát ra.
Phương trình hóa học minh họa:
Na2CO3 + H2SO4 → Na2SO4 + CO2 ↑ + H2O
II. Chú ý
- Nếu các dung dịch đem nhận biết đều là các axit, ta cần dựa vào phản ứng đặc của các gốc axit để nhận biết:
+ Nhận biết axit H2SO4 dùng dung dịch Ba(OH)2 hoặc dung dịch BaCl2. Hiện tượng là xuất hiện kết tủa trắng BaSO4.
H2SO4 + Ba(OH)2 → BaSO4↓ + 2H2O
H2SO4 + BaCl2 → BaSO4↓+ 2HCl
+ Nhận biết các axit HCl; HBr; HI dùng dung dịch AgNO3. Hiện tượng là xuất hiện kết tủa muối silver halide với màu đặc trưng.
HCl + AgNO3 → AgCl (↓ trắng)+ HNO3
HBr + AgNO3 → AgBr (↓ vàng) + HNO3
HI + AgNO3 → AgI (↓ vàng đậm) + HNO3
+ Nhận biết axit HNO3 loãng bằng kim loại Cu. Hiện tượng xuất hiện khí không màu hóa nâu trong không khí:
3Cu + 8HNO3 → 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O
- Trong trường hợp hai axit đem phân biệt là HCl và H2SO4 tuyệt đối không dùng AgNO3, vì đều xuất hiện vẩn đục trắng.
II – Mở rộng
Một số axit có ứng dụng quan trọng như:
+ H2SO4 (axit sunfuric)là hóa chất hàng đầu trong nhiều ngành sản xuất như: phẩm nhuộm, luyện kim,chất dẻo, chất tẩy rửa, phân bón,…
+ HCl (hydrochloric acid): dùng điều chế muối clorua; làm sạch bề mặt kim loại trước khi sơn, mạ hay hàn; sản xuất nhiều hợp chất hữu cơ và vô cơ quan trọng,…
+ HNO3 (nitric acid): được sử dụng để chế tạo thuốc nổ, ứng dụng trong ngành luyện kim, sản xuất các chất hữu cơ,…
III. Bài tập nhận biết axit
Bài 1: Có thể nhận biết được dung dịch KOH và HCl bằng một thuốc thử là:
A. Quỳ tím
B. Na
C. NaOH
D. Ba(OH)2
Hướng dẫn giải:
Đáp án A
Sử dụng thuốc thử: Quỳ tím
Cách tiến hành: Nhỏ vài giọt lần lượt các dung dịch lên các mẩu quỳ tím.
Hiện tượng:
+ Mẩu quỳ tìm chuyển sang màu đỏ là HCl.
+ Mẩu quỳ tím chuyển sang màu xanh là KOH.
Bài 2: Bằng phương pháp hóa học, hãy phân biệt các hóa chất sau, chứa trong các lọ riêng biệt, mất nhãn:
HCl; H2SO4; HNO3
Hướng dẫn giải:
- Đánh số thứ tự từng lọ mất nhãn, trích mỗi lọ một ít sang ống nghiệm đánh số tương ứng.
- Sử dụng dung dịch Ba(OH)2:
+ Xuất hiện kết tủa trắng: H2SO4
Phương trình hóa học: H2SO4 + Ba(OH)2 → BaSO4 ↓+ 2H2O
+ Không hiện tượng: HCl; HNO3
Phương trình hóa học:
2HCl + Ba(OH)2 → BaCl2 + 2H2O
2HNO3 + Ba(OH)2 → Ba(NO3)2 + 2H2O
- Phân biệt HCl và HNO3dùng dung dịch AgNO3:
+ Xuất hiện kết tủa trắng: HCl
Phương trình hóa học: HCl + AgNO3 → AgCl ↓ + HNO3
+ Không hiện tượng: HNO3
- Dán nhãn từng lọ hóa chất vừa nhận biết.
Xem thêm cách nhận biết các chất hóa học nhanh, chi tiết khác:
- Đề thi lớp 1 (các môn học)
- Đề thi lớp 2 (các môn học)
- Đề thi lớp 3 (các môn học)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Giáo án lớp 1 (các môn học)
- Giáo án lớp 2 (các môn học)
- Giáo án lớp 3 (các môn học)
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án lớp 12 (các môn học)