Cách nhận biết muối không tan trong nước nhanh nhất
1. Nhận biết muối cabonat không tan trong nước
Muối carbonate là muối của axit cabonic. Đa phần các muối carbonate không tan trong nước, trừ muối carbonate của kim loại kiềm. Việc nhận biết muối carbonate không tan cũng là dạng bài tập hay gặp. Bài viết dưới đây, sẽ cung cấp cho các em cách nhận biết dạng bài này.
I. Cách nhận biết muối cabonat không tan trong nước
- Một số muối carbonate không tan thường gặp: CaCO3, MgCO3, BaCO3, ZnCO3.
- Cách nhận biết: Cho tác dụng với axit như HCl, H2SO4 loãng…
- Hiện tượng: Sủi bọt khí CO2.
Ví dụ:
CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2↑ + H2O
- Lưu ý: Các muối carbonate không tan thường gặp trên là chất rắn màu trắng.
II. Mở rộng
- Muối carbonate không tan dễ bị nhiệt phân hủy:
MgCO3 MgO + CO2↑
- Ứng dụng quan trọng của một số muối carbonate:
+ CaCO3 là thành phần chính của đá vôi, được dùng để sản xuất vôi, xi măng…
+ ZnCO3 là nguyên liệu dùng trong công nghiệp, nông nghiệp, cao su, xi mạ.
+ Na2CO3 được dùng để nấu xà phòng, sản xuất thủy tinh,..
+ NaHCO3 được dùng làm dược phẩm, hóa chất trong bình cứu hỏa,...
III. Bài tập nhận biết muối cabonat không tan
Bài 1: Hãy trình bày phương pháp hóa học để phân biệt các chất rắn: K2SO4, NaCl, BaCO3 và BaSO4 chứa trong lọ mất nhãn.
Hướng dẫn giải:
- Lấy mẫu thử và đánh số thứ tự tương ứng.
- Lần lượt hòa tan từng mẫu thử vào nước:
+ Chất rắn tan trong nước: NaCl và K2SO4. (Nhóm 1)
+ Chất rắn không tan trong nước: BaSO4 và BaCO3. (Nhóm 2)
- Nhỏ vài giọt dung dịch BaCl2 vào các dung dịch ở nhóm 1:
+ Xuất hiện kết tủa trắng: K2SO4.
Phương trình hóa học:
K2SO4 + BaCl2 → BaSO4↓ + 2KCl
+ Không hiện tượng: NaCl.
- Nhỏ vài giọt dung dịch axit HCl vào các chất ở nhóm 2:
+ Chất rắn không tan: BaSO4.
+ Sủi bọt khí không màu: BaCO3.
Phương trình hóa học:
BaCO3 + 2HCl → BaCl2 + CO2↑ + H2O
- Dán nhãn các chất đã nhận biết.
Bài 2: Bằng phương pháp hóa học, hãy nhận biết các chất rắn sau: CaCO3, Na2CO3, MgO và CaO chứa trong các lọ mất nhãn.
Hướng dẫn giải:
- Nhận thấy các chất đều là chất rắn màu trắng.
- Lấy mẫu thử và đánh số thứ tự tương ứng.
- Cho nước vào các mẫu và khuấy đều.
+ Chất tan hoàn toàn trong nước tạo thành dung dịch: Na2CO3 và CaO. (nhóm 1)
CaO + H2O → Ca(OH)2
+ Chất không tan trong nước: CaCO3 và MgO. (nhóm 2)
- Cho lần lượt các chất rắn trong từng nhóm tác dụng với HCl.
Nhóm 1:
+ Chất rắn tan ra và sủi bọt khí: Na2CO3
Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + H2O + CO2↑
+ Chất rắn tan ra, không có sủi bọt khí: CaO
CaO + 2HCl → CaCl2 + H2O
Nhóm 2:
+ Chất rắn tan ra và sủi bọt khí: CaCO3
CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2↑ + H2O
+ Chất rắn tan ra, không có sủi bọt khí: MgO.
MgO + 2HCl → MgCl2 + H2O
- Dán nhãn các chất rắn đã nhận biết.
2. Nhận biết muối sunfit không tan trong nước
Muối sunfit là muối của sulfurous acid. Các bài tập về muối sunfit cũng khá đa dạng và hay gặp trong các đề thi. Bài viết sau đây, sẽ hướng dẫn các em nhận biết muối sunfit không tan.
I. Cách nhận biết muối sunfit không tan trong nước
- Các muối thường gặp: CaSO3, MgSO3, BaSO3.
- Cách nhận biết: Cho tác dụng với axit như HCl, H2SO4 loãng…
- Hiện tượng: Sủi bọt khí SO2.
Ví dụ:
BaSO3 + 2HCl → BaCl2 + SO2↑ + H2O
Lưu ý: Ta có thể phân biệt được muối MgSO3 với BaSO3 khi cho tác dụng với dung dịch axit H2SO4 loãng, dư.
Hiện tượng:
Chất rắn tan thu được dung dịch và sủi bọt khí: MgSO3
Thấy sủi bọt khí, sau phản ứng vẫn còn kết tủa trắng: BaSO3
Phương trình:
MgSO3 + H2SO4 → MgSO4 + SO2↑ + H2O
BaSO3 + H2SO4 → BaSO4↓ + SO2↑ + H2O
II. Mở rộng
Các muối sunfit không tan thì bị nhiệt phân hủy tạo thành basic oxide và SO2.
Ví dụ:
BaSO3BaO + SO2↑
III. Bài tập nhận biết muối sunfit không tan
Bài 1: Bằng phương pháp hóa học, hãy nhận biết các chất rắn đựng trong các lọ mất nhãn sau: BaSO3; MgSO3; Na2SO3.
Hướng dẫn giải:
- Đánh số thứ tự từng lọ mất nhãn, trích mỗi lọ một ít sang ống nghiệm đánh số tương ứng (trích mẫu thử).
- Cho các mẫu thử vào nước và khuấy đều.
+ Mẫu thử tan hoàn toàn: Na2SO3.
+ Mẫu thử không tan: BaSO3 và MgSO3 (nhóm I)
- Cho các mẫu thử ở nhóm I phản ứng hết với lượng dư H2SO4.
+ Chất rắn tan hết tạo dung dịch đồng nhất và sủi bọt khí: MgSO3
MgSO3 + H2SO4 → MgSO4 + SO2↑ + H2O
+ Thấy sủi bọt khí, vẫn còn kết tủa sau khi phản ứng kết thúc: BaSO3
BaSO3 + H2SO4 → BaSO4↓ + SO2↑ + H2O
- Dán nhãn các chất đã nhận biết.
Bài 2: Khi cho khí SO2 vào lượng dư các dung dịch Ca(OH)2, Ba(OH)2, NaOH, NaCl. Số trường hợp thu được kết tủa là:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Hướng dẫn giải:
SO2 + Ca(OH)2 dư → CaSO3↓ + H2O
SO2 + Ba(OH)2 dư → BaSO3↓ + H2O
SO2 + 2NaOH dư → Na2SO3 + H2O
SO2 + NaCl → không phản ứng.
→ Chỉ có hai trường hợp sinh ra kết tủa.
→ Đáp án B
3. Nhận biết muối sunfua không tan trong nước
Muối sunfua là một hợp chất hóa học có chứa một hoặc nhiều ion trong phân tử. Như vậy, muối sunfua là muối có gốc . Tính chất hóa học của các muối sunfua thì khá là phức tạp và khó. Bài tập về muối sunfua cũng rất nhiều và đa dạng. Tuy nhiên, bài viết dưới đây sẽ giúp các em nắm được dạng bài nhận biết muối sunfua không tan.
I. Cách nhận biết muối sunfua không tan trong nước
- Một số muối sunfua hay gặp: FeS, ZnS, CdS, MnS, CuS …
- Cách nhận biết: Dựa vào màu sắc của muối
- Hiện tượng:
+ FeS, CuS, PbS: màu đen.
+ MnS: màu hồng.
+ ZnS: màu trắng.
+ CdS: màu vàng.
Chú ý:
- Một số muối sunfua (FeS, ZnS, MnS…) không tan trong nước nhưng tan được trong axit loãng sinh ra khí H2S. Tuy nhiên không dùng để nhận biết ở trên lớp vì khí H2S độc và có mùi trứng thối. Nếu tiến hành thí nghiệm thì làm trong tủ hút.
Ví dụ:
FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S↑
ZnS + 2HCl → ZnCl2 + H2S↑
- Các muối CuS, CdS không tan axit loãng.
II. Mở rộng
Một số khoáng vật sunfua: pirit (FeS2); cancopirit (FeCuS2); galen (PbS); blenđơ (ZnS).
III. Bài tập nhận biết muối sunfua không tan
Bài 1: Nêu phương pháp để phân biệt hai muối sunfua sau: FeS và CuS.
Hướng dẫn giải:
- Cả hai muối này là chất rắn, màu đen và không tan trong nước.
- Phân biệt: Dùng axit HCl loãng.
- Hiện tượng:
+ Sủi bọt khí có mùi trứng thối: FeS
FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S↑
+ Không hiện tượng: CuS.
Lưu ý: Tiến hành trong tủ hút vì H2S là khí độc và có mùi khó chịu.
Bài 2: Nêu hiện tượng và viết phương trình hóa học khi cho dung dịch Na2S vào lần lượt các dung dịch muối sau: CuSO4, CdCl2, ZnCl2 và MnSO4.
Hướng dẫn giải:
+ Xuất hiện kết tủa đen: CuSO4.
CuSO4 + Na2S → CuS↓ + Na2SO4
+ Xuất hiện kết tủa màu vàng: CdCl2.
CdCl2 + Na2S → CdS↓ + 2NaCl
+ Xuất hiện kết tủa màu hồng: MnSO4.
MnSO4 + Na2S → MnS↓ + Na2SO4
+ Xuất hiện kết tủa màu trắng: ZnCl2.
ZnCl2 + Na2S → ZnS↓ + 2NaCl
Xem thêm cách nhận biết các chất hóa học nhanh, chi tiết khác:
- Đề thi lớp 1 (các môn học)
- Đề thi lớp 2 (các môn học)
- Đề thi lớp 3 (các môn học)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Giáo án lớp 1 (các môn học)
- Giáo án lớp 2 (các môn học)
- Giáo án lớp 3 (các môn học)
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án lớp 12 (các môn học)