Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module THCS25 mới nhất
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module THCS25
BÀI THU HOẠCH
BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN GIÁO VIÊN
Module THCS25: Viết sáng kiến trong trường THCS
Năm học: ..............
Họ và tên:.................................................................................................................................................................................................
Đơn vị:.......................................................................................................................................................................................................
Giáo dục là một hoạt động luôn đòi hòi phải sáng tạo. Sự sáng tạo này được bắt nguồn từ việc người giáo viên phải thường xuyên sử dụng các phương pháp giáo dục linh hoạt để xử lí các tình huống sư phạm bất thường nảy sinh. Đặc biệt khi chúng ta sống trong thời đại khoa học và công nghệ phát triển nhanh chóng và thế giới đang diễn ra quá trình hội nhập sâu rộng, thì việc giáo dục thế hệ trẻ trở thành những công dân năng động, sáng tạo là một yêu cầu bức thiết.
Viết sáng kiến kinh nghiệm giáo dục là tổng kết lại những việc đã làm có kết quả tốt, là nghiên cứu ứng dụng những lí thuyết mới, những sáng kiến mới vào thực tế. Đối với các nhà giáo, đây vừa là hình thức nghiên cứu để phát triển chuyên môn, vừa là hình thức tự học để hoàn thiện năng lực sư phạm mà mục đích cuối cùng là góp phần nâng cao chất lượng quá trình giáo dục và dạy học trong nhà trường.
Với tầm quan trọng của nó, việc viết sáng kiến kinh nghiệm giáo dục đang được phát động thành một phong trào rộng khắp trong tất cả các bậc học từ mầm non đến trung học phổ thông của cả nước.
Viết sáng kiến kinh nghiệm trong trường trung học cơ sở là một module trong chương trình bồi dưõng thường xuyên nâng cao năng lực nghề nghiệp cho giáo viên các trường trung học cơ sở, bao gồm những nội dung sau đây:
1. Bản chất của sáng kiến kinh nghiệm giáo dục.
2. Ý nghĩa của việc viết sáng kiến kinh nghiệm giáo dục.
3. Lựa chọn đề tài viết sáng kiến kinh nghiệm giáo dục trong trường trung học cơ sở.
4. Thực hành viết sáng kiến kinh nghiệm giáo dục trong trường trung học cơ sở.
5. Đánh giá và phổ biến ứng dụng sáng kiến kinh nghiệm giáo dục tiên tiến trong trường trung học cơ sở.
I. TÌM HIỂU CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN VIẾT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TRONG TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
1. Nghiên cứu khoa học (scientific research)
Từ trước đến nay trong các tài liệu lí thuyết, các tác giả trong nước và nước ngoài đã có nhiều cách tiếp cận về nghiên cứu khoa học, do vậy đã đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau. Trong số đó có một cách tiếp cận mà chúng tôi cho là hợp lí hơn cả, đó là:
- Nghiên cứu khoa học là hoạt động tìm tòi, khám phá, giải thích, kiểm nghiệm các sự kiện, hiện tượng trong hiện thực khách quan một cách có hệ thống. Mục đích của nghiên cứu khoa học là hình thành tri thức mới về thế giới khách quan và tìm kiếm các phương pháp ứng dụng chúng vào thực tế, nhằm năng cao chất lượng cuộc sống của con người.
- Thuật ngữ nghiên cứu còn được sử dụng để nói về các hoạt động khảo sát thực tế, thu thập thông tin, tổng kết kinh nghiệm, tìm phương án giải quyết các vấn đề vướng mắc trong chuyên môn, nghề nghiệp có liên quan đến phương pháp khoa học do các nhà chuyên môn thực hiện.
Ở trường hợp thứ nhất, hoạt động nghiên cứu của các nhà khoa học chuyên nghiệp được thực hiện trong các viện nghiên cứu, trong các trường đại học, với các đề tài khoa học cấp quốc gia, cấp bộ, ngành, cấp tỉnh, thành và cấp cơ sở.
Ở trường hợp thứ hai, hoạt động nghiên cứu của các nhà chuyên môn được thực hiện ngay trong quá trình sản xuất, hoạt động kinh tế, văn hoá, xã hội, ở các đơn vị sản xuất, nhà trường... nhằm giải quyết những vướng mắc, khó khăn trong hoạt động chuyên môn để tìm cách cải tiến, đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả lao động. Đây là một hoạt động rất phổ biến trong thời đại ngày nay làm cho khoảng cách giữa nhà chuyên môn và nhà khoa học đuợc rút ngắn, bởi vì nghiên cứu khoa học hỗ trợ cho hoạt động chuyên môn rất có hiệu quả. Một nhà chuyên môn giỏi cũng đồng thời là người có năng lực nghiên cứu khoa học tốt, có quan điểm tiếp cận và kĩ năng nghiên cứu ở mức độ chuyên sâu.
Như vậy, nghiên cứu khoa học ít nhất cũng có hai cấp độ: nghiên cứu chuyên nghiệp nhằm phát triển khoa học, công nghệ và nghiên cứu chuyên môn nhằm năng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động chuyên môn, nghề nghiệp, cả hai cấp độ này đều rất quan trọng.
Nghiên cứu tổng kết sáng kiến kinh nghiệm giáo dục trong nhà trường do giáo viên thực hiện thuộc cấp độ thứ hai, giúp các nhà giáo nâng cao năng lực sư phạm để làm tốt công việc giảng dạy và giáo dục.
Nghiên cứu khoa học hiện đại có bốn loại hình, trong đó có hai loại hình quan trọng nhất đó là nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng.
2. Nghiên cứu cơ bản (research fundamental)
- Nghiên cứu cơ bản (hay còn gọi là nghiên cứu thuần tuý) là loại hình nghiên cứu được thực hiện bởi sự đam mê sáng tạo của các nhà khoa học, để trả lời những câu hỏi thuần tuý khoa học. Động lực thôi thức các nhà khoa học nghiên cứu cơ bản là tìm tòi, khám phá để mở rộng những hiểu biết về thế giới khách quan, tạo ra hệ thống lí thuyết khoa học mới, ở thời điểm này các nhà khoa học chưa đặt ra vấn đề tìm kiếm lợi nhuận kinh tế. Tuy vậy, các kết quả nghiên cứu cơ bản lại rất quan trọng vì nó là cơ sở cho sự phát triển của toàn bộ hệ thống khoa học và công nghệ, sẽ đem lại những thành tựu kinh tế lớn lao cho nhân loại.
- Nghiên cứu cơ bản trong thời kì hiện đại thường được thực hiện ở các quốc gia, ở các viện nghiên cứu khoa học, nơi có tiềm lực khoa học, có nhiều nhà khoa học tài năng, có các thiết bị kĩ thuật hiện đại, nguồn tài chính dồi dào và thông tin khoa học phong phú.
Trong lịch sử nhân loại có nhiều thành tựu nghiên cứu cơ bản gắn với tên tuổi của của các nhà khoa học lỗi lạc, ví dụ:
+ Nicolas Copeníc với thuyết “nhật tâm”.
+ Isaac N ewton với định luật “Vạn vật hấp dẫn” và nguyên lí “bảo toàn năng lượng".
+ Charles Darwin với thuyết “tiến hoá".
+ Alb ert Einstein với thuyết “tương đối".
và hàng loạt các công trình nghiên cứu lí thuyết khác trên tất các lĩnh vực tự nhiên, xã hội, kinh tế, kĩ thuật...
3. Nghiên cứu ứng dụng (research applied)
- Nghiên cứu ứng dụng là loại hình nghiên cứu sử dụng các lí thuyết khoa học cơ bản vào việc giải quyết các vấn đề của thực tế cuộc sống. Mục đích của nghiên cứu ứng dụng là tạo ra các quy trình công nghệ mới, các phương pháp quản lí kinh tế, văn hoá, xã hội mới... nhằm cải thiện chất luợng và hiệu quả lao động, phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội.
- Nghiên cứu ứng dụng đuợc thực hiện phổ biến ở các nước đang hiện đại hoá công nghệ. Nghiên cứu ứng dụng làm rút ngắn khoảng cách giữa các lí thuyết khoa học và thực tế cuộc sống, làm cho khoa học và sản xuất cùng phát triển nhanh hơn.
Hiện nay, một số nhà khoa học nhận thấy sự cấp thiết của việc giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu như: bùng nổ dân số, ô nhiễm môi trường, tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt... cho rằng đã đến lúc phải chuyển trọng tâm từ nghiên cứu cơ bản sang nghiên cứu ứng dụng. Đây là một nhấn mạnh về tầm quan trọng của nghiên cứu ứng dụng trong xã hội hiện đại.
Trong lịch sử nhân loại có lất nhiều công trình nghiên cứu ứng dụng đã tạo ra những phát minh, sáng chế có ý nghĩa rất lớn đối với cuộc sống con người, ví dụ: người ta ứng dụng định luật Archimed: “Lực đẩy tác dụng lên vật bằng trọng lực phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ" để trục vớt các tàu thuyền bị đắm...
Theo đánh giá của France Press, ở thế kỉ XX nhân loại có 12 phát minh vĩ đại như sau:
- Phát minh thứ nhất Máy bay
Năm 1903, hai anh em nhà Wright (Orville và Wilbur Wright) thực hiện thành công chuyến bay đầu tiên trong lịch sử nhân loại trên thiết bị bay có gắn động cơ do họ sáng chế. Năm 1930 kĩ sư người Anh Ph. Watl phát minh ra động cơ phản lực. Chín năm sau hãng Heinkel của Đức chế tạo thành công chiếc máy bay khổng lồ có thể chứa đuợc tới 700 hành khách. Ngày nay máy bay là phương tiện giao thông được sử dụng phổ biến và ưa chuông trên toàn thế giới.
- Phát minh thứ hai: Vô tuyến truyền hình
Năm 1923, J. Berd kĩ sư người Scotland phát minh ra chiếc máy có khả năng nhận hình ảnh từ những tín hiệu điện từ - đó chính là tiền thân của máy vô tuyến truyền hình ngày nay. Năm 1932, hãng BBC của Anh bất đầu phát đi các chương trình truyền hình thường kì. Ngày nay sóng truyền hình đã có ở mọi nơi trên trái đất thông qua trạm chuyển tiếp bằng cáp truyền hình hoặc vệ tinh.
- Phát minh thứ ba: Peniciline
Peniciline “thần duợc" của thế kỉ XX được chế tạo ra năm 1920 bởi nhà nghiên cứu người Scotland Alexander Fleming, ông phát hiện ra một loại mốc có khả năng tiêu diệt các loài vi khuẩn có ở xung quanh chúng.
Mười năm sau, một nhóm các nhà bác học người Anh tìm ra phương pháp làm sạch chế phẩm từ loại mốc này. Năm 1943, những viên kháng sinh Peniciline đầu tiên được sản xuất và sử dụng rộng rãi trong y học, mỗi năm đã cứu sống hàng triệu người.
- Phát minh thứ tư: Phản ứng nhiệt hạch
Năm 1942, một nhóm nhà khoa học ở trường Đại học Chicagirliy Mỹ thành công trong nghiên cứu sự phân chia nguyên tử, nguyên tố phóng xạ. Ba năm sau quả bom nguyên tử đầu tiên được thí nghiệm. Một tháng sau, hai quả bom nguyên tử đã ném xuống Hiroshima và Nagasaki. Ngày này năng lượng nguyên tử được sử dụng chủ yếu vào mục đích hòa bình.
- Phát minh thứ năm: Máy tính điện tử
Chiếc máy tính điện cơ đầu tiên được sáng tạo ra năm 1943 để dò mở mã khoá của phát xít Đức trong chiến tranh thế giới lần thứ hai, những phát mình tiếp theo là transitor (1947) microprocessor (1970), đĩa cứng (1956), modem (1900), con chuột (1903)... đã lãm tăng tốc độ thu nhận và xử lí thông tin của máy tính lên hàng vạn lần. Ngày nay máy tính là công cụ không thể thiếu đuợc trong bất cứ lĩnh vực nghề nghiệp nào.
- Phát minh thứ sáu: Thuốc tránh thai
Năm 1954, các bác sĩ người Mĩ Gregory Pincus, John Rock, Min - chueh Chang sáng tạo ra những viên thuốc tránh thai đầu tiên và giờ đây chúng được sử dụng rộng rãi, giúp người phụ nữ có thể kiểm soát được kế hoạch sinh đẻ của mình, chủ động trong công tác và xây dựng cuộc sống.
- Phát minh thứ bảy. ADN
Năm 1953, nhà bác học người Anh Cric cùng với nhà bác học Mĩ J. Watson khám phá phân tử ADN mang thông tin di truyền đã tạo ra những thành công lớn trong y học và nông học, giờ đây bản đồ gen người đã được thiết lập, phục vụ cho cuộc sống tương lai của loài người.
- Phát minh thứ tám: Laser
Ý tưởng về laser được Einstein đưa ra từ năm 1917 nhưng phải đến 40 năm sau mới được G. Guld- Đại học Columbia Mĩ biến thành hiện thực, laser đã nhanh chóng được ứng dụng rộng rãi từ việc hàn kim loại đến ứng dụng trong y học, máy tính điện tử và video...
- Phát minh thứ chín: Cấy ghép bộ phận trong cơ thể người
Năm 1967, bác sĩ người Nam Phi C.Bamard cấy ghép thành công trái tim của một người mới chết cho một bệnh nhân. Sau đó y học lần lượt thành công trong việc ghép tay, tuỵ, da, buồng trứng thay thế một số bộ phận của động vật cho các bệnh nhân.
- Phát minh thứ mười: Sinh con trong ống nghiệm
Cô bé đầu tiên đuợc sinh ra trong ống nghiệm là Liza Braun. Thành công này của y học đã mang lại hạnh phúc cho biết bao gia đình hiếm, muộn con.
- Phát minh thứ mười một: Bay vào vũ trụ
Kỉ nguyên vũ trụ mở ra khi vệ tinh nhân tạo đầu tiên của Liên Xô được phóng lên quỹ đạo. Bốn năm sau Gagarin bay vào vũ trụ. Tám năm sau ba nhà du hành Mỹ đổ bộ lên mặt trăng. Giờ đây vệ tinh đựợc sử dụng rộng rãi để chuyển tiếp điện thoại, truyền hình, dự báo thời tiết, nghiên cứu khoa học.
- Phát minh thứ mười hai: Internet
Năm 1969, lần đầu tiên trong lịch sử khoa học các dữ liệu thông tin đuợc truyền qua lai giữa hai máy tính cách nhau hàng ngàn km, đó là tiền thân của công nghệ thông tin và viễn thông. Năm 1903, Robert E. Kahn, Vint Cerf sáng tạo ra mạng TCP/IP đầu tiên và hiện nay trên trái đất đã có hàng tỉ người sử dụng Internet như một phương tiện truyền thông chủ yếu.
4.Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng là loại hình nghiên cứu ứng dụng trong lĩnh vực giáo dục, thông qua các tác động hoặc can thiệp sư phạm vào quá trình giáo dục và đánh giá ảnh hưởng của chúng đến chất lượng và hiệu quả giáo dục (Tài liệu Dự án Việt - BỈ về giáo dục, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội, 2011).
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng được thực hiện trong nhà trường, cho nên có hai yếu tố quan trọng cần được lưu ý, một là các tác động sư phạm và hai là người tổ chức thực hiện các tác động đó:
- Các tác động sư phạm ở đây chính là những lí thuyết khoa học về tâm lí, giáo dục học, về khoa học quản lí giáo dục... do giáo viên và cán bộ quản
lí giáo dục sưu tầm từ các nguồn tài liệu khác nhau, hoặc thu hoạch được từ các cuộc tập huấn, bồi dưỡng giáo viên của ngành giáo dục...
- Người nghiên cứu tổ chức các tác động sư phạm và đánh giá ảnh hưởng của chúng đối với hiệu quả giáo dục học sinh cũng chính là giáo viên, cán bộ quản lí giáo dục đang giảng dạy và làm việc trong các nhà trường.
Đứng như nhận xét của Guskey T.R: “Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng là cách tốt nhất để xác định những vấn đề giáo dục tại chính nơi nó xuất hiện: tại lớp học, tại trường học. Những người đang hoạt động trong môi trường giáo dục trục tiếp tham gia vào quá trình nghiên cứu sẽ phát hiện ra các vấn đề cần phải nghiên cứu, các lí thuyết khoa học đuợc ứng dụng ngay tại nơi nó đang cần dùng, các vấn đề vướng mắc sẽ được giải quyết nhanh hơn" (Guskey T.R. (2000), Đánh giá phát triển chuyên môn Thousand Oaks, CA. NXB Corwin).
Như vậy, nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng thuộc cấp độ thứ hai - nghiên cứu của các nhà giáo để nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường.
5. Sáng kiến kinh nghiệm
Sáng kiến kinh nghiệm là những tri thức về lao động sáng tạo, được con người tích lũy trong hoạt động thực tiễn và sử dụng ngay trong công việc hằng ngay, sáng kiến kinh nghiệm là cụm từ ghép gồm hai khái niệm sáng kiến và kinh nghiệm. Ta có thể phân tích để hiểu cụm từ này như sau:
5.1. Sáng kiến (initiative)
Theo từ điển Tiếng Việt “Sáng kiến là ý kiến mới có tác dụng làm cho công việc tiến hành tốt hơn". Từ đây ta có thể suy rộng ra: sáng kiến là các ý tưởng hay, các giải pháp mới đưọc sử dụng để giải quyết những vướng mắc khó khăn trong chuyên môn, nhờ đó mà công việc trở nên có chất lưọng, hiệu quả hơn trước.
Sáng kiến là ý tưởng mới, giải pháp mới thường đi liền với cải tiến, đổi mới, cao hơn nữa là phát minh, sáng chế, chúng đều thuộc phạm trù sáng tạo.
Sáng kiến thường xuất hiện khi người lao động gặp khó khăn trong công việc, phải tập trung suy nghĩ để tìm cách giải quyết khắc phục, hoặc từ việc nhận thấy những hạn chế, nhược điểm của các công cụ lao động, của các phương pháp, quy trình sản xuất đã có, từ đó xuất hiện ý tưởng phải đổi mới.
Sáng kiến còn được hình thành trong quá trình các nhà chuyên môn thảo luận về những khó khăn trong công việc, mỗi người đề xuất một ý kiến, cùng bàn bạc, cùng làm thử và cuối cùng hình thành một phương án, một giải pháp tốt nhất- đó chính là sáng kiến. Câu tục ngữ “Cái khó ló cái khôn" là nói về trường hợp này.
Người có sáng kiến là người thông minh, sáng tạo không chịu lui bước trước khó khăn, ham học hỏi, luôn cải tiến, đối mới công cụ và phương pháp để làm việc tốt hơn và họ thường tiến bộ rất nhanh trong hoạt động chuyên môn, nghề nghiệp của mình.
Trong lao động sản xuất chúng ta thường nói đến sáng kiến, cải tiến kĩ thuật, tức là nói đến việc người lao động tìm ra được các biện pháp kĩ thuật mới lam cho công việc được tiến hành có hiệu quả hơn, sản phẩm có chất lượng cao hơn.
Trong hoạt động giáo dục các nhà giáo cũng có nhiều sáng kiến trong nghiên cứu chế tạo đồ dùng dạy học, tìm ra các phương pháp giáo dục tạo hứng thú, phát huy tính tích cực học tập cho học sinh...
Để có sáng kiến, người lao động phải thường xuyên học tập cập nhât kiến thức, luôn đầu tư nghiên cứu, tích lũy kinh nghiệm, cải tiến, đối mới phương pháp làm việc. Những sáng kiến có giá trị được Nhà nước cấp bằng phát minh, sáng chế và được bảo hộ quyền sở hữu tri tuệ.
Trong lĩnh vực giáo dục, những sáng kiến xuất sắc đuợc sở Giáo dục và Đào tạo khen thưởng và cấp Bằng lao động sáng tạo.
5.2.Kinh nghiệm (experíence)
Kinh nghiệm là những hiểu biết của con người về thực tiễn hoạt động xã hội, bao gồm kiến thức, kĩ năng và thái độ được chọn lọc, tích lũy trong quá trình sống, lao động sản xuất, trong quá trình tương tác với môi trường và những kết quả của các tương tác đó đem lại.
Kinh nghiệm là những tri thức tổng hợp mà con người đã trải nghiệm, được chỉnh lí, hệ thống hoá, trở thành vốn sống thực tế của mỗi cá nhân hay tập thể. Khi nói tới kinh nghiệm là nói đến những gì đã xảy ra, người lao động đã trải qua không còn là những dự định hay ý tưởng nữa.
Ví dụ: Kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp, kinh nghiệm giáo dục... là những gì tốt nhất đã được rút từ thực tiễn sản xuất nông nghiệp hay hoạt động giáo dục, nhờ có nó mà nhà nông và nhà giáo đạt đuợc hiệu quả cao trong lao động sản xuất và trong quá trình giáo dục học sinh.
Kinh nghiệm là những bài học đáng nhớ nhất trong cuộc sống và hoạt động mà con người đã trải qua. Kinh nghiệm thường có hai mặt: kinh nghiệm thành công là bài học quý cần được phổ biến để áp dụng, kinh nghiệm thất bại là bài học cần ghi nhớ để không bao giờ lặp lại.
Người có nhiều kinh nghiệm là người đã từng trải trong hoạt động thực tiễn, có thâm niên công tác trong chuyên môn, nghề nghiệp. Kinh nghiệm thực tế có giá trị lớn đối với cuộc sống và lao động, giúp con người hoàn thành mọi công việc có chất lượng và hiệu quả cao, nhanh chóng vượt qua những khó khăn, trở ngại đi thẳng tới mục tiêu bằng con đường ngắn nhất.
Trong hoạt động giáo dục, các nhà giáo cũng thường xuyên đúc rút kinh nghiệm khi lựa chọn thông tin, thiết kế bài giảng, làm đồ dùng dạy học, đổi mới phương pháp dạy học và giáo dục cho phù hợp với các đối tượng học sinh, với từng môn học, từng bài học cụ thể. Nhà giáo có kinh nghiệm là người biết xử lí khéo léo các tình huống sư phạm và có các phương pháp giáo dục linh hoạt, đạt hiệu quả giáo dục cao.
Sáng kiến là cái mới, còn kinh nghiệm là cái đã trải qua, nhưng chúng lại có mối quan hệ mật thiết với nhau. Khi nói đến sáng kiến là nói đến một ý tưởng mới xuất hiện ở một thời điểm nhất định, sáng kiến được sử dụng nhiều lần có hiệu quả sẽ trở thành kinh nghiệm và ngược lại từ tổng kết kinh nghiệm có thể phát hiện nhược điểm, thiếu sót của những việc đã làm, từ đó nảy sinh các ý tưởng đối mới đó chính là sáng kiến, vì vậy, cụm từ sáng kiến kinh nghiệm luôn đi liền với nhau cũng là có lí.
Người lao động thường xuyên đúc rút kinh nghiệm là người có ý thức lao động sáng tạo, có nhiều sáng kiến, công việc của họ thường đạt được chất lượng và hiệu quả cao.
6.Sáng kiến kinh nghiệm giáo dục tiên tiến
Trong thực tế, khi nói đến sáng kiến kinh nghiệm người ta thường nói tới những thành công, những điển hình tốt, ít khi nói đến thất bại, cho nên xuất hiện khái niệm sáng kiến kinh nghiệm tiên tiến. Tất nhiên, đây là một quan niệm chưa đầy đủ, bởi vì cần phải nghiên cứu cả những tình huống thất bại để rút ra những bài học bổ ích nhằm ngăn ngùa những sai sót có thể tái diễn, ta có thể tạm gọi đó là những “kinh nghiệm không thành công", hay là những "bài học thất bại".
Sáng kiến kinh nghiệm giáo dục tiên tiến là những điển hình sáng tạo đã đem lại những thành công cho cá nhân, cho nhà trường, cho địa phương, cao hơn nữa cho cả ngành giáo dục. Sáng kiến kinh nghiệm giáo dục tiên tiến là kết quả của những hoạt động giáo dục được tổ chức ở trình độ cao, ít hao phí thời gian, công sức của cán bộ, giáo viên và học sinh mà vẫn đem lai hiệu quả tốt.
- Sáng kiến kinh nghiệm giáo dục tiên tiến là cơ sở để tổng kết lí luận giáo dục, là tiền đề để phát triển thành nghệ thuật sư phạm.
- Viết sáng kiến kinh nghiệm giáo dục tiên tiến là sự kết hợp hài hoà giữa nghiên cứu lí thuyết và tổng kết hoạt động thực tiễn. Từ phân tích kinh nghiệm thực tiễn có thể rút ra các kết luận có giá trị khoa học và ngược lại từ nghiên cứu lí luận có thể tìm ra biện pháp để năng cao chất luợng giáo dục trong thực tiễn.
Như vậy, sáng kiến kinh nghiệm giáo dục tiên tiến là hệ thống kiến thức, kĩ năng và các phương pháp điển hình đã đưọc sử dụng để nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục hoặc để khắc phục những khó khăn mà những biện pháp thông thưòng không thể giải quyết được. Ví dụ:
- Sáng kiến sử dụng lược đồ tư duy trong giảng dạy và tự học.
- Sáng kiến làm đồ dùng dạy học.
- Kinh nghiệm vận động quần chúng làm công tác xã hội hóa giáo dục ở các địa phương.
- Kinh nghiệm giáo dục học sinh cá biệt về đạo đức.
- Kinh nghiệm bồi duõng học sinh giỏi toán...
Trong phạm vi module này, chúng ta sử dụng cụm từ “sáng kiến kinh nghiệm" như một khái niệm mà không phân tách thành hai nội dung riêng.
7. Tổng kết sáng kiến kinh nghiệm giáo dục
Đứng ở góc độ phương pháp luận, tổng kết sáng kiến kinh nghiệm giáo dục là phương pháp nghiên cứu khoa học, rất gần với phương pháp nghiên cứu điển hình (Cass Study).
Từ việc phân tích các sự kiện điển hình trong giáo dục, các nhà giáo có thể tìm ra những nhân tố tham gia, phát hiện ra những nguyên nhân chủ quan, khách quan đã làm ảnh hương đến sự thành công hay thất bại của các hoạt động giáo dục, để từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm.
Như vậy, tổng kết sáng kiến kinh nghiệm giáo dục là một phương pháp nghiên cứu khoa học ễem xét lại quá trình và kết quả hoạt động giáo dục trong nhà trường, để rút ra những bài học kmh nghiệm nhằm tạo ra những bước tiến mới trong hoạt động giáo dục.
Tổng kết kinh nghiệm được sử dụng ở tất cả các loại hình hoạt động của con người trong sản xuất vật chất, hoạt động xã hội, nghiên cứu khoa học và giáo dục...
Trong nghiên cứu kĩ thuật, tổng kết kinh nghiệm còn giúp phát hiện quy trình giải các bài toán tối ưu, trên cơ sở phân tích hệ thống thông tin về các giải pháp kĩ thuật đó sử dụng trong sản xuất, đây chính là cơ chế sáng tạo Algorithm (xem thêm trang 57 chương 4 Cơ chế sáng tạo khoa học, trong giáo trinh Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Phạm Viết Vương, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001).
Sự nghiệp giáo dục của chúng ta đang phát triển hết sức mạnh mẽ đã đem lại những thành tựu to lớn. Các thầy, cô giáo đã đào tạo đuợc nhiều thế hệ thanh niên ưu tú, đầy tài năng, phục vụ cho công cuộc xây dụng đất nước. Những thành tựu giáo dục này cần được nghiên cứu, tổng kết để rút ra các bài học kinh nghiệm.
Tổng kết kinh nghiệm giấo dục là một phương pháp thuộc nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn giáo dục, nó hỗ trợ cho các phương pháp nghiên cứu lí thuyết rút ra các kết luận có giá trị khoa học và thực tiễn cao.
Mục đích của tổng kết kinh nghiệm giáo dục là:
+ Tìm hiểu nguồn gốc, bản chất, nguyên nhân và phương pháp giải quyết những tình huống giáo dục của các nhà giáo trong một môn học, một lớp học, một trường học hay một địa phương.
+ Tổng kết việc ứng dụng các lí thuyết khoa học tiên tiến vào quá trình giáo dục và dạy học ở các nhà trường.
+ Tổng kết các sáng kiến, cải tiến phương pháp giáo dục và dạy học của các nhà sư phạm tiên tiến.
Như vậy, tổng kết kinh nghiệm giáo dục tiên tiến ít nhất có hai trường hợp:
- Trường hợp thứ nhất là xem xét, tổng kết lai những gì bản thân các nhà giáo đã làm tốt, để rút kinh nghiệm làm tốt hơn nữa.
- Trường hợp thứ hai là phân tích, tổng kết việc ứng dụng những lí thuyết khoa học mới, những sáng kiến, cải tiến vào thực tế giáo dục để rút ra những kinh nghiệm trên cơ sở xem xét hiệu quả sư phạm của chúng.
-Tổng kết sáng kiến kinh nghiệm giáo dục tiên tiến nằm ở trường hợp thứ hai, thuộc phạm trù nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng, bao gồm ba bước: suy nghĩ, thử nghiệm và kiểm chúng.
+ Suy nghĩ là quá trình phân tích các mâu thuẫn, những bất cập trong giáo dục, để tìm ra những nguyên nhân chủ quan, khách quan từ đó đề xuất các biện pháp khắc phục.
+ Thử nghiệm là áp dụng những sáng kiến mới, những lí thuyết mới vào quá trình giáo dục trong nhà truàmg.
+ Kiểm chứng là đánh giá hiệu quả của những tác động sư phạm của những sáng kiến mới, những lí thuyết mới đến quá trình giáo dục, để rút ra những bài học kinh nghiệm.
Tóm lại, tổng kết sáng kiến kinh nghiệm giáo dục là quá trình phân tích, đánh giá thực tiễn giáo dục, để tìm ra những bài học có ích, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường. Viết sáng kiến kinh nghiệm giáo dục là nhiệm vụ của tất cả các nhà giáo ở các trường trung học cơ sở.
II. Ý NGHĨA CỦA VIỆC VIẾT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM GIÁO DỤC TRONG TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
1.Ý nghĩa của việc viết sáng kiến kinh nghiệm đối với các nhà giáo
Đối với các nhà giáo đang giảng dạy trong các trường học trung học cơ sở, viết sáng kiến kinh nghiệm giáo dục vừa là hoạt động nghiên cứu khoa học, vừa là hình thức tự học, tự bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp, cho nên nó có nhiều tác dụng, đó là:
- Hình thành quan điểm nghiên cứu trong hoạt động chuyên môn, một nhà giáo dục giỏi là người có óc xét đoán, chỉ đưa ra những quyết định khi đã có đủ các căn cứ khoa học và thực tiễn.
- Hình thành các kĩ năng nghiên cứu khoa học như: kĩ năng phát hiện và giải quyết vấn đề, kĩ năng tìm tòi, xử lí thông tin, kĩ năng suy luận để rút ra những bài học bổ ích.
- Nhà giáo dục có kĩ năng nghiên cứu khoa học là người có khả năng tìm hiểu, nắm bắt đuợc đặc điểm tâm, sinh lí lứa tuổi học sinh THCS, hiểu rõ trình độ, năng lực, nhu cầu, hứng thú, thái độ học tập của học sinh để có thể tìm ra các phương pháp giáo dục phù hợp trên cơ sở nắm vững các mối quan hệ nhân quả của tác động sư phạm đối với sự hình thành nhân cách của học sinh.
- Nhà giáo có kĩ năng nghiên cứu là người thường xuyên cập nhât để mở rộng kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm, từ đó hoạt động giáo dục sẽ trở nên có chất lượng và hiệu quả hơn.
- Nhà giáo có kĩ năng nghiên cứu là người có khả năng tiếp nhận các lí thuyết khoa học hiện đại, biết lựa chọn và sử dụng các phương pháp giáo dục tiên tiến một cách sáng tạo.
- Nhà giáo có kĩ năng nghiên cứu là người có năng lực tư duy nghề nghiệp, biết xác định các mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục, hình dung ra đuợc các bước đi, dự đoán các tình huống sư phạm có thể nảy sinh và chuẩn bị các phương tiện kĩ thuật hỗ trợ.
- Một nhà giáo đồng thời là nhà nghiên cứu giỏi là người có kĩ năng thiết kế bài giảng, phát triển nội dung chương trình, sử dụng các phương pháp giáo dục linh hoạt, phù hợp với các đối tượng học sinh và tình huống sư phạm cụ thể.
- Tổng kết kinh nghiệm còn giúp các nhà giáo hình thành kĩ năng tự đánh giá và đánh giá hiệu quả của quá trình giáo dục để từ đó đổi mới phuơng pháp giáo dục học sinh ngày một tốt hơn.
2.Ý nghĩa của viết sáng kiến kinh nghiệm đối với việc nâng cao chất lượng
giáo dục trong nhà trường
- Sáng kiến kinh nghiệm giáo dục tiên tiến là kết quả lao động sáng tạo của đội ngũ giáo viên, cho nên viết sáng kiến kinh nghiệm có tác dụng thức đẩy việc nghiên cứu và ứng dụng khoa học giáo dục, từ đó sẽ nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường.
- Viết sáng kiến kinh nghiệm giáo dục xuất phát từ việc giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn giáo dục, từ đó giúp các nhà giáo tìm giải pháp khắc phục khó khăn và cải tiến phương pháp sư phạm của mình.
- Sáng kiến kinh nghiệm là những thành công của từng cá nhân, của tập thể sư phạm tiên tiến, tạo cho các nhà giáo niềm tin vào khả năng của mình có thể đóng góp cho sự nghiệp giáo dục ở nhà trường hay địa phương.
- Viết sáng kiến kinh nghiệm giáo dục giúp nhà trường thực hiện tốt mục tiêu giáo dục thế hệ trẻ, quán triệt chủ trương đổi mới toàn diện để nâng cao chất lượng giáo dục của toàn ngành.
- Sáng kiến kinh nghiệm tiên tiến có thể đem trao đổi, phổ biến để áp dụng rộng rãi trong các trường học của hệ thống giáo dục quốc dân, do đó kinh nghiệm tiên tiến sẽ đuợc lan toả đến các địa phương.
-Viết sáng kiến kinh nghiệm còn tạo động lực thi đua, phấn đấu nâng cao năng lực chuyên môn của tập thể các nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục.
3.Ý nghĩa của viết sáng kiến kinh nghiệm đối với sự tiến bộ của khoa học giáo dục
- Tổ chức viết sáng kiến kinh nghiệm giáo dục tiên tiến trong nhà trường là huy động đội ngũ các nhà giáo và cán bộ quản lí tham gia nghiên cứu tổng kết giáo dục, có tác dụng thúc đẩy việc nghiên cứu và ứng dụng khoa học giáo dục trong nhà trường.
- Các sáng kiến kinh nghiệm thường đề cập tới nhiều mặt, nhiều khía cạnh phong phú, sinh động của thực tế giáo dục, đặc biệt là của các cá nhân và đơn vị giáo dục tiên tiến, nó có khả năng cung cấp tài liệu, làm cơ sở thực tiễn cho quá trình nghiên cứu phát triển khoa học giáo dục.
Sáng kiến kinh nghiệm sư phạm tiên tiến được phổ biến, nhân rộng đồng nghĩa với việc truyền bá các thành tựu khoa học giáo dục tiên tiến, làm phát triển cả khoa học và thực tiễn giáo dục.
III. LỰA CHỌN ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM GIÁO DỤC TRONG TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
1. Đề tài sáng kiến kinh nghiệm giáo dục là gì?
Đề tài viết sáng kiến kinh nghiệm là các vấn đề tâm đắc nhất, những thành tựu nổi bật nhất trong hoạt động giáo dục của cá nhân hay tập thể cần phải tổng kết để rút ra các bài học phục vụ cho việc nâng cao chất lượng giáo dục và dạy học trong nhà trường.
Đề tài viết tổng kết kinh nghiệm nói chung thường được xây dựng trên các cơ sở:
- Phát hiện một hiện tượng mới, một sự kiện khác thường đã nảy sinh trong nhà trường.
- Phát hiện các mâu thuẫn giữa lí luận với thực tiễn đã tạo ra khoảng cách không thể chấp nhận đuợc.
- Phát hiện những nhược điểm của các phương pháp đã có làm cho công việc không đạt được hiệu quả mong muốn.
- Phát hiện ra những thành công khi áp dụng các sáng kiến mới vào giảng dạy các môn học, ở các lớp học cụ thể.
- Phát hiện những cá nhân, tập thể nhà giáo có những thành tích điển hình.
- Đề tài sáng kiến kinh nghiệm giáo dục thường bắt nguồn từ những ý tưởng trong khi giải quyết các công việc thực tế, trong nghiên cứu các vấn đề lí thuyết, hay qua trao đổi, tranh luận, thảo luận với đồng nghiệp.
- Đề tài viết sáng kiến kinh nghiệm giáo dục có thể là tổng kết lại các ứng dụng những lí thuyết khoa học vào trong quá trình giáo dục của bản thân hay của đồng nghiệp.
2. Tên đề tài
- Mỗi đề tài tổng kết sáng kiến kinh nghiệm đều phải đặt tên.
- Tên đề tài sáng kiến kinh nghiệm giáo dục được diễn đạt bằng một câu với các thuật ngữ chính xác, không dài quá 20 từ.
- Không sử dụng từ ngữ theo nghĩa bóng, không bắt đầu bằng các cụm từ: một số vấn đề..., bước đầu tìm hiểu..., thử bàn về..., góp phần làm sáng tỏ...
- Tên đề tài sáng kiến kinh nghiệm phải thể hiện rõ đối tượng và phạm vi nghiên cứu, đọc lên ta có thể hình dung được nội dung công trình nghiên cứu.
3. Những yêu cầu khi chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm
Viết sáng kiến kinh nghiệm là nhiệm vụ của giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục trong các nhà trường, cho nên khi chọn đề tài cần lưu ý mấy điểm sau đây;
- Phải là sáng kiến kinh nghiệm của bản thân, của tập thể nhà trường, gắn liền với công việc cụ thể đang làm, môn học đang dạy, tránh tình trạng tự biên, xa rời thực tế, các báo cáo sáng kiến kinh nghiệm đại loại như vậy sẽ không có tính thực tiễn, không thuyết phục được đồng nghiệp.
- Đề tài sáng kiến kinh nghiệm đã có tác dụng nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động giáo dục của bản thân và nhà trường một cách cụ thể.
- Đề tài sáng kiến kinh nghiệm phải có những đề xuất mới, có khả năng ứng dụng, dễ phổ biến tới đồng nghiệp.
- Kết quả nghiên cứu phải phù hợp với xu thế chung của giáo dục, không phải là cái ngẫu nhiên.
- Đề tài sáng kiến kinh nghiệm phải phù hợp với những thành tựu tiên tiến của khoa học giáo dục trong nước và thế giới.
- Sáng kiến kinh nghiệm có giá trị khoa học không thể là bản sao chép của người khác, hoặc làm vội vàng, qua loa theo phong trào để lấy thành tích.
- Viết sáng kiến kinh nghiệm giáo dục phải là một hoạt động có mục đích thiết thực, có kế hoạch, có sản phẩm, nhằm tìm ra những ý tưởng khoa học sáng tạo, độc đáo của từng cá nhân.
4. Những đặc điểm của giáo dục trung học cơ sở là căn cứ đế xác định đề tài sáng kiến kinh nghiệm
- Trung học cơ sở là cấp học bản lề của hệ thống giáo dục phổ thông, nằm giữa cấp tiểu học và trung học phổ thông.
- Mục tiêu giáo dục trung học cơ sở là chuẩn bị cho trẻ tiếp tục học tập ở các bậc cao hơn, hoặc đi học nghề.
- Nội dụng chương trình giáo dục trung học cơ sở được kết cấu toàn diện gồm năm mặt giáo dục.
- Học sinh ở lúa tuổi thiếu niên từ 11 đến 15, chủ yếu là người ờ cùng một địa phương, một phường, xã, đã cùng học với nhau từ bậc tiểu học, quen thân nhau từ bé.
- HS trung học cơ sở đang ở độ tuổi có những thay đổi lớn về lâm, sinh lí. Ham thích vui chơi văn nghệ, thể dục thể thao, ưa vận động, chạy nhảy, sinh hoạt tập thể.
- Nhà trường đóng ở các phường, xã, được sự quan tâm của chính quyền địa phương, của cha mẹ học sinh.
- Giáo viên trung học cơ sở đa số có trình độ cao đẳng sư phạm, còn bỡ ngỡ với hoạt động nghiên cứu khoa học, cho nên chọn đề tài thường trùng lặp nhau, bài viết chưa phong phú do chưa có kĩ năng làm báo cáo sáng kiến kinh nghiệm.
- Tổng kết sáng kiến kinh nghiệm giáo dục tiên tiến phụ thuộc rất nhiều vào tinh thần khoa học, ý thức tập thể, tính khách quan, trình độ và năng lực thực tiễn của đội ngũ các nhà giáo.
5. Các chủ đề viết sáng kiến kinh nghiệm giáo dục ở trường trung học cơ sở
Chủ đề viết sáng kiến kinh nghiệm giáo dục tiên tiến của giáo viên và cán bộ quản lí ở các trường trung học cơ sở nên tập trung vào hai lĩnh vực chủ yếu:
Một là, lĩnh vực quản lí giáo dục, ví dụ:
- Kinh nghiệm triển khai các mặt hoạt động giáo dục trong nhà trường.
- Kinh nghiệm quản lí chương trình và kế hoạch dạy học.
- Kinh nghiệm quản lí hoạt động của đội ngũ giáo viên.
- Kinh nghiệm quản lí nền nếp học tập của học sinh.
- Kinh nghiệm tổ chức bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên.
- Kinh nghiệm khai thác sử dụng phòng bộ môn, phòng thí nghiệm.
- Kinh nghiệm quản lí hoạt động của thư viện.
- Kinh nghiệm đối mới nội dụng sinh hoạt tổ chuyên môn.
- Kinh nghiệm tổ chức hội phụ huynh học sinh...
Hai là, hoạt động dạy học và giáo dục trong nhà trường, ví dụ:
- Kinh nghiệm tổ chức đối mới phương pháp dạy học các môn học.
- Kinh nghiệm bồi dương phương pháp học tập cho học sinh.
- Đối mới phuơng pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh.
- Đổi mới công tác chủ nhiệm lớp.
- Kinh nghiệm tổ chức sinh hoạt Đội Thiếu niên Tiền phong.
- Tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp.
- Giáo dục đạo đức cho học sinh.
- Giáo dục giới tính cho học sinh trung học cơ sở.
- Kinh nghiệm tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi.
- Kinh nghiệm tổ chức phụ đạo học sinh yếu, kém.
- Kinh nghiệm giáo dục học sinh cá biệt về đạo đức.
- Kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học.
- Kinh nghiệm tổ chức trò chơi dân gian.
- Kinh nghiệm tổ chức phong trào thể dục, thể thao.
- Kinh nghiệm tổ chức phong trào văn nghệ.
- Kinh nghiệm tổ chức tự làm đồ dùng dạy học.
- Kinh nghiệm khai thác sử dụng thiết bị dạy học hiện đại.
- Kinh nghiệm tổ chức cho học sinh tự học ở nhà theo nhóm.
- Kinh nghiệm tổ chức trò chơi sắm vai làm tăng khả năng nghe, nói tiếng Anh cho học sinh lớp 7.
- Kinh nghiệm tổ chức trò chơi vận động nhằm phát triển thể chất cho học sinh lớp 9.
- Kinh nghiệm tổ chức cho học sinh đánh giá chéo bài kiểm tra môn Toán lớp 8.
- Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh sáng tạo các bài toán mới từ bài toán gốc.
- Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh đọc hiểu tác phần “Phong kiều dạ bạc".
- Kinh nghiệm sử dụng kênh hình để giới thiệu các di tích lịch sử.
- Hướng dẫn học sinh giỏi giải nhanh các bài toán bằng biệt thức Đen ta.
- Sơ đồ hoá dạng toán chuyển động để ôn tập và bồi dưỡng học sinh giỏi.
- Sử dụng bài toán cổ để giải bài toán hon hợp môn Hoá học.
Tóm lại: Chọn đề tài viết sáng kiến kinh nghiệm giáo dục là một thao tác quan trọng, bởi vì nếu không có đề tài thì sẽ không có nghiên cứu tổng kết. Để có đề tài có giá trị khoa học và thực tiễn, các nhà giáo phải đầu tư trí tuệ trong công việc hằng ngày, luôn quan tâm đến chất lượng giáo dục, phải phân tích những ưu nhược điểm, thế mạnh của các phương pháp hay nội dụng giáo dục, tìm được cái thiếu hụt, cái chưa đầy đủ của thực tiễn để nghiên cứu tổng kết, sáng tạo ra cái mới cho giáo dục.
IV. THỰC HÀNH VIẾT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM GIÁO DỤC TRONG TRƯỜNG TRUNG HỌC CỞ SỞ
1. Những yêu cầu đối với một sáng kiến kinh nghiệm giáo dục
- Viết sáng kiến kinh nghiệm giáo dục là viết một văn bản khoa học về những bài học kinh nghiệm mà các nhà giáo đã rút ra được sau khi thực hiện thành công các hoạt động giảng dạy hay giáo dục của mình.
- Văn bản này không phải là báo cáo thành tích, mà là một báo cáo có cơ sở khoa học và thực tiễn, có suy nghĩ, phân tích để rút ra những kết luận có giá trị khách quan, cho thấy lợi ích, hiệu quả của những biện pháp đã làm đối với hoạt động giáo dục của bản thân, tập thể và nhà trường...
Do đó báo cáo sáng kiến kinh nghiệm phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
- Có tính thực tiễn cao: Báo cáo sáng kiến kinh nghiệm phải trình bày rõ vấn đề nghiên cứu tổng kết là có thật đã xảy ra trong lớp học, trong trường học của mình. Kinh nghiệm này đã giúp giải quyết được những mâu thuẫn, những khó khăn cụ thể trong giảng dạy, giáo dục học sinh. Báo cáo không phải là bản sao lí thuyết đơn thuần, hay sản phẩm của người khác, vì điều đó dễ phát hiện, sẽ không đem lại ích lợi gì.
- Có hiệu quả giáo dục: sáng kiến kinh nghiệm đã góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy, giáo dục học sinh trong một lớp học, một trường học, hay đã tạo ra một phương tiện dạy học mới hoặc một biện pháp giáo dục có kết quả tốt.
- Có cơ sở khoa học: sáng kiến kinh nghiệm phải dựa trên các lí thuyết khoa học giáo dục hiện đại, hay các kinh nghiệm giáo dục tiên tiến. Báo cáo phải có số liệu, tài liệu minh chứng cụ thể.
- Có tính ứng dụng cao: sáng kiến kinh nghiệm có thể trao đổi, phổ biến với đồng nghiệp cùng trường, cùng cấp, với các địa phuơng khác và có triển vọng phát triển, mở rộng ứng dụng.
- Văn bản được trình bày một cách lôgic, rõ ràng, tường minh các bước tiến hành, các phương pháp nghiên cứu, có dẫn chúng, có các kết luận chính xác.
- Tính khoa học của báo cáo phải đuợc thể hiện cả trong nội dụng lẫn hình thức trình bày.
- Báo cáo phải có văn phong khoa học, thuật ngữ chuyên môn chính xác (không phải là liệt kê hay tường thuật công việc đã làm).
2. Các bước tiến hãnh viết sáng kiến kinh nghiệm
Viết sáng kiến kinh nghiệm giáo dục phải tuân theo các bước sau đây:
(I) Chọn đề tài
- Đề tài để viết sáng kiến, tổng kết kinh nghiệm giáo dục rất phong phú, nhưng phải là những vấn đề mà chính tác giả đã tham gia thực hiện thành công.
- Đề tài phải có ý nghĩa lí luận và thực tiễn, có tính cấp thiết đối với hoạt động giáo dục trong nhà trường và ở địa phương.
(II) Viết đề cương chi tiết
- Đây là một công việc rất cần thiết, đề cương càng chi tiết bao nhiêu thì khi viết càng thuận lơi bấy nhiêu. Đề cương nghiên cứu giống như bản thiết kế để xây dụng một công trình kiến trúc vậy.
- Đề cương viết sáng kiến kinh nghiệm bao gồm:
1. Phần mở đầu
- Lí do chọn đề tài.
- Mục đích nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu.
- Kế hoạch nghiên cứu.
2. Nội dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm đã sử dụng để giải quyết ván đề (bài học kinh nghiệm).
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
3. Kết luận, kiến nghị
- Kết luận.
- Kiến nghị.
4. Tài liệu tham khảo
- Cần ghi rõ các tài liệu tham khảo để làm đề cương.
- Xếp theo thứ tự a, b, c tên tác giả, năm xuất bản, tên tài liệu, nhà xuất bản, nơi xuất bản.
(III) Tiến hành thực hiện đề tài
Tác giả tìm đọc các tài liệu khoa học, các báo cáo kinh nghiệm của đồng nghiệp liên quan đến đề tài để viết cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm (nghiên cứu lí thuyết).
- Tiến hành khảo sát, thu thập thông tin, tài liệu có liên quan để làm rõ thực trạng của vấn đề, thấy rõ những khó khăn, vướng mắc đã xảy ra trước khi có sáng kiến kinh nghiệm (khảo sát thực trạng).
- Xử lí các tài liệu đã thu thập đuợc bằng phuơng pháp thống kê, hay phần mềm máy tính.
- Nghiên cứu, khảo sát các biện pháp đã sử dụng, các kết quả cụ thể, đã đạt được ở mức độ nào để làm dẫn chứng (hệ thống hoá tài liệu).
- Gặp gỡ, trao đổi với đồng nghiệp về thực trạng giáo dục, về các biện pháp đã sử dụng, về các kết quả đã đạt được, để tổng hợp viết báo cáo (xin ý kiến đồng nghiệp).
- Viết bản thảo theo đề cương đã chuẩn bị, văn phong khoa học, ngôn ngữ ngắn gọn, súc tích, chính xác, đầy đủ các thông tin cần thiết, lập luận chăt chẽ, không kể lể dài dòng.
- Xin ý kiến đồng nghiệp phản biện, góp ý để văn bản được hoàn chỉnh có chất lượng tốt nhất.
- Viết báo cáo chính thức, đánh máy, in ấn đúng quy định của Sở, phòng giáo dục và đào tạo.
(IV) Kết cấu một báo cáo sáng kiến kinh nghiệm
- Bìa chính
- Trang phụ bìa
- Mục lục
- Danh mục chữ cái viết tắt (nếu có)
- Tài liệu tham khảo
1. Mở đầu
- Lí do chọn đề tài
- Mục đích nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu
- Kế hoạch nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu
2. Nội dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm đã sử dụng để giải quyết vấn đề (bài học kinh nghiệm)
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
3. Kết luận, kiến nghị
- Kết luận
- Kiến nghị
V. ĐÁNH GIÁ VÀ TRIỂN KHAI ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM GIÁO DỤC TRONG TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
1. Đánh giá sáng kiến kinh nghiệm giáo dục
Khái niệm: Đánh giá sáng kiến kinh nghiệm giáo dục là xác định giá trị khoa học và ý nghĩa thực tiễn của các báo cáo khoa học theo những tiêu chí đã được xác định.
Mục đích đánh giá
- Lựa chọn các đề tài có giá trị để phổ biến ứng dụng.
- Ghi nhận, khen thưởng các tác giả có báo cáo sáng kiến kinh nghiệm tốt.
- Tạo thành một phong trào nghiên cứu khoa học, tổng kết kinh nghiệm giáo dục trong ngành.
- Góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí.
- Làm cơ sở để xếp loại thi đua, tạo nguồn, đề bạt cán bộ quản lí và nâng lương.
Chủ thể đánh giá: Hội đồng chấm sáng kiến kinh nghiệm các cấp:
- Cấp trường do Ban giám hiệu thành lập bao gồm: Ban giám hiệu, chủ tịch công đoàn, bí thư đoàn thanh niên, các tổ trưởng chuyên môn, một số giáo viên giỏi tham gia.
- Cấp Phòng Giáo dục và Đào tạo quận, huyện do trưỏng phòng thành lập gồm: lãnh đạo phòng, trưởng các bộ phận chuyên trách và các chuyên gia am hiểu tham gia.
- Cấp Sở Giáo dục và Đào tạo do giám đốc thành lập gồm: lãnh đạo sở, trưởng các bộ phận chuyên trách và các chuyên gia am hiểu tham gia.
Phương pháp đánh giá
- Tuyển chọn, phân loại các đề tài theo ba mức A, B, C ở cấp trường.
- Các đề tài đạt loại A cấp trường chuyển lên Hội đồng chấm sáng kiến kinh nghiệm cấp phòng, loại A cấp phòng chuyển lên sở, cấp sở đánh giá, xếp loại chung cuộc.
- Các tác giả có đề tài đạt loại A cấp phòng, cấp tỉnh, đuợc khen thưởng và cấp bằng Lao động sáng tạo.
- Đề tài xuất sắc cấp tỉnh được Nhà nước cấp bằng Phát minh sáng chế.
Tiêu chí | Điểm | ||
---|---|---|---|
Tính thực tiễn | 1 | Đề tài giải quyết một vấn đề có tính cấp thiết của thực tiễn giáo dục. | 5 |
2 | Phù hợp với thực tế các địa phương, vùng, miền, dân | 5 | |
3 | Phù hợp với đặc thù các môn học và hoạt động giáo | 5 | |
4 | Phù hợp xu thế đổi mới giáo dục. | 5 | |
Tính khoa học | 5 | Có tính mới mẻ, sáng tạo, độc đáo. | 5 |
6 | Phù hợp với lí luận giáo dục tiên tiến. | 5 | |
7 | Tài liệu, số liệu trung thực. | 5 | |
8 | Kết luận có tính khái quát, có giá trị khoa học. | 5 | |
9 | Trình bày lôgic, lập luận chặt chẽ, văn phong khoa học, sáng sủa. | 5 | |
10 | Sử dụng các phương pháp nghiên cứu phù hợp | 5 | |
11 | Có sử dụng tài liệu tham khảo, trích dẫn. | 5 | |
Tính ứng dụng | 12 | Dễ phổ biến. | 5 |
13 | Dễ ứng dụng. | 5 | |
14 | Phù hợp với trình độ chung của giáo viên và cán bộ quản lí. | 5 | |
15 | Có khả năng mở rộng nghiên cứu và ứng dụng. | 5 | |
16 | Chỉ ra được những điều kiện cơ bản để triển khai | 5 | |
Tính hiệu quả | 17 | Góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục trong trường, ở địa phuơng, vùng miền trong | 5 |
18 | Đề xuất được các phuơng pháp, biện pháp, giải pháp giáo dục và dạy học tối ưu. | 5 | |
19 | Khi áp dụng cho kết quả bền vững. | 5 | |
20 | Tiết kiệm kinh phí, thời gian, công sức của giáo viên và cán bộ quản lí. | 5 |
Thư kí hội đồng tổng hợp, thống kê điểm của các thành viên và xếp loại:
- Loại A từ: 85 đến 100 điểm.
- Loại B từ: 65 đến 84 điểm.
- Loại C từ: 50 đến 64 điểm.
- Loại không đạt: dưới 50 điểm.
Triển khai ứng dụng sáng kiến kinh nghiệm giáo dục
Sáng kiến kinh nghiệm giáo dục là kết quả lao động sáng tạo của các nhà giáo đã được chọn lọc, sử dụng trong thực tiễn, đã đạt được hiệu quả cao, cho nên cần được phổ biến rộng rãi trong nhà trường, địa phương để mọi người nghiên cứu, học hỏi và ứng dụng.
Triển khai phổ biến ứng dụng sáng kiến kinh nghiệm giáo dục có thể sử dụng phối hợp các hình thức sau đây:
- Tổ chức long trọng lễ công bố kết quả, tuyên dương, khen thưởng các cán bộ, giáo viên đã đạt được giải cao trong viết sáng kiến kinh nghiệm giáo dục.
- Tổ chức cho tác giả đoạt giải xuất sắc báo cáo trước đồng nghiệp trong tổ, nhóm chuyên môn, trong trường, cụm trường.
- Tổ chức hội thảo khoa học về sáng kiến kinh nghiệm theo quy mô trường, liên trường, quận, huyện, tỉnh, thành.
- Triển lãm các công trình nghiên cứu sáng tạo theo địa phương.
- Tổ chức thử nghiệm các phương pháp quản lí, phương pháp giáo dục, dạy học mới ở các nhà trường để rút kinh nghiệm phổ biến.
- Tổ chức cho các tác giả báo cáo điển hình tại hội nghị giáo dục cấp huyện, tỉnh.
- Các thư viện nhà trường sưu tầm giới thiệu các đề tài sáng kiến kinh nghiệm đạt giải cao của cán bộ giáo viên của trường, của huyện, của tỉnh.
- Phòng sở tổ chức biên tập các đề tài có chất lượng cao theo từng môn học, từng hoạt động giáo dục, in thành kĩ yếu gửi đến các trường tham khảo ứng dụng.
- Đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng tại địa phuơng, trung ương, báo ngành và trên các tạp chí khoa học.
- Đưa tập kĩ yếu báo cáo kinh nghiệm giáo dục tiên tiến vào các trường sư phạm làm tài liệu tham khảo phục vụ giảng dạy và nghiên cứu.
- Tổ chức cho các trường triển khai ứng dụng các sáng kiến kinh nghiệm điển hình phù hợp với thực tế giảng dạy và giáo dục của nhà trường, địa phương.
............., ngày..........tháng.........năm..........
Người viết
- Đề thi lớp 1 (các môn học)
- Đề thi lớp 2 (các môn học)
- Đề thi lớp 3 (các môn học)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Giáo án lớp 1 (các môn học)
- Giáo án lớp 2 (các môn học)
- Giáo án lớp 3 (các môn học)
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án lớp 12 (các môn học)