Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module THCS24 mới nhất
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module THCS24
BÀI THU HOẠCH
BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN GIÁO VIÊN
Module THCS24: Kỹ thuật kiểm tra đánh giá trong dạy học
Năm học: ..............
Họ và tên:.................................................................................................................................................................................................
Đơn vị:.......................................................................................................................................................................................................
Hoạt động 1: Thiết lập các bước cụ thể để xây dựng một đề kiểm tra cho môn học cụ thể.
Bưóc 1. Xác định mục đích của đề kiểm tra.
Đề kiểm tra là một công cụ dùng để đánh giá kết quả học tập của học sinh sau khi học xong một chủ đề, một chương, một học kì, một lớp hay một cấp học nên người biên soạn đề kiểm tra cần căn cứ vào mục đích, yêu cầu cụ thể của việc kiểm tra, căn cứ vào chuẩn kiến thức kỉ năng của chương trình và thực tế học tập của học sinh để xây dựng mục đích của đề kiểm tra cho phù hợp.
- Bước 2. Xác định hình thức đề kiểm tra.
- Đề kiểm tra (viết) có các hình thức sau:
- Đề kiểm tra tự luận;
- Đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan;
- Đề kiểm tra kết hợp cả hai hình thức trên: có cả câu hỏi dạng tự luận và câu hỏi dạng trắc nghiệm khách quan.
Mọi hình thức đều có ưu điểm và hạn chế riêng nên cần kết hợp một cách hợp lí các hình thức sao cho phù hợp với nội dựng kiểm tra và đặc trưng môn học để nâng cao hiệu quả, tạo điều kiện để đánh giá kết quả học tập của học sinh chính xác hơn.
Nếu đề kiểm tra kết hợp hai hình thức thì nên có nhiều phiên bản đề khác nhau hoặc cho học sinh làm bài kiểm tra phần trắc nghiệm khách quan độc lập với việc làm bài kiểm tra phần tự luận: làm phần trắc nghiệm khách quan trước, thu bài rồi mới cho học sinh lầm phần tự luận.
- Bước 3. Thiết lập ma trận đề kiểm tra (Bảng mô tả tiêu chí của đề kiểm tra).
Lập một bảng có hai chiều, một chiều là nội dung hay mạch kiến thức, kỉ năng chính cần đánh giá, một chiều là các cấp độ nhận thức của học sinh theo các cấp độ: nhận biết, thông hiểu và vận dụng (gồm có vận dụng ở cấp độ thấp và vận dụng ở cấp độ cao).
Bước 4. Biên soạn câu hỏi theo ma trận.
- Bưóc 5. Xây dựng hướng dẫn chấm (đáp án) và thang điểm.
Việc xây dựng hướng dẫn chấm (đáp án) và thang điểm đối với bài kiểm tra cần đảm bảo các yêu cầu: Nôi dựng: khoa học và chính xác. Cách trình bày: cụ thể, chi tiết nhưng ngắn gọn và dễ hiểu, phù hợp với ma trận đề kiểm tra.
Bưóc 6. Xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra.
Sau khi biên soạn xong đề kiểm tra, cần xem xét lai việc biên soạn đề kiểm tra, gồm các bước sau:
- Đối chiếu từng câu hỏi với hướng dẫn chấm và thang điểm,
- Đối chiếu từng câu hỏi với ma trận đề, xem xét câu hỏi có phù hợp với chuẩn cần đánh giá không,
- Hoàn thiện đề, hướng dẫn chấm và thang điểm.
Hoạt động 2: Xác định các mục tiêu kiểm tra, đánh giá và thiết lập bảng ma trận.
KHUNG MA TRẬN ĐỀ KlỂM TRA
(Dùng cho loại đề kiểm tra tự luận hoặc trắc nghiệm khách quan)
Cấp độ Tên chủ đề. nội dung, chương trình | Nhận Biết | Thông Hiểu | Vận dựng | Cộng | |
---|---|---|---|---|---|
Cấp độ thấp | Cấp độ cao | ||||
Chủ đề 1 | Số câu Số điểm | Số câu Số điểm | Số câu Số điểm | Số câu Số điểm | Số câu ... điểm = ... % |
Chủ đề 2 | Số câu Số điểm | Số câu Số điểm | Số câu Số điểm | Số câu Số điểm | Số câu ... điểm = ... % |
............... | ............... | ............... | ............... | ............... | ............... |
Chủ đề n | Số câu Số điểm | Số câu Số điểm | Số câu Số điểm | Số câu Số điểm | Số câu ... điểm = ... % |
Tổng số câu Tổng số điểm Tí lệ % | Số câu Số điểm % | Số câu Số điểm % | Số câu Số điểm % | Số câu Số điểm % |
Xác định theo các cẩp độ: biết, hiểu, áp dụng, giáo viên phải căn cứ vào hệ thống các chuẩn kiến thức, kỉ năng được quy định trong chương trình của môn học để mô tả yêu cầu cần đạt theo các cấp độ của tư duy.
- Nhận biết. là mức độ thấp nhất, chủ yếu là ghi nhớ và nhắc lại được những gì đã được học trước đây, yêu cầu nhớ lại hay nhận thức lại các sự kiện, các thuật ngữ, các quy ước, các nguyên tắc, các quy luật, các đặc trưng..., không cần giái thích những thông tin thu được. Động từ mô tả yêu cầu cần đạt ở cấp độ này thưởng bao gồm các động từ: nhận biết được, nêu được, phát biểu được, viết được, liệt kê được,...
- Thông hiểu: bao gồm cả biết nhưng ở mức độ cao hơn, đòi hỏi biết được cả ý nghĩa của tri thức, liên hệ chúng với những gi đã học, đã biết. Hiểu được thể hiện ở ba dạng: Thứ nhất là có thể truyền đạt lại thông tin thu nhận được bằng các thuật ngữ khác hay bằng một hình thức khác của thông tin; Thứ hai là khi đưa ra một thông tin, có thể nắm vững được ý tưởng chính có trong thông tin đó, nó bao gồm khả năng nhận ra những cái cơ bản và phân biệt chúng với cái khác;
Vận dụng
. Yêu cầu giải quyết vấn đề bằng những kiến thức, kĩ năng đã học đòi hỏi sự tư duy lôgic, phân tích, tổng hợp. Động từ mô tả yêu cầu cần đạt ở cấp độ này thường là: vận dụng được, giải được bài tập, làm được...
* Xây dựng ma trận cho đề kiểm tra
Khi viết câu hỏi phải căn cứ vào bảng đặc trưng (còn gọi là bảng đặc tính, hay bảng ma trận hai chiều). Bảng đặc trưng này được coi là một công cụ hữu ích giúp cho người soạn trắc nghiệm viết các câu hỏi phù hợp với mục tiêu giảng dạy, nó phân loại từng câu hỏi trắc nghiệm ra thành hai chiều cơ bản, một chiều là hành vi đòi hỏi ở học sinh, một chiều là nội dựng sách giáo khoa, giáo trình môn học
Đề thành lập bảng đặc trưng cần phải tiến hành phân tích nội dựng của môn học, cần liệt kê các mục tiêu giảng dạy cụ thể hay các năng lực cần được đo lường.
Các bước cơ bản thiết lập ma trận đề kiểm tra:
- B1. liệt kê tên các chủ đề (nội dựng, chương...) cần kiểm tra;
- B2. Viết các chuẩn cần đánh giá đối với moi cấp độ tư duy;
- B3. Quyết định phân phối tỉ lệ % tổng điểm cho mổi chủ đề (nội dựng, chương...);
- B4. Quyết định tổng số điểm của bài kiểm tra;
- B5. Tính số điểm cho mỗi chủ đề (nội dựng, diuơng...) tương úng với tỉ lệ %;
- B6. Tính tỉ lệ %, số điểm và quyết định số câu hỏi cho mọi chuẩn tương úng;
- B7. Tính tổng số điểm và tổng số câu hỏi cho mỗi cột;
- B8. Tính tỉ lệ % tổng số điễm phân phổi cho mỗi cột;
- B9. Đánh giá lại ma trận và chỉnh sửa nếu thấy cần thiết.
Hoạt động 3: Thực hiện viết đề kiểm tra tự luận và trắc nghiệm khách quan.
- Kiểm tra tự luận: Đối với câu hỏi kiểm tra cần được diễn đạt một cách rõ ràng, chú ý đến cấu trúc ngữ pháp. Từ ngữ lựa chọn phải chính xác, nên thử nhiều cách đặt câu hỏi và lựa chọn cách đặt câu hỏi đơn giản nhất, tránh tăng mức độ khó của câu hỏi bằng cách diễn đạt câu phức tạp, tránh có những từ thừa hay những câu thừa.
. Những câu quá dài và tổng quát có thể phân ra làm nhiều câu hỏi ngắn, có giới hạn độ dài của mổi câu.
- Có hai cách chấm điểm là chấm theo kiểu phân tích và chấm theo kiểu phân loại nhóm, tuy theo mục đích kiểm tra, đánh giá.
-Thứ nhất là chấm theo kiểu phân tích, được tiến hành bằng cách cho điểm các câu trả lời căn cứ theo từng tiêu chí đã xác định. Như vậy trong bài sẽ có các điểm thành phần và sau đó cộng lại. Cách chấm này cần căn cứ và bám sát vào đáp án và thang điễm
Thú hai là chấm theo kiểu phân loại. Kiểu này đòi hỏi người chấm phải đọc sơ bộ tất cả các bài làm, sau đó phân loại bài theo các nhóm. Có thể phân thành ba loại hoặc năm loại. Việc chia nhóm được tiến hành trước khi cho điểm để người chấm có thể suy nghĩ, so sánh giữa các bài với nhau
Việc chấm điểm bài tự luận cần có sự độc lập giữa những người chấm. Người chấm sau không nên biết người chấm trước đã cho bao nhiêu điểm, người chấm không nên biết tên học sinh hoặc lớp học sinh để tránh sự ảnh hưởng của ấn tượng, đảm bảo tính khách quan.
Hoạt động 4: Thực hành viết hệ thống câu trắc nghiệm khách quan.
* Các yêu cầu đối với câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn
- Đối với phần câu dẫn phẳi diễn đạt một cách rõ ràng, có thể dùng một câu hỏi hay một câu nhận định không đầy đủ làm câu dẫn, không nên đưa quá nhiều tư liệu vào câu dẫn. Tránh sử dụng các câu dẫn mang tính phủ định. Tuy nhiên, nếu đưa câu phủ định vào câu dẫn thì cần gạch dưới chữ “không" để nhấn mạnh.
- Cần sấp xép các phương án trả lời trong các câu hỏi theo vị trí ngẫu nhiên, không nên theo một trình tự một cách máy móc. Nên hạn chế sử dụng phương án “Tất cả những câu trên" hoặc “Không có câu nào ở trên", hoặc đưa ra sự lựa chọn cho 2 phương án nào đó.
- Câu hỏi phải đánh giá những nội dựng quan trọng của chương trình.
- Câu hỏi phẳi phù hợp với các tiêu chí ra đề kiểm tra về mặt trình bày và số điểm tương ứng.
- Không nên trích dẫn nguyên vãn những câu có sẵn trong sách giáo khoa.
- Moi phương án sai nên xây dựng dựa trên các lổi hay nhận thức sai lệch của học sinh.
- Đáp án đúng của câu hỏi này phải độc lập với đáp án đúng của các câu hỏi khác trong bài kiểm tra.
- Phần lựa chọn phải thống nhất và phù hợp với nội dựng của câu dẫn.
* Yêu cầu viết loại câu đúng sai
- Loại câu này đòi hỏi học sinh phẳi lựa chọn một trong hai phương án, có thể là đúng hoặc không đúng. Cũng có thể là có hoặc không có, đồng ý hay không đồng ý.
- Câu đúng - sai cần phẳi viết thật ngắn gọn, tránh mơ hồ, câu hỏi phải được xếp một cách chính xác là đúng, hay sai.
- Tránh việc trích dẫn nguyên mẫu trong sách giáo khoa bởi vì khi tách chúng ra có thể không còn đúng hoàn toàn như trước nữa.
- Tránh những câu nhận định mang tính phủ định, đặc biệt là phủ định kép. Nếu dùng câu phủ định hay phủ định kép thì nên gạch dưới chữ không để phân biệt rõ.
* Gợi ý để viết câu điền vào chổ trống
Câu điền vào cho trổng thể hiện một dạng của câu trả lời ngắn. Khi viết loại câu hỏi này, không nên để quá nhiều khoảng trổng trong một câu, bởi vì có quá nhiều khoảng trổng sẽ làm cho các câu trở nên rắc rối, khó hiểu. Đối với loại câu điền vào cho trống cũng nên hạn chế dùng nguyên mẫu những câu lấy từ trong sách giáo khoa, bởi vì những câu đó thường có ý nghĩa khi nằm trong ngữ cảnh cụ thể.
* Gợi ý để viết câu ghép đôi
- Loại câu ghép đôi bao gồm hai cột, một cột xếp theo chữ cái, một cột xếp theo chữ số, yêu cầu học sinh chọn chữ cái và số để ghép lại. cần nêu rõ trong hướng dẫn cách thức trả lời để người trả lời biết rõ là mỗi câu trả lời có thể được sử dụng một lần hay hơn. Đối với học sinh nhỏ, có thể cho vẽ các đường để nối hai cột với nhau.
- Khi viết loại câu ghép đôi cần sắp xếp các danh mục một cách rõ ràng, đảm bảo sao cho hai danh mục phải đồng nhất. Khi viết câu hỏi nên giải thích rõ cơ sở để ghép đôi hai cột trong câu.
Hoạt động 5: Thực hành phân tích câu trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn.
Việc vận dụng kiến thức, kỹ năng đã được bồi dưỡng vào hoạt động nghề nghiệp thông qua các hoạt động dạy học và giáo dục
Hoạt động 1: Xác định mối quan hệ giữa dạy học và kiểm tra đánh giá.
* Đánh giá kết quả học tập nhằm hổ trợ nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học.
- Giáo viên cần biết rõ là nội dung đã được dạy và học đủ chưa, cần bổ sung gì, phương pháp dạy học đã phù hợp chưa, cần hổ trợ thêm cho ngưòi học như thế nào. Muốn biết rõ những điều đó và để có những quyết định phù hợp, giáo viên phải căn cứ vào kiểm tra, đánh giá kết quả học tập.
- Thông qua kiểm tra, đánh giá, giáo viên biết được trình độ người học, những điểm yếu của sinh viên trước khi vào học. Điều này rất quan trọng đối với các khoá học ngắn hạn, bồi dưỡng nâng cao vì nó giúp giáo viên xác định được nhu cầu của người học để có thể đề ra mục tiêu học tập thích hợp.
- Đánh giá thức đẩy học sinh học tập.
- Thông báo kịp thời cho học sinh biết tiến bộ của họ, có tác dụng thúc bách học sinh học tập, động viên, khích lệ họ học nhiều hơn, tốt hơn, chỉ cho họ thấy những nội dựng nào chưa tốt, nội dựng nào cần học thêm, học lại...
- Đánh giá giúp hình thành cho HS nhu cầu thói quen tự đánh giá, nâng cao tinh thần trách nhiệm, ý chí vươn lên trong học tập và rèn luyện.
- Đánh giá làm cơ sở để có những quyết định hợp lí.
- Đánh giá nâng cao chất lương dạy học.
Hoạt động 2: Thực hiện kĩ thuật quan sát để điều chỉnh, hỗ trợ quá trình dạy học.
* Các công cụ quan sát
Biểu đồ tham dụ là một công cụ quan sát để đánh giá sự tham gia của học sinh trong hoạt động của nhóm nhỏ. ví dụ về biểu đồ tham dự của học sinh trong buổi thảo luận:
Chủ đề thảo luận | ||||
---|---|---|---|---|
Tên học sinh | Mức độ tham gia | |||
1 | 2 | 3 | 4 | |
A | ||||
B | ||||
C | ||||
D | ||||
E |
1: Đưa ra ý kiến mới, sáng tạo và quan trọng.
2: Ý kiến tương đối quan trọng,
3: Ý kiến chưa thuyết phục.
4: Ý kiến không xác đáng.
Cũng có thể thiết kế biểu đồ tham dự quan sát về sự tham gia của học sinh vào nhóm nhỏ
- Bảng kiểm tra giúp người quan sát có thể ghi lại một cách nhanh chóng và có hiệu quả xem một đặc trưng có xuất hiện không, nhưng không cho biết mức độ thường xuyên của đặc trưng đó. ví dụ bảng kiểm tra dưới đây:
Họ tên học sinh.....................................................................................................................................................................................
Trường...................................................................................................................................................................................................
Lớp..........................................................................................................................................................................................................
Ngày.......................................................................................................................................................................................................
Bối cảnh .................................................................................................................................................................................................
Người quan sát ......................................................................................................................................................................................
Hướng dẫn: Những liệt kê ở dưới là các đặc trưng liên quan tới mối quan tâm đến người khác. Hãy xem xét đặc trưng nào phù hợp với học sinh trên (đánh dấu X vào những đặc điểm có xuất hiện, 0 vào những đặc điỂm không xuất hiện).
Thứ tự | Những đặc điêm xuất hiện | Xuất hiện |
---|---|---|
1 | ||
2 |
- Thang đánh giá được coi như một công cụ sử dụng thông dụng để đánh giá thái độ, giúp cho việc đánh giá học sinh ở một loạt các đặc điểm như: tính kỉ luật, lòng nhiệt tình, sự quan tâm, tính đúng giở... Thang đánh giá rất có ích trong việc đánh giá quy trình, sản phẩm và sự phát triển cá nhân.
. Tuy nhiên, nó được biểu thị duỏi hình thức mô tả. chẳng hạn, quan sát sự nhiệt tình của học sinh trong một hoạt động thể hiện:
1. Rất nhiệt tình;
2. Nhiệt tình;
3. Ít nhiệt tình;
4. Không nhiệt tình;
5. Rất không nhiệt tình.
Hoặc những sai sót trong hướng dẫn một hoạt động nhóm, thể hiện:
1. Rất nhiều sai sót;
2. Nhiều sai sót;
3. Có một số sai sót;
4. Ít sai sót;
5. Rất ít sai sót.
- Tuy nhiên, xếp loại khó phẳn ánh được cụ thể thái độ của học sinh, chẳng hạn, với một đặc điểm nào đó mà một học sinh đúng thứ 3 của lóp này nhưng Lại nổi trội hơn hẳn học sinh cũng đúng thứ 3 của lớp khác.
*Một số gợi ý khi sử dụng thang đánh giá
Đối với thang đánh giá, cần nhận biết lĩnh vục của các đặc điểm cụ thể cần đánh giá, chỉ rõ các đặc điểm được đánh giá và các đặc điểm được sử dụng trên thang đánh giá, đánh giá dựa trên mổi yếu tổ cụ thể và nó cũng cần được chia nhỏ hơn.
Đối với người đánh giá, cần phải tiến hành đánh giá một cách chính xác. Cần lựa chọn những người đánh giá một cách khách quan, không thiên vị.
Hoạt động 3: Thực hiện kĩ thuật đặt câu hỏi để điều chỉnh, hỗ trợ quá trình dạy học.
Vai trò của đặt câu hỏi trong dạy học
- Đặt câu hỏi là phuơng pháp rất quan trọng, dễ điều khiển hoạt động nhận thức của học sinh, giáo viên có khả nâng chỉ đạo nhận thức của cả lớp và của từng học sinh.
- Giúp cho học sinh thực sự hiểu bài và trang bị cho các em các kỉ năng tư duy cấp cao.
- Kích thích học sinh tích cục độc lập tư duy, khuyến khích học sinh tích cục suy nghĩ và tự lực. Học sinh phải tư duy tích cục độc lập để tìm ra câu trả lời chính xác, đầy đủ, gọn gàng nhất, tìm ra câu trả lời tối ưu một cách nhanh chóng nhất.
- Bồi dương cho học sinh phát triển năng lục diễn đạt bằng lời những vấn đề khoa học.
- Cung cấp kịp thời cho giáo viên những thông tin phản hồi nhanh chóng để biết được học sinh có hiểu bài hay không; khám phá thái độ của học sinh, kiểm tra hiệu quả của việc dạy, kịp thời điều chỉnh hoạt động dạy và hoạt động học.
* Đối với câu hỏi:
- Câu hỏi đặt ra cho học sinh để học sinh có thể trả lời được.
- Câu hỏi cần ngắn gọn và rõ ràng, dễ hiểu.
- Nên hạn chế việc sử dụng những câu hỏi chỉ cần trả lời “có" hoặc “không".
- Đối với cách hỏi:
- Đảm bảo cho học sinh có đủ thời gian để trả lời.
- Nên sử dụng thêm cứ chỉ, ánh mắt động tác để khuyến khích học sinh trả lời.
- Cần chăm chủ theo dõi câu trả lời, khi cần đặt thêm câu hỏi phụ để gợi ý, dẫn dắt học sinh trả lời, nhằm tránh lãng phí thời gian chờ đợi học sinh trả lời.
- Cần có thái độ bình tỉnh khi học sinh trả lời sai hoặc thiếu chính xác; tránh nôn nóng cắt ngang câu trả lời khi không cần thiết.
Phần 3. Tự nhận xét và đánh giá
Kiểm tra, đánh giá là một bộ phận, một khâu quan trọng của quá trình dạy học. Kiểm tra, đánh giá không chỉ xác định mức độ đạt được các mục tiêu của dạy học, mà còn tác động trở lại quá trình dạy học.
Với xu hướng đối mới kiểm tra, đánh giá hiện nay, các kỉ thuật kiểm tra, đánh giá kết quả học tập đòi hỏi phải được thực hiện theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá.
* Tự chấm điểm:
............., ngày..........tháng.........năm..........
Người viết
- Đề thi lớp 1 (các môn học)
- Đề thi lớp 2 (các môn học)
- Đề thi lớp 3 (các môn học)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Giáo án lớp 1 (các môn học)
- Giáo án lớp 2 (các môn học)
- Giáo án lớp 3 (các môn học)
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án lớp 12 (các môn học)