Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module THCS23 mới nhất

Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module THCS23

Tải xuống

Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module THCS38

BÀI THU HOẠCH

BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN GIÁO VIÊN

Module THCS23: Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh

Năm học: ..............

Họ và tên:.................................................................................................................................................................................................

Đơn vị:.......................................................................................................................................................................................................

I. Vai trò của kiểm tra-đánh giá kết quả học tập của hs:

1. Vai trò của kiểm tra-đánh giá kết quả học tập của hs: Kiểm tra, đánh giá có tầm quan trọng đặc biệt vì:

Thứ nhất: Kiểm tra là khâu cuối cùng, đồng thời cũng là khâu mở đầu cho một chu trình tiếp theo của quá trình dạy học. Ở khâu cuối cùng, kiểm tra giúp gv đánh giá được chất lượng học tập của hs đồng thời cũng giúp gv tự đánh giá việc giảng dạy của mình. Ở khâu tiếp theo ( tức là trước khi vào bài mới), kiểm tra giúp hs liên kết mạch kiến thức, dựa trên kiến thức cũ để chuẩn bị tiếp nhận kiến thức mới.

Thứ hai: kiểm tra, đánh giá giúp gv hiểu rõ việc học tập của hs, phát hiện những thiếu sót trong kiến thức, kĩ năng để kịp thời sửa chữa.

Thứ ba: kiểm tra, đánh giá sẽ hình thành cho hs ý chí quyết tâm đạt kết quả cao trong học tập.

Thứ tư: Kiểm tra đánh giá giúp hs hình thành và rèn luyện những kĩ năng trong học tập và cuộc sống như nói, viết, cách trình bày một vấn đề khúc chiết, rõ ràng.

2. Mục đích của việc kiểm tra- đánh giá:

- Công khai hóa nhận định về năng lực và kết quả học tập của mỗi hs và tập thể lớp, tạo cơ hội cho hs phát triển kỹ năng tự đánh giá, giúp hs nhận ra sự tiến bộ của mình, khuyến khích động viên việc học tập.

- Giúp cho gv có cơ sở thực tế để nhận ra những điểm mạnh và điểm yếu của mình, tự hoàn thiện hoạt động dạy, phấn đấu không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học.Như vậy, đánh giá không chỉ nhằm mục đích nhận định thực trạng và định hướng, điều chỉnh hoạt động của trò mà còn đồng thời tạo điều kiện nhận định ra thực trạng và điều chỉnh hoạt động dạy của thầy.

3. Chức năng của việc kiểm tra - đánh giá: Kiểm tra đánh giá có 3 chức năng cơ bản:

3.1. Đánh giá: Xác nhận thành tích học tập của hs so với hs khác hoặc làm sáng tỏ mức độ đạt hay chưa đạt được của hs về kiến thức, kỹ năng và thái độ so với mục tiêu bài học.

3.2. Phát hiện lệch lạc: Trên cơ sở đánh giá kết quả học tập, gv có thể phát hiện những mặt tốt, những mặt chưa tốt, điểm mạnh, điểm yếu, những khó khăn cũng như tìm ra những nguyên nhân của những sai sót trong quá trình dạy học.

3.3. Điều chỉnh: Từ việc phát hiện những sai sót trong quá trình dạy học, gv có thể tìm ra phương pháp điều chỉnh quá trình học tập của hs, đồng thời bổ sung hoàn thiện hoạt động dạy học của mình.

Ba chức năng này liên kết đan xen, bổ sung và thống nhất với nhau. Qua việc kiểm tra đánh giá này giúp hs tìm ra những điểm thành tích, sai sót của mình từ đó rút kinh nghiệm cho bản thân.Chính nhờ những đánh giá này đã đem đến những giải pháp cải thiện thực trạng nâng cao chất lượng hiệu quả dạy học và thông qua đó điều chỉnh phương pháp dạy học của gv và hướng cho hs cách tự đánh giá để điều chỉnh phương pháp học tập một cách hiệu quả nhât.

3.4. Ý nghĩa của việc kiểm tra, đánh giá:

Kiểm tra đánh giá kết quả học tập rất cần thiết vì:

    + Giúp giáo viên nắm được tình hình học tập của hs, mức độ phân hóa về trình độ học lực của hs trong lớp, có biện pháp giúp đỡ những hs yếu kếm, bồi dưỡng hs giỏi.

    + Giúp hs thấy được mình đã tiếp thu được kiến thức đã học ở mức độ nào, chỗ nào cần bổ sung, chỗ nào cần điều chỉnh sai sót.

    + Giúp hs tái hiện, ghi nhớ, khái quát hóa, hệ thông hóa nhằm phát triển tư duy sáng tao, linh hoạt vận dụng kiến thức để giải quyết các tình huống thực tế.

    + Giúp hs có tinh thần trách nhiệm cao, có ý chí vươn lên trong học tập, nâng cao ý thức tự giác, khắc phục tính chủ quan tự mãn trong học tâp.

    + Giúp cho cán bộ quản lý giáo dục đề ra những phương pháp đổi mới phù hợp nhằm năng cao chất lượng giáo duc, cải thiện hs yếu, kém, giúp hs cách nắm được kiến thức căn bản nhất trong học tâp.

Đổi mới phương pháp dạy học là một yêu cầu cấp bách trong đó phải đề cập đến quá trình kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của hs. Điều này đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo. Kết quả kiểm tra đánh giá là cơ sở để điều chỉnh hoạt động dạy và học hiệu quả.Nếu đánh giá sai, kiểm tra sai dẫn đến nhận định sai về chất lượng đào tạo, gây tác hại lớn trong việc sử dụng nguồn nhân lực. Kiểm tra, đánh giá đúng thực tế, chính xác, khách quan giúp người học tự tin, hăng say nâng cao năng lực sáng tao trong học tập. Giúp gv biết được mức độ điều chỉnh kịp thời phương pháp dạy cho phù hợp với hs

II. Một số yêu cầu, nguyên tắc đối với kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS:

1.Phải đánh giá được các năng lực khác nhau của HS:

- Năng lực thường tồn tại dưới hai hình thức:

    + Năng lực chung:

    + Năng lực chuyên biệt:

2. Đảm bảo tính khách quan:

3. Đảm bảo sự công bằng:

4. Đảm bảo tính toàn diện:

5. Đảm bảo tính công khai:

6. Đảm bảo tính giáo dục:

7. Đảm bảo tính phát triển:

III. Phương pháp và hình thức kiểm tra, đánh giá theo định hướng năng lực:

1. Phương pháp và hình thức đánh giá chung:

a. Căn cứ vào quá trình tổ chức dạy học:

a.1.Đánh giá quá trình:

- Kiểm tra vấn đáp hay kiểm tra viết (kiểm tra miệng, kiểm tra 15 phút).

- Tiến hành trong tất cả thời điểm của tiết học, trong tất cả các hoạt động của tiến trình học tập.

- Đánh giá khả năng tiếp thu bài học đang diễn ra và những nội dung học tập có liên quan đến bài học.

- Rèn cho học sinh NL giải quyết các vấn đề một cách nhạy bén và nhanh gọn.

a.2 Đánh giá tổng kết:

- Kiểm tra viết.

- Thực hiện sau khi học một chương, một phần của chương trình hoặc sau một học kì.

- Đánh giá trình độ học sinh nắm khối lượng KT-KN tương đối hệ thống, củng cố mở rộng những điều đã học, đặt cơ sở tiếp tục sang những phần học mới.

- Đánh giá NL học tập tổng hợp, khả năng khái quát, hệ thống hóa KT, NL trình bày, diễn đạt một cách bài bản, rõ ràng, trong sáng.

b. Căn cứ vào qui mô tổ chức hoạt động đánh giá:

b.1 Đánh giá trên lớp học:

- Thực hiện thường xuyên trong các giờ học, môn học trên lớp.

thu thập thông tin về kết quả học tập của học sinh trong quá trình học tập, giúp cho việc lập kế hoạch và điều chỉnh kế hoạch dạy học kịp thời, cung cấp các thông tin phản hồi nhành chóng cho cha mẹ học sinh để phối hợp GD.

- Tiến hành đánh giá trên lớp học cần tăng cường phối hợp các phương pháp đánh giá khác nhau (đánh giá bằng quan sát, bài luận, hồ sơ học tập, đánh giá bằng nhận xét…)

- Đặc biệt chú ý việc học sinh tự đánh giá trong quá trình học tập.

b.2. Đánh giá trên diện rộng:

- Đánh giá kết quả học tập của học sinh theo qui mô lớn từ cấp quận (huyện), tỉnh (thành phố), quốc gia, quốc tế.

cung cấp thông tin đáng tin cậy cho các cơ quan quản lí nhà nước trong việc đưa ra những quyết định trong GD (điều chỉnh chính sách, chiến lược GD hiện hành, xây dựng chiến lược, chính sách GD mới).

- Tiến hành theo một qui trình bài bản với những khoa học kĩ thuật phức tạp, được giám sát chặt chẽ.

Đặc biệt chú ý những hình thức kiểm tra mới được áp dụng cho môn học.

2. Một số hình thức biên soạn câu hỏi và đề kiểm tra :

a. Kiểm tra miệng: sử dụng ở mọi thời điểm của giờ học- cũng cần có sự phân hóa không chỉ kiểm tra kiến thức kĩ năng mà còn đánh giá cả năng lực - chỉnh dùng từ, rèn kĩ năng nói cho H.

- Câu hỏi nêu ra cần rõ ràng, chính xác, ngắn gọn, phù hợp với nhận thức của học sinh.

b. Kiểm tra viết (có thể kiểm tra 15p, 45p, 90p)- Chú ý giới hạn dung lượng.

- Dạng câu hỏi: câu hỏi tự luận và câu hỏi trắc nghiệm.

- Đánh giá kết quả: đánh giá kết quả học tập chung của cả lớp và đánh giá chất lượng học tập của mỗi HS.

b.1. Câu hỏi trắc nghiệm Có 2 phần:

- Phần câu dẫn, nêu yêu cầu

- Các phương án trả lời

+ Có các dạng câu hỏi trắc nghiệm:

- Câu nhiều lựa chọn

- Câu điền khuyết

- Câu ghép đôi

+ Một số yêu cầu cơ bản về kĩ thuật biên soạn câu hỏi trắc nghiệm:

Câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn:

- Bảo đảm câu dẫn nối liền với mọi phương án chọn theo đúng ngữ pháp.

- Nên dùng 4 hoặc 5 phương án để lựa chọn.

- Chỉ có một phương án chọn là đúng.

- Sắp xếp phương án đúng theo thứ tự ngẫu nhiên, tránh việc tạo phương án đúng khác biệt so với các phương án khác (dài hơn hoặc ngắn hơn, mô tả tỉ mỉ hơn…).

- Các phương án sai phải có vẻ hợp lí.

- Không đưa ra phương án “Tất cả các đáp án trên đều đúng” hoặc“ không có phương án nào đúng”.

Câu hỏi trắc nghiệm ghép đôi:

- Hướng dẫn rõ về yêu cầu của việc ghép đôi cho phù hợp.

- Cần đánh số ở một cột và chữ ở cột kia.

- Các dòng trên mỗi cột phải tương đương về nội dung, hình thức, cấu trúc ngữ pháp, độ dài.

- Tránh tạo nên việc ghép đôi theo kiểu một – một.

- Tránh dùng các câu phủ định.

Câu hỏi trắc nghiệm điền khuyết:

- Chỉ để một chỗ trống. Thiết kế sao cho có thể trả lời bằng một từ đơn nhất mang tính đặc trưng (người, vật, địa điểm, thời gian, khái niệm…)

- Cung cấp đủ thông tin để chọn từ trả lời chính xác.

- Chỉ có một lựa chọn là đúng.

b.2. Câu hỏi tự luận:

- Bảo đảm sao cho câu hỏi tự luận phù hợp với mục tiêu học tập.

- Câu hỏi cần rõ ràng để học sinh hiểu rõ nhiệm vụ mà mình phải thực hiện.

- Cần cho học sinh biết các tiêu chí được sử dụng để đánh giá bài tự luận.

- Nên sử dụng những câu hỏi khuyến khích tư duy sáng tạo, bộc lộ óc phê phán và ý kiến cá nhân của học sinh

- Có thể cho giới hạn độ dài (số từ hoặc số trang, dòng).

- Đảm bảo đủ thời gian để học sinh làm bài khi làm ở lớp hoặc thời hạn nộp bài khi làm ở nhà.

- Bảo đảm đủ thời gian để học sinh làm bài (trên lớp -15 phút, 45 phút, 90 phút - hay ở nhà).

IV. Thực hiện các phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh:

1. Quy trình biên soạn câu hỏi/ bài tập kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực của một chủ đề:

BƯỚC I: Lựa chọn chủ đề

BƯỚC II: Xác định chuẩn KT-KN cần đạt

BƯỚC III: Lập bảng mô tả các mức độ đánh giá theo định hướng năng lực

BƯỚC IV: Biên soạn bộ câu hỏi/ bài tập kiểm tra đánh giá trong quá trình dạy học mỗi chủ đề đã xác định theo các loại và các mức độ đã miêu tả.

* Dấu hiệu nhận biết các mức độ:

• Mức độ biết:

    + Được hiểu là nhớ lại kiến thức đã được học một cách máy móc và nhắc lại.

    + Những hoạt động tương ứng với mức độ biết có thể là: xác định, đặt tên, liệt kê, đối chiếu, gọi tên.

    + Các động từ tương ứng với mức độ biết: xác định, phân loại, mô tả, phác thảo, lấy ví dụ, liệt kê, gọi tên, giới thiệu (chỉ ra), nhận biết, nhớ lại, đối chiếu.

    + Các hoạt động trên lớp học có thể thực hiện để phát triển mức độ biết:

Vấn đáp tái hiện, phiếu học tập, các trò chơi - câu đố có hướng dẫn trước, tra cứu thông tin, tìm các định nghĩa.

• Mức độ hiểu:

    + Là khả năng diễn dịch, diễn giải, giải thích hoặc suy diễn. Dự đoán được kết quả hoặc hậu quả. (Tuy mức độ hiểu khá gần với mức độ nhớ nhưng HS phải có khả năng hiểu thấu đáo ý nghĩa của kiến thức. Hiểu không đơn thuần là nhắc lại cái gì đó mà HS phải có khả năng diễn đạt khái niệm theo ý hiểu của mình).

    + Những hoạt động tương ứng với mức độ hiểu có thể là: diễn giải, tổng kết, kể lại, viết lại theo cách hiểu của mình.

    + Các động từ tương ứng với mức độ hiểu: tóm tắt, giải thích, mô tả, so sánh, chuyển đổi, ước lượng, diễn giải, phân biệt, chứng tỏ, hình dung, trình bày lại, lấy ví dụ.

    + Các hoạt động trên lớp học có thể thực hiện để phát triển mức độ hiểu: sắm vai tranh luận, dự đoán, đưa ra dự đoán hay ước lượng, cho ví dụ, diễn giải…

• Vận dụng thấp:

    + Vận dụng là bắt đầu của mức tư duy sáng tạo. HS vận dụng những gì đã học vào đời sống thực tiễn hoặc một tình huống mới. Vận dụng được hiểu là khả năng sử dụng kiến thức đã học trong những tình huống cụ thể hoặc tình huống mới.

    + Những hoạt động tương ứng với mức độ vận dụng thấp có thể là: chuẩn bị, sản xuất, giải quyết, vận hành hoặc theo một công thức.

    + Các động từ tương ứng với mức độ vận dụng thấp: giải quyết, minh họa, tính toán, diễn dịch, dự đoán, áp dụng, phân loại, sửa đổi, đưa vào thực tế, chứng minh.

    + Các hoạt động trên lớp học có thể thực hiện để phát triển mức độ vận dụng thấp:các hoạt động mô phỏng như sắm vai nhân vật, đảo vai trò; sáng tác, quảng cáo; xây dựng mô hình; phỏng vấn; trình bày theo nhóm hoặc theo lớp; xây dựng các phân loại.

• Mức độ Vận dụng cao: (phân tích, tổng hợp, đánh giá)

    + Là khả năng phát hiện và phân biệt, hợp nhất các thành phần, rút ra kết luận, phán xét các bộ phận cấu thành của thông tin hay tình huống. Mức độ này đòi hỏi khả năng phân tích, phân loại.

    + Những hoạt động tương ứng với mức độ vận dụng cao có thể là: vẽ biểu đồ, lập dàn ý, phân biệt hoặc chia nhỏ các thành phần, thiết kế, đặt kế hoạch, tạo hoặc sáng tác, biện minh, phê bình hoặc rút ra kết luận.

    + Các động từ tương ứng với mức độ vận dụng cao: phân tích, suy luận, lựa chọn, vẽ biểu đồ, phân biệt, đối chiếu, so sánh, phân loại, liên hệ.

    + Các hoạt động trên lớp học có thể thực hiện để phát triển mức độ vận dụng cao: xác định vấn đề, đưa ra các suy luận, giả thiết, lập kế hoạch, tranh luận, kết luận.

2. Biên soạn bộ câu hỏi/ bài tập kiểm tra đánh giá trong quá trình dạy học mỗi chủ đề đã xác định theo các loại và các mức độ đã miêu tả.

• Đây là bước rất quan trọng. GV cần xác định các hình thức/ công cụ đánh giá (các dạng câu hỏi, bài tập định tính, định lượng) nhằm cung cấp các bằng chứng cụ thể liên quan đến các chủ đề và nội dung học tập, tương ứng với các mức độ mô tả trên. Cần tăng cường bài tập thực hành, gắn với các tình huống của cuộc sống, tạo cơ hội để Hs trải nghiệm theo các bài học.

• GV nên lựa chọn đa dạng các hình thức câu hỏi để đạt được mục đích đánh giá mà mình đã đề ra và phát huy được tính tích cực chủ động, sáng tạo của HS khi làm bài.

• Việc biên soạn câu hỏi cần bám sát vào ma trận chủ đề đã thiết lập để định hướng phát triển năng lực của HS.

3. Quy trình xây dựng đề kiểm tra: (đề tổng kết và thi)

Gồm các bước sau:

a.Xây dựng kế hoạch ra đề:

b.Xây dựng ma trận đề: gồm 9 bước sau:

- Liệt kê tên các chủ đề.

- Viết các chuẩn cần đánh giá đối với mỗi cấp độ tư duy.

- Quyết định phân phối tỉ lệ % tổng điểm cho mỗi chủ đề (nội dung, chương…).

- Quyết định tổng số điểm của bài kiểm tra.

- Tính số điểm cho mỗi chủ đề (nội dung, chương..) tương ứng với tỉ lệ %.

- Tỉnh tỉ lệ % , số điểm và quyết định số câu hỏi cho mỗi chuẩn tương ứng.

- Tính tổng số điểm và tổng số câu hỏi cho mỗi cột.

- Tỉnh tỉ lệ % tổng số điểm phân phối cho mỗi cột.

- Đánh giá lại ma trận (thẩm định) và chỉnh sửa, hoàn thiện.

Lưu ý khi xây dựng ma trận:

Ma trận phải thể hiện rõ quan điểm của GV.

Tỉ lệ % tùy thuộc vào quy định của từng đơn vị. Tuy nhiên cân nhắc tỉ lệ sáng tạo để kích thích tư duy của học sinh.

KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA

(Dùng cho loại đề kiểm tra kết hợp TL và TNKQ)

Cấp độ Tên chủ đề. nội dung, chương trình Nhận Biết Thông Hiểu Vận dựng Cộng
Cấp độ thấp Cấp độ cao
TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL
Chủ đề 1
Số câu Số điểm Tỉ lệ %
Chuẩn KT, KNcần kiểm tra (Ch) Số câu Số điểm (Ch) Số câu Sốđiểm (Ch) Số câu Sốđiểm (Ch) Số câu Sốđiểm (Ch) Số câu Sốđiểm (Ch) Số câu Sốđiểm (Ch) Số câu Sốđiểm (Ch) Số câu Sốđiểm Số câu ... điểm=...%
Chủ đề 2
Số câu Số điểm Tỉ lệ %
(Ch) Số câu Số điểm (Ch) Số câu Sốđiểm (Ch) Số câu Sốđiểm (Ch) Số câu Sốđiểm (Ch) Số câu Sốđiểm (Ch) Số câu Sốđiểm (Ch) Số câu Sốđiểm (Ch) Số câu Sốđiểm Số câu ... điểm=...%
Chủ đề n
Số câu Số điểm Tỉ lệ %
(Ch) Số câu Số điểm (Ch) Số câu Sốđiểm (Ch) Số câu Sốđiểm (Ch) Số câu Sốđiểm (Ch) Số câu Sốđiểm (Ch) Số câu Sốđiểm (Ch) Số câu Sốđiểm (Ch) Số câu Sốđiểm Số câu ... điểm=...%
Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ % Số câu Số điểm % Số câu Số điểm % Số câu Số điểm % Số câu Số điểm %

............., ngày..........tháng.........năm..........

Người viết              

Tải xuống


Đề thi, giáo án các lớp các môn học