Giải Khoa học tự nhiên 7 trang 50 Chân trời sáng tạo

Với lời giải KHTN 7 trang 50 trong Bài 7: Hóa trị và công thức hóa học Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập KHTN lớp 7 trang 50.

Vận dụng trang 50 KHTN lớp 7: Pháo hoa có thành phần nhiên liệu nổ gồm sulfur, than và hợp chất (Z). Hợp chất (Z) gồm nguyên tố potassium, nitrogen và oxygen với các tỉ lệ phần trăm tương ứng là 38,61%, 13,86% và 47,535%. Khối lượng phân tử của hợp chất (Z) là 101 amu. Xác định công thức hóa học của (Z).

Tìm hiểu qua sách, báo và internet, em hãy cho biết một số ứng dụng của hợp chất (Z).

Trả lời:

%K =KLNT(K)×xKLPT(KxNyOz)×100%=39×x101.100% = 38,61%

⇒ x = 1

%N =KLNT(N)×yKLPT(KxNyOz)×100%=14×y101.100% = 13,86%

⇒ 1

%O =KLNT(O)×zKLPT(KxNyOz)×100%=16×z101.100% = 47,535%

⇒ z = 3

Vậy công thức hóa học của hợp chất là KNO3

Một số ứng dụng của KNO3:

- Potassium nitrate (KNO3) là một loại phân bón cung cấp các chất dinh dưỡng đa lượng cho các loại rau, lĩnh vực trồng hoa, quả và hạt cây.

- Là nguồn cung cấp kali tuyệt vời, đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển của cây và hoạt động bình thường của mô. Bên cạnh đó, potassium nitrate (KNO3) còn giúp cho cây trồng khỏe mạnh và giúp tăng năng suất của cây trồng.

- Potassium nitrate (KNO3) đặc biệt giúp chống lại vi khuẩn, nấm gây bệnh, côn trùng và virus rất tốt.

- Được dùng trong chế tạo thuốc nổ đen, làm pháo hoa.

- Sử dụng làm chất phụ gia thực phẩm, bảo quản thịt chống ôi thiu.

- Được dùng trong một số kem đánh răng cho răng nhạy cảm, giảm các triệu chứng hen suyễn và bệnh viêm khớp.

Pháo hoa có thành phần nhiên liệu nổ gồm sulfur, than và hợp chất (Z)

Câu hỏi thảo luận 11 trang 50 KHTN lớp 7: Dựa vào công thức (2), hãy tính hóa trị của nguyên tố

a) N trong phân tử NH3

b) S trong phân tử SO2, SO3

c) P trong phân tử P2O5

Trả lời:

a) Với công thức hóa học NaHI3

Theo quy tắc hóa trị ta có: a × 1 = I × 3

⇒ a = III

Vậy trong phân tử NH3 nguyên tố N có hóa trị III.

b) Với công thức hóa học SaOII2

Theo quy tắc hóa trị ta có: a × 1 = II × 2

⇒ a = IV

Vậy trong phân tử SO2 nguyên tố S có hóa trị IV.

Với công thức hóa học SaOII3

Theo quy tắc hóa trị ta có: a × 1 = II × 3

⇒ a = VI

Vậy trong phân tử SO3 nguyên tố S có hóa trị VI.

b) Với công thức hóa học Pa2OII5

Theo quy tắc hóa trị ta có: a × 2 = II × 5

⇒ a = V

Vậy trong phân tử P2O5 nguyên tố P có hóa trị V.

Luyện tập trang 50 KHTN lớp 7: Dựa vào Ví dụ 8, 9 và các bảng hóa trị ở Phụ lục trang 187, hãy xác định công thức hóa học các hợp chất tạo bởi:

a) potassium và sulfate

b) aluminium và carbonate

c) magnesium và nitrate

Trả lời:

a) Công thức hóa học chung: KIx(SOII4)y

Theo quy tắc hóa trị ta có: x × I = y × II

Chuyển thành tỉ lệ: xy=III=21

Chọn x = 2; y = 1

Vậy công thức hóa học của hợp chất là K2SO4

b) Công thức hóa học chung: AlIIIx(COII3)y

Theo quy tắc hóa trị ta có: x × III = y × II

Chuyển thành tỉ lệ: xy=IIIII=23

Chọn x = 2; y = 3

Vậy công thức hóa học của hợp chất là Al2(CO3)3

c) Công thức hóa học chung: MgIIx(NOI3)y

Theo quy tắc hóa trị ta có: x × II = y × I

Chuyển thành tỉ lệ: xy=III=12

Chọn x = 1; y = 2

Vậy công thức hóa học của hợp chất là Mg(NO3)2

Lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 7: Hóa trị và công thức hóa học Chân trời sáng tạo hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:


Giải bài tập lớp 7 Chân trời sáng tạo khác