Giải Khoa học tự nhiên 7 trang 46 Chân trời sáng tạo

Với lời giải KHTN 7 trang 46 trong Bài 7: Hóa trị và công thức hóa học Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập KHTN lớp 7 trang 46.

Câu hỏi thảo luận 2 trang 46 KHTN lớp 7: Xác định hóa trị của các nguyên tố Cl, S, P trong các phân tử ở Hình 7.1.

Xác định hóa trị của các nguyên tố Cl, S, P trong các phân tử ở Hình 7.1

Trả lời:

- Trong phân tử hydrogen chloride (HCl) nguyên tử Cl liên kết với 1 nguyên tử H 

⇒ Hóa trị của nguyên tử Cl bằng I.

- Trong phân tử hydrogen sulfide (H2S) nguyên tử S liên kết với 2 nguyên tử H 

⇒ Hóa trị của nguyên tử S bằng II.

- Trong phân tử phosphine (PH3) nguyên tử P liên kết với 3 nguyên tử H 

⇒ Hóa trị của nguyên tử P bằng III.

- Trong phân tử methane (CH4) nguyên tử C liên kết với 4 nguyên tử H 

⇒ Hóa trị của nguyên tử C bằng IV.

Vận dụng trang 46 KHTN lớp 7: Trong tự nhiên, silicon oxide có trong cát, đất sét,… Em hãy xác định hóa trị của nguyên tố silicon trong silicon dioxide. Tìm hiểu qua sách báo và internet, cho biết các ứng dụng của hợp chất này.

Trong tự nhiên, silicon oxide có trong cát, đất sét

Trả lời:

Trong phân tử silicon dioxide một nguyên tử Si có khả năng liên kết với 2 nguyên tử O, mỗi nguyên tử O hóa trị II 

⇒ Si có hóa trị IV.

Ứng dụng của silicon dioxide:

- Silicon dioxide được sử dụng để làm kính phẳng, sản phẩm thủy tinh, cát đúc, sợi thủy tinh, men gốm, phun cát cho chống gỉ, cát lọc, vật liệu chịu lửa và bê tông nhẹ. 

- Silicon dioxide được sử dụng để tạo ra các bộ phận quan trọng của ngành công nghiệp điện tử, dụng cụ quang học và đồ thủ công, sản xuất sợi quang. 

- Silicon dioxide hay còn gọi là thạch anh có thể được sử dụng để làm thủy tinh thạch anh. Thủy tinh thạch anh thường được sử dụng để chế tạo các dụng cụ hóa học chịu nhiệt độ cao. Cát thạch anh thường được sử dụng làm vật liệu thủy tinh và vật liệu xây dựng.

- Trong công nghiệp thực phẩm silicon được sử dụng như chất chống đông, chất khử bọt, chất làm đặc, chất trợ lọc và chất làm sạch.

Luyện tập 1 trang 46 KHTN lớp 7: Trong một hợp chất cộng hóa trị, nguyên tố X có hóa trị IV. Theo em, 1 nguyên tử X có khả năng liên kết với bao nhiêu nguyên tử O hoặc bao nhiêu nguyên tử H?

Trả lời:

Nguyên tố X có hóa trị IV ⇒ Có khả năng liên kết với 4 nguyên tử H (mỗi nguyên tử H có hóa trị I)

Ví dụ: Nguyên tố C hóa trị IV, có thể liên kết với 4 nguyên tử H (mỗi nguyên tử H có hóa trị I) để tạo thành phân tử methane.

Trong một hợp chất cộng hóa trị, nguyên tố X có hóa trị IV

Nguyên tố X có hóa trị IV ⇒ Có khả năng liên kết với 2 nguyên tử O (mỗi nguyên tử O có hóa trị II)

Ví dụ: Nguyên tố C hóa trị IV, có thể liên kết với 2 nguyên tử O (mỗi nguyên tử O có hóa trị II) để tạo thành phân tử carbon dioxide.

Trong một hợp chất cộng hóa trị, nguyên tố X có hóa trị IV

Câu hỏi thảo luận 3 trang 46 KHTN lớp 7: Em hãy so sánh về tích của hóa trị và số nguyên tử của hai nguyên tố trong phân tử mỗi hợp chất ở Bảng 7.1

Em hãy so sánh về tích của hóa trị và số nguyên tử của hai nguyên tố

Trả lời:

Trong phân tử mỗi hợp chất ở Bảng 7.1, tích hóa trị và số nguyên tử của nguyên tố này bằng tích hóa trị và số nguyên tử của nguyên tố kia.

Luyện tập 2 trang 46 KHTN lớp 7: Dựa vào hóa trị các nguyên tố ở bảng Phụ lục 1 trang 187, em hãy cho biết một nguyên tử Ca có thể kết hợp với bao nhiêu nguyên tử Cl hoặc bao nhiêu nguyên tử O.

Trả lời:

Dựa vào hóa trị các nguyên tố ở bảng Phụ lục 1 trang 187

Dựa vào Phụ lục ta thấy Ca hóa trị II, Cl hóa trị I, O hóa trị II

⇒ Một nguyên tử Ca có thể kết hợp được với 2 nguyên tử Cl. Hợp chất tạo thành là CaCl2.

Một nguyên tử Ca có thể kết hợp được với 1 nguyên tử O. Hợp chất tạo thành là CaO.

Lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 7: Hóa trị và công thức hóa học Chân trời sáng tạo hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 7 hay khác:


Giải bài tập lớp 7 Chân trời sáng tạo khác