Giải Khoa học tự nhiên 7 trang 48 Chân trời sáng tạo

Với lời giải KHTN 7 trang 48 trong Bài 7: Hóa trị và công thức hóa học Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập KHTN lớp 7 trang 48.

Câu hỏi thảo luận 6 trang 48 KHTN lớp 7: Em hãy hoàn thành bảng sau:

Tên hợp chất

Thành phần phân tử

Công thức hóa học

Khối lượng phân tử

Magnesium chloride

1 nguyên tử Mg và 2 nguyên tử Cl

?

?

Aluminium oxide

2 nguyên tử Al và 3 nguyên tử O

?

?

Ammonia

1 nguyên tử N và 3 nguyên tử H

?

?

Trả lời:

Tên hợp chất

Thành phần phân tử

Công thức hóa học

Khối lượng phân tử

Magnesium chloride

1 nguyên tử Mg và 2 nguyên tử Cl

MgCl2

24 + 35,5 × 2 = 95 amu

Aluminium oxide

2 nguyên tử Al và 3 nguyên tử O

Al2O3

27 × 2 + 16 × 3 = 102 amu

Ammonia

1 nguyên tử N và 3 nguyên tử H

NH3

14 + 1 × 3 = 17 amu

Câu hỏi thảo luận 7 trang 48 KHTN lớp 7: Công thức hóa học của iron(III) oxide là Fe2O3, hãy cho biết thành phần nguyên tố, số lượng nguyên tử của mỗi nguyên tố và tính khối lượng phân tử.

Trả lời:

Thành phần phân tử iron(III) oxide gồm 2 nguyên tử Fe và 3 nguyên tử O.

Khối lượng phân tử bằng: 56 × 2 + 16 × 3 = 160 amu.

Câu hỏi thảo luận 8 trang 48 KHTN lớp 7: Công thức hóa học của một chất cho biết được những thông tin gì?

Trả lời:

Công thức hóa học cho biết thành phần nguyên tố và số lượng nguyên tử của mỗi nguyên tố có trong phân tử đó. Từ đó, có thể tính được khối lượng phân tử.

Câu hỏi thảo luận 9 trang 48 KHTN lớp 7: Tính phần trăm mỗi nguyên tố có trong các hợp chất: Al2O3, MgCl2, Na2S, (NH4)2CO3

Trả lời:

- Đối với hợp chất Al2O3

%Al =KLNT(Al)×2KLPT(Al2O3)×100% =27×227×2+16×3×100% = 52,94%

%O = 100% - 52,94% = 47,06%

- Đối với hợp chất MgCl2

%Mg =KLNT(Mg)KLPT(MgCl2)×100%=2424+35,5×2×100% = 25,26%

%Cl = 100% - 25,26% = 74,74%

- Đối với hợp chất Na2S

%Na =KLNT(Na)×2KLPT(Na2S)×100%=2323×2+32×100% = 29,49%

%S = 100% - 29,49% = 70,51%

- Đối với hợp chất (NH4)2CO3

%N =KLNT(N)×2KLPT((NH4)2CO3)×100%=14×214×2+1×4×2+12+16×3×100% = 29,17%

%H =KLNT(H)×4×2KLPT((NH4)2CO3)×100%=1×4×214×2+1×4×2+12+16×3×100% = 8,33%

%C =KLNT(C)KLPT((NH4)2CO3)×100%=1214×2+1×4×2+12+16×3×100% = 12,5%

%O = 100% - %N - %H - %C = 100% - 29,17% - 8,33% - 12,5% = 50%

Lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 7: Hóa trị và công thức hóa học Chân trời sáng tạo hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:


Giải bài tập lớp 7 Chân trời sáng tạo khác