HĐTN 9 Chân trời sáng tạo Chủ đề 4: Góp phần xây dựng gia đình hạnh phúc
Với giải bài tập Hoạt động trải nghiệm 9 Chủ đề 4: Góp phần xây dựng gia đình hạnh phúc sách Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn giúp học sinh dễ dàng làm bài tập & trả lời câu hỏi HĐTN 9 Chủ đề 4.
Khám phá - kết nối kinh nghiệm (trang 33 Hoạt động trải nghiệm 9)
Nhiệm vụ 1. Tìm hiểu những việc làm góp phần xây dựng gia đình hạnh phúc
1. Kể về những biểu hiện của gia đình hạnh phúc.
Trả lời:
- Những biểu hiện của gia đình hạnh phúc:
+ Cùng vui vẻ, trò chuyện với nhau.
+ Quây quần bên mâm cơm.
+ Cùng nhau tham gia các hoạt động giải trí, vui chơi.
+ Cùng nhau sắp xếp, dọn dẹp nhà cửa vào ngày cuối tuần.
+ Chia sẻ, quan tâm, động viên khi người thân có niềm vui, nỗi buồn, ốm, mệt.
+ Tổ chức các sự kiện gắn kết các thành viên trong gia đình: cùng nhau đi chơi, đi du lịch,…
2. Chỉ ra những việc em đã làm để góp phần xây dựng gia đình hạnh phúc.
Trả lời:
- Những việc em đã làm để góp phần xây dựng gia đình hạnh phúc:
+ Tham gia cùng người thân sắp xếp, dọn dẹp nhà cửa vào ngày cuối tuần.
+ Chia sẻ, quan tâm, động viên khi người thân có niềm vui, nỗi buồn, ốm, mệt.
+ Cùng nhau tham gia giải quyết những vấn đề nảy sinh trong gia đình.
+ Thường kể những câu chuyện vui, hài hước cho nhau nghe.
+ Tích cực học tập để có kết quả tốt.
3. Chia sẻ cảm xúc của em và các thành viên trong gia đình khi em thực hiện những việc làm góp phần xây dựng gia đình hạnh phúc.
Trả lời:
- Cảm xúc của em khi em thực hiện những việc làm góp phần xây dựng gia đình hạnh phúc:
+ Em cảm thấy rất vui và tự hào.
+ Em nhận thấy mình đang đóng góp một phần nhỏ vào việc tạo dựng không khí ấm áp, hạnh phúc trong gia đình.
+ Được mọi người trong nhà yêu thương và tin tưởng.
+ Có động lực để tiếp tục cố gắng.
- Chia sẻ cảm xúc của các thành viên trong gia đình khi em thực hiện những việc làm góp phần xây dựng gia đình hạnh phúc:
+ Bố mẹ em rất vui mừng và tự hào.
+ Bố mẹ thường tỏ ra hài lòng, vui vẻ và tự hào.
+ Anh chị em trong nhà luôn vui vẻ, đoàn kết, yêu thương nhau.
Rèn luyện kĩ năng (trang 33 Hoạt động trải nghiệm 9)
Nhiệm vụ 2. Thực hành tạo bầu không khí vui vẻ, yêu thương trong gia đình
1. Trao đổi về cách tạo bầu không khí vui vẻ, yêu thương trong gia đình.
Trả lời:
- Cách tạo bầu không khí vui vẻ, yêu thương trong gia đình:
+ Phân chia công việc trong gia đình để mọi người cùng nhau làm việc, đồng thời giúp giảm bớt gánh nặng cho từng người.
+ Dành thời gian lắng nghe nhau, chia sẻ những suy nghĩ, cảm xúc và câu chuyện trong ngày.
+ Đừng ngần ngại nói những lời yêu thương, khen ngợi và động viên nhau.
+ Hiểu và chấp nhận những điểm khác biệt của từng thành viên trong gia đình.
+ Tổ chức kỷ niệm các dịp sinh nhật, lễ tết, hay những cột mốc quan trọng khác trong cuộc sống.
2. Thực hành tạo bầu không khí vui vẻ, yêu thương trong gia đình ở các trường hợp sau:
Trả lời:
- Trường hợp 1: Nếu em ở trong tình huống này, em sẽ hỏi thăm người thân xem có chuyện gì buồn, lắng nghe người thân chia sẻ một cách chân thành và cố gắng đồng cảm với cảm xúc của họ, đưa ra cho họ những lời khuyên hoặc những cách để giảm bớt nỗi buồn.
- Trường hợp 2: Nếu em ở trong tình huống này, em sẽ kể những câu chuyện hài, dí dỏm hoặc đề xuất cho mọi người tham gia một số hoạt động như đi dạo, xem phim, đi ăn,… để giảm bớt không khí căng thẳng.
- Trường hợp 3: Nếu em ở trong tình huống này, em sẽ điều chỉnh cảm xúc của mình để hoà chung với không khí vui vẻ của gia đình, em có thể chia sẻ chuyện buồn của mình với người thân khi buổi gặp gỡ ông bà kết thúc để tìm được sự giúp đỡ, an ủi.
Nhiệm vụ 3. Thực hành giải quyết bất đồng có thể xảy ra trong quan hệ gia đình
1. Thảo luận về những bất đồng có thể xảy ra trong quan hệ gia đình.
Trả lời:
- Những bất đồng có thể xảy ra trong quan hệ gia đình:
+ Các thành viên trong gia đình có thể bất đồng về việc phân chia công việc nhà hoặc trách nhiệm chăm sóc người thân.
+ Những khác biệt về quan điểm và phong cách sống giữa các thế hệ trong gia đình có thể dẫn đến xung đột.
+ Sự can thiệp vào cuộc sống cá nhân một cách quá mức.
+ Xung đột trong việc định hướng tương lai, nghề nghiệp.
2. Trao đổi về cách giải quyết bất đồng trong quan hệ gia đình.
Trả lời:
- Cách giải quyết bất đồng trong quan hệ gia đình:
+ Luôn giữ bình tĩnh khi giải quyết các xung đột gia đình
+ Thống nhất các nguyên tắc trong gia đình
+ Cho nhau cơ hội lắng nghe và chia sẻ.
+ Lắng nghe một cách chân thành và cố gắng hiểu quan điểm của nhau.
+ Duy trì sự tôn trọng đối với quan điểm và cảm xúc của nhau, ngay cả khi không đồng ý.
3. Đóng vai giải quyết bất đồng trong gia đình ở các tình huống sau:
Trả lời:
- Tình huống 1: Nếu là em trong tình huống trên, em sẽ lắng nghe sự chia sẻ của anh em. tôn trọng sở thích và quan điểm của nhau, cùng nhau lắng nghe những bản nhạc của người kia để thấu hiểu.
- Tình huống 2:
+ Nếu em là người bố trong tình huống, em sẽ lắng nghe T chia sẻ về cảm xúc và suy nghĩ về hình phạt; giải thích lý do tại sao cần áp dụng hình phạt này.
+ Nếu em là T trong tình huống, em sẽ chia sẻ về cảm xúc và suy nghĩ về hình phạt với bố; đưa ra những lời hứa về việc cải thiện hành vi nếu được tiếp tục tham gia câu lạc bộ.
- Tình huống 3:
+ Nếu em là M trong tình huống, em sẽ lắng nghe lý do em trai cho rằng mạng xã hội có ích và chia sẻ lý do tại sao lại lo lắng về việc sử dụng mạng xã hội quá nhiều.
+ Nếu em là em của M trong tình huống, em sẽ đưa ra những lợi ích khi sử dụng mạng xã hội, tìm ra một kế hoạch cân bằng giữa việc sử dụng mạng xã hội, chơi thể thao và học ngoại ngữ.
Nhiệm vụ 4. Tổ chức, sắp xếp khoa học công việc trong gia đình
1. Trao đổi về cách tổ chức, sắp xếp khoa học các công việc trong gia đình.
Trả lời:
- Cách tổ chức, sắp xếp khoa học các công việc trong gia đình:
+ Ghi chép lại tất cả các công việc cần làm trong gia đình, từ việc lớn đến việc nhỏ.
+ Phân chia công việc phù hợp với thời gian biểu và khả năng thực hiện của từng thành viên gia đình
+ Đặt thứ tự ưu tiên cho các công việc (việc quan trọng hoặc việc gấp thì cần làm trước)
+ Quản lý thời gian hiệu quả (phân phối thời gian hợp lý cho từng loại công việc khác nhau, tùy thuộc vào mức độ quan trọng của công việc).
+ Luôn quan tâm và ưu tiên việc chăm sóc, giúp đỡ người già, trẻ em, người có sức khoẻ yếu trong gia đình ...
2. Xây dựng kế hoạch thực hiện công việc gia đình nếu em là nhân vật trong tình huống và giải thích việc tổ chức, sắp xếp khoa học các công việc đó.
Trả lời:
* Nếu em là nhân vật trong tình huống, em sẽ xây dựng kế hoạch thực hiện công việc gia đình như sau:
Kế hoạch:
Ngày Chủ nhật:
- Lập danh sách các công việc cần làm trong tuần.
- Phân chia công việc giữa A và em trai.
- Chuẩn bị trước một số thực phẩm cho cả tuần (ví dụ: rau củ, thịt cá).
Hàng ngày:
Buổi sáng:
- Chuẩn bị bữa sáng cho ông bà và em trai.
- Hỏi thăm sức khỏe của ông bà, đảm bảo họ uống thuốc đầy đủ.
- Phơi quần áo
- Đi chợ hoặc siêu thị mua thêm thực phẩm nếu cần.
Buổi chiều:
- Chuẩn bị bữa trưa và tối cho ông bà và cả nhà.
- Làm các việc vặt như dọn dẹp nhà cửa, rửa bát đĩa.
Buổi tối:
- Dọn dẹp sau bữa tối, rửa bát đĩa.
- Giặt quần áo
- Kiểm tra lại công việc của ngày và chuẩn bị cho ngày hôm sau.
- Đảm bảo ông bà nghỉ ngơi đúng giờ và thoải mái.
Cuối tuần:
- Thứ Bảy: Dọn dẹp nhà cửa kỹ lưỡng, giặt giũ quần áo.
- Chủ Nhật: Kiểm tra lại danh sách công việc và chuẩn bị cho tuần tiếp theo nếu bố mẹ chưa về.
* Giải thích:
- Lập danh sách công việc: Giúp đảm bảo không bỏ sót bất kỳ công việc nào.
- Phân chia công việc: Giúp công việc được thực hiện hiệu quả và tránh quá tải cho một người.
- Sắp xếp thứ tự ưu tiên: Đảm bảo các công việc quan trọng được hoàn thành trước.
- Lập kế hoạch hàng tuần: Giúp tổ chức và theo dõi tiến độ công việc.
- Sử dụng công cụ hỗ trợ: Giúp quản lý thời gian và công việc một cách khoa học và tiện lợi.
3. Rút ra bài học về việc tổ chức, sắp xếp khoa học công việc trong gia đình.
Trả lời:
- Bài học về việc tổ chức, sắp xếp khoa học công việc trong gia đình:
+ Việc tổ chức, sắp xếp khoa học giúp công việc được hoàn thành nhanh chóng và hiệu quả hơn.
+ Khi công việc được phân chia rõ ràng và có kế hoạch cụ thể, mọi người sẽ ít căng thẳng hơn vì biết rõ mình phải làm gì và khi nào.
+ Sự hợp tác và phân chia công việc giữa các thành viên giúp tăng tinh thần đoàn kết trong gia đình.
+ Việc lập kế hoạch và tổ chức công việc giúp gia đình duy trì sự ổn định ngay cả khi có thay đổi hoặc tình huống bất ngờ.
+ Mỗi thành viên trong gia đình sẽ học được cách quản lý thời gian, làm việc nhóm và phát triển các kỹ năng tổ chức.
Nhiệm vụ 5. Thực hiện trách nhiệm với các công việc được giao
1. Trao đổi về cách thực hiện có trách nhiệm với các công việc được giao.
Trả lời:
- Cách thực hiện có trách nhiệm với các công việc được giao:
+ Luôn kiểm soát các công việc theo từng mốc thời gian.
+ Kiểm tra tiến độ hoàn thành công việc và điều chỉnh nếu thấy chưa phù hợp.
+ Tìm sự hỗ trợ trong trường hợp cần thiết.
+ Làm việc tập trung.
+ Không chối bỏ trách nhiệm, sẵn sàng gánh nhận nhiệm vụ.
2. Thực hiện có trách nhiệm với các công việc được giao trong cuộc sống gia đình của em và chia sẻ kết quả.
Trả lời:
- Nhiệm vụ được giao: Mỗi cuối tuần, em được giao nhiệm vụ lau dọn nhà cửa.
- Thực hiện nhiệm vụ: lau sàn nhà, dọn dẹp phòng khách, nhà bếp và phòng ngủ.
- Kết quả là nhà cửa luôn gọn gàng, sạch sẽ, tạo không gian sống thoải mái cho cả gia đình.
Vận dụng - mở rộng (trang 36 Hoạt động trải nghiệm 9)
Nhiệm vụ 6. Thiết kế các hoạt động chung nhằm tạo bầu không khí vui vẻ, yêu thương trong gia đình
1. Thiết kế các hoạt động chung trong gia đình.
Trả lời:
- Thiết kế các hoạt động chung trong gia đình:
+ Tổ chức buổi dã ngoại: Tổ chức các chuyến dã ngoại để cả gia đình có thời gian thư giãn và vui chơi cùng nhau.
+ Tổ chức chơi thể thao cùng nhau vào cuối tuần: Tổ chức các hoạt động thể thao như cầu lông, bòng chuyền, bóng đá,… để tăng cường gắn kết giữa các thành viên trong gia đình.
+ Tổng vệ sinh nhà cửa vào cuối tháng: Phân chia công việc nhà hợp lý và cùng nhau thực hiện, biến việc làm nhà trở thành hoạt động vui vẻ và thú vị.
+ Bố mẹ đọc sách cùng con cái: Dành một ngày trong tuần để các thành viên trong gia đình cùng nhau đọc và trao đổi những cuốn sách hay, đáng tìm hiểu.
+ Chụp ảnh gia đình, lưu giữ kỉ niệm.
+ Ăn cơm cùng nhau: Tổ chức các bữa cơm gia đình ấm cúng, cùng nhau nấu ăn, bày biện và thưởng thức. Mỗi thành viên có thể đóng góp một món ăn đặc trưng của mình.
+ Tham gia các workshop: vẽ tranh bằng chì, nặn gốm, làm nến thơm, đan len,…
+ Đạp xe ngoài trời quanh thành phố hoặc tại các khu du lịch.
2. Thực hiện hoạt động và chia sẻ cảm xúc của em khi tạo được bầu không khí vui vẻ, yêu thương trong gia đình thông qua hoạt động chung.
Trả lời:
- Ăn cơm cùng nhau: Em cảm thấy rất vui và hạnh phúc khi thấy cả nhà cùng nhau nấu ăn, trò chuyện và cười đùa. Bữa ăn trở nên ngon miệng hơn và mọi người đều cảm thấy gắn kết hơn.
- Tổ chức buổi dã ngoại: Em cảm thấy thoải mái và thư giãn khi cả gia đình cùng nhau dã ngoại, tham gia các hoạt động ngoài trời và tận hưởng thiên nhiên. Những khoảnh khắc đó giúp em nhận ra sự quan trọng của gia đình và tình yêu thương.
- Bố mẹ đọc sách cùng con cái: Em cảm thấy rất vui và bổ ích khi được đọc sách, tao đổi kiến thức với những người thân trong gia đình. Các câu chuyện, tiếng cười và những kỷ niệm đáng nhớ đã tạo ra bầu không khí ấm áp và yêu thương.
Tự đánh giá (trang 37 Hoạt động trải nghiệm 9)
Nhiệm vụ 7. Tự đánh giá
1. Chia sẻ những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện các hoạt động trong chủ đề này.
Trả lời:
- Thuận lợi: Các thành viên trong gia đình đồng thuận và sẵn lòng tham gia các hoạt động chung.
- Khó khăn:
+ Mỗi người có công việc và lịch trình riêng, khó sắp xếp thời gian để tham gia đầy đủ các hoạt động chung.
+ Các thành viên có sở thích và nhu cầu khác nhau, khó tìm được hoạt động phù hợp với tất cả mọi người.
+ Việc duy trì các hoạt động chung một cách liên tục và đều đặn có thể gặp khó khăn do sự thay đổi của lịch trình và sự bận rộn trong cuộc sống hàng ngày.
2. Với mỗi nội dung đánh giá sau đây, hãy xác định mức độ phù hợp nhất với em.
Trả lời:
TT |
Nội dung đánh giá |
Mức độ phù hợp |
1 |
Em tìm hiểu được những việc làm góp phần xây dựng gia đình hạnh phúc |
Tốt |
2 |
Em tạo được bầu không khí vui vẻ, yêu thương trong gia đình, cùng các thành viên xây dựng gia đình hạnh phúc. |
Tốt |
3 |
Em giải quyết được bất đồng trong quan hệ giữa bản thân với các thành viên trong gia đình |
Đạt |
4 |
Em giải quyết được bất đồng giữa các thành viên trong gia đình. |
Đạt |
5 |
Em tổ chức, sắp xếp được các công việc trong gia đình một cách khoa học. |
Đạt |
6 |
Em thực hiện có trách nhiệm các công việc được giao. |
Đạt |
7 |
Em thiết kế được các hoạt động chung nhằm tạo bầu không khí vui vẻ, yêu thương trong gia đình. |
Tốt |
Xem thêm lời giải bài tập Hoạt động trải nghiệm lớp 9 Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn khác:
HĐTN 9 Chủ đề 1: Tự tạo động lực và ứng phó với áp lực trong cuộc sống
HĐTN 9 Chủ đề 5: Xây dựng ngân sách cá nhân và góp phần phát triển kinh tế gia đình
HĐTN 9 Chủ đề 6: Xây dựng mạng lưới thực hiện các hoạt động cộng đồng
HĐTN 9 Chủ đề 7: Bảo vệ môi trường và quảng bá cảnh quan đất nước
HĐTN 9 Chủ đề 9: Xác định con đường cho bản thân sau Trung học cơ sở
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 9 hay khác:
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 Chân trời sáng tạo
- Giải lớp 9 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 9 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 9 Cánh diều (các môn học)
- Soạn văn 9 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 9 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 9 - CTST
- Giải Tiếng Anh 9 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Friends plus
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 9 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 9 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - CTST
- Giải sgk Tin học 9 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 9 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 9 - CTST
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - CTST