HĐTN 9 Chân trời sáng tạo Chủ đề 1: Tự tạo động lực và ứng phó với áp lực trong cuộc sống
Với giải bài tập Hoạt động trải nghiệm 9 Chủ đề 1: Tự tạo động lực và ứng phó với áp lực trong cuộc sống sách Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn giúp học sinh dễ dàng làm bài tập & trả lời câu hỏi HĐTN 9 Chủ đề 1.
Khám phá - kết nối kinh nghiệm (trang 7 Hoạt động trải nghiệm 9)
Nhiệm vụ 1. Tìm hiểu những thay đổi trong cuộc sống và khả năng thích nghi của bản thân với sự thay đổi đó
1. Chia sẻ về những thay đổi đã xảy ra trong cuộc sống
Gợi ý:
- Thay đổi môi trường sống, học tập: chuyển nhà, chuyển trường,…
- Thay đổi hoàn cảnh, điều kiện của gia đình: thay đổi thành viên trong gia đình, gia đình bị mất nhà, của cải vì thiên tai,…
Trả lời:
Thay đổi môi trường sống, học tập |
Thay đổi hoàn cảnh, điều kiện của gia đình |
Thay đổi khác |
Chuyển nhà, chuyển trường,… |
Thay đổi thành viên trong gia đình, gia đình bị mất nhà, của cải vì lũ quét,… |
+ Thay đổi sức khỏe, tinh thần, cơ thể: ốm đau, bệnh tật, tai nạn; bị bố mẹ áp đặt, ngăn cấm,… + Thay đổi kết quả trong học tập, trường học: kết quả học tập, thi cử không như mong muốn; bị bạn bè xa lánh,… |
2. Trao đổi về biểu hiện thích nghi với sự thay đổi trong cuộc sống của nhân vật ở tình huống sau:
Tình huống: A phải chuyển trường vì gia đình đến sống ở một địa phương khác. A chủ động hỏi bố mẹ về nơi ở mới và tìm hiểu ngôi trường mà mình sắp học qua trang thông tin điện tử của trường. Những ngày đầu đi học, A khá bỡ ngỡ, nhưng chỉ sau một tuần A đã có những người bạn mới. A cũng quen với cách dạy của các thầy cô.
Trả lời:
Biểu hiện thích nghi với sự thay đổi trong cuộc sống của nhân vật A trong tình huống:
- Thay đổi: chuyển trường, chuyển nhà sang ở địa phương khác.
- Biểu hiện thích nghi với sự thay đổi:
+ Chủ động hỏi bố mẹ về nơi ở mới.
+ Tìm hiểu về ngôi trường mới.
+ Có những người bạn mới sau một tuần.
+ Quen với cách dạy của thầy cô.
3. Chỉ ra khả năng thích nghi của em với sự thay đổi trong một số trong một số tình huống của cuộc sống
Trả lời:
Sự thay đổi |
Đã thích nghi |
Chưa thích nghi được |
Chuyển trường |
- Chủ động bắt chuyện và làm quen với các bạn. - Tích cực tham gia các hoạt động tập thể của lớp. |
- Ngại tiếp xúc với bạn mới. - Ngại tham gia các hoạt động tập thể của lớp.
|
Chuyển nhà |
- Chấp nhận việc thay đổi chỗ ở mới của gia đình. Xác định trước những khó khăn phải đối mặt khi sống ở nơi ở mới. - Chủ động hỏi bố mẹ, người thân về nơi ở mới; chủ động tìm hiểu nơi ở mới (địa chỉ, khoảng cách từ nhà đến trường, đường xá, phong tục tập quán, hàng xóm, các điểm sinh hoạt văn hóa…). - Chủ động tìm hiểu ngôi trường mới. - Chủ động làm quen những người bạn mới. |
- Không thích/không thấy phù hợp với chỗ ở mới của gia đình. - Chưa quen với đường xá, phong tục tập quán, hàng xóm, các điểm sinh hoạt văn hóa… tại chỗ ở mới. - Chưa quen với ngôi trường mới. - Chưa làm quen được với những người bạn mới. |
Nhiệm vụ 2. Tìm hiểu về cách ứng phó với căng thẳng trong học tập và áp lực trong cuộc sống
1. Chia sẻ những căng thẳng và áp lực mà em thường gặp.
Trả lời:
- Những căng thẳng và áp lực mà em thường gặp:
+ Áp lực học tập và sự kì vọng quá cao của bố mẹ dành cho mình
+ Hiểu lầm giữa em với bạn thân
+ Sự thay đổi về ngoại hình khi bước vào tuổi dậy thì.
+ Căng thẳng khi chưa hoàn thành nhiệm vụ học tập được giao và sợ bị phê bình.
+ Sợ bị gọi kiểm tra bài cũ.
+ Căng thẳng trước kì thi quan trọng.
2. Mô tả những biểu hiện của sự căng thẳng trong học tập và áp lực trong cuộc sống.
Trả lời:
- Những biểu hiện của sự căng thẳng trong học tập và áp lực trong cuộc sống:
+ Thường xuyên mệt mỏi, chán nản không muốn làm bất cứ việc gì.
+ Thường xuyên lo lắng, bất an, nhạy cảm với thành tích học tập và điểm số.
+ Luôn cảm thấy căng thẳng, thường xuyên mất ngủ, ngủ không ngon, ngủ không sâu giấc.
+ Lầm lì, ít nói, tự tạo khoảng cách với mọi người, thích ở 1 mình, không thích nói chuyện, giao tiếp với bất kỳ ai.
+ Thường xuyên đau đầu, chóng mặt, tinh thần không ổn định, suy nghĩ tiêu cực, bi quan và nhìn nhận mọi thứ xung quanh theo chiều hướng xấu.
+ Thường xuyên bị kích động, dễ nổi nóng, cáu gắt, phản ứng dữ dội trước bất cứ lời nói nào từ cha mẹ, người thân
3. Xác định nguyên nhân của những căng thẳng trong học tập và áp lực trong cuộc sống.
Trả lời:
Nguyên nhân của những căng thẳng trong học tập và áp lực trong cuộc sống:
+ Nguyên nhân khách quan:
- Sự thay đổi môi trường sống và học tập.
- Sự kì vọng cao của gia đình, thầy cô.
- Chương trình học tập dày đặc
+ Nguyên nhân chủ quan:
- Sự kì vọng cao của chính bản thân về mục tiêu đặt ra.
- Sắp xếp thời gian học tập và sinh học không hợp lí.
4. Thảo luận về cách ứng phó với căng thẳng trong học tập và áp lực trong cuộc sống.
Trả lời:
- Cách ứng phó với căng thẳng trong học tập và áp lực trong cuộc sống:
+ Lập kế hoạch học tập cụ thể
+ Tập thể dục
+ Cân bằng giữa học tập và nghỉ ngơi
+ Tránh so sánh với người khác
+ Lựa chọn môi trường học tập phù hợp
+ Tìm kiếm trợ giúp từ người thân và chuyên gia tâm lý
5. Chia sẻ những tình huống mà bản thân đã ứng phó với căng thẳng trong học tập và áp lực trong cuộc sống.
Trả lời:
- Tình huống: Sắp đến kiểm tra giữa kì, mặc dù đã ôn tập kĩ nhưng em vẫn cảm thấy căng thẳng, luôn lo lắng và không ngủ được.
- Cách em ứng phó: Tập thể dục thể thao; Tâm sự với bố mẹ, anh/ chị, bạn...; Học tập thông qua những phương pháp phù hợp với bản thân.
- Cảm xúc khi vượt qua căng thẳng và áp lực: nhẹ nhõm, vui vẻ, thoải mái, ngủ được, chuẩn bị tâm thế tốt nhất cho kì thi.
Rèn luyện kĩ năng (trang 10 Hoạt động trải nghiệm 9)
Nhiệm vụ 3. Thực hành ứng phó với những căng thẳng trong học tập và áp lực cuộc sống.
Đóng vai nhân vật trong các tình huống sau và thể hiện sự ứng phó phù hợp
Trả lời:
- Tình huống 1: Nếu em là G trong tình huống này, em sẽ sắp xếp thời gian học và nghỉ ngơi của mình một cách khoa học, thường xuyên trao đổi với bố mẹ và thầy cô về việc học tập của mình, tìm ra những phương pháp học hiệu quả nhất.
- Tình huống 2: Nếu em là M trong tình huống này, em sẽ chia sẻ với bố mẹ về khả năng học tập của mình, đồng thời cũng hứa với bố mẹ sẽ luôn cố gắng trong học tập, thường xuyên trò chuyện cùng anh chị em trong gia đình về phương pháp học tập hiệu quả để tìm ra phương pháp tốt nhất cho mình.
- Tình huống 3: Nếu em là B trong tình huống này em sẽ nói chuyện thẳng thắn với các bạn. Nếu không giải quyết được em sẽ nhờ đến sự trợ giúp của thầy cô và người thân.
Nhiệm vụ 4. Tạo động lực cho bản thân để thực hiện hoạt động
1. Chia sẻ về vai trò của động lực đối với việc thực hiện hoạt động.
Trả lời:
- Vai trò của động lực đối với việc thực hiện hoạt động:
+ Tạo niềm vui, hứng thú trong hoạt động.
+ Thúc đẩy cá nhân nỗ lực, tích cực trong hoạt động.
+ Thúc đẩy cá nhân nỗ lực hoàn thành mục tiêu của hoạt động,
2. Trao đổi về cách tạo động lực cho bản thân để thực hiện hoạt động.
Trả lời:
- Cách để tạo động lực cho bản thân để thực hiện hoạt động đó là:
+ Luôn suy nghĩ tích cực như: “Mình có thể, chỉ cần mình cố gắng”.
+ Tạo niềm vui từ việc hoàn thành những nhiệm vụ nhỏ.
+ Tự khích lệ, thưởng cho bản thân từ những thành công nho nhỏ.
+ Nghĩ về mục tiêu mong đợi và một tương lai tốt đẹp phía trước.
+ Rút ra bài học từ những sai lầm
+ Nghỉ ngơi hợp lý.
+ Phát tín hiệu cần trợ giúp khi cần
3. Đề xuất cách tạo động lực thực hiện hoạt động trong các trường hợp sau:
Trả lời:
- Cách tạo động lực thực hiện hoạt động trong các trường hợp 1: Nghĩ rằng việc tham gia các hoạt động tập thể ở lớp, ở trường sẽ giúp mình:
+ Giải tỏa căng thẳng trong việc học.
+ Mang lại nhiều ích lợi về sức khỏe.
+ Giúp năng động hơn cả về thể chất lẫn tinh thần.
+ Cải thiện kỹ năng giao tiếp, ứng xử và giải quyết tình huống.
- Cách tạo động lực thực hiện hoạt động trong các trường hợp 2: Nghĩ rằng làm việc nhà sẽ giúp mình:
+ Có một môi trường sống lành mạnh.
+ Giải toả khi học tập quá căng thẳng.
+ Được bố mẹ khen ngượi, tự hào.
+ Bố mẹ được nghỉ ngơi.
- Cách tạo động lực thực hiện hoạt động trong các trường hợp 3: Nghĩ rằng việc cải thiện kết quả học ngoại ngữ sẽ giúp mình:
+ Nâng cao điểm số của môn tiếng Anh.
+ Tự tin trước kì thi vào 10.
+ Có thể giao lưu, trò chuyện với người nước ngoài.
Vận dụng - mở rộng (trang 12 Hoạt động trải nghiệm 9)
Nhiệm vụ 5. Lập và thực hiện kế hoạch rèn luyện kĩ năng ứng phó với căng thẳng, áp lực và tạo động lực trong học tập, cuộc sống.
1. Lập kế hoạch rèn luyện
Trả lời:
KẾ HOẠCH RÈN LUYỆN KĨ NĂNG ỨNG PHÓ VỚI CĂNG THẲNG, ÁP LỰC VÀ TẠO ĐỘNG LỰC TRONG HỌC TẬP, CUỘC SỐNG
1. Mục tiêu:
Rèn luyện được kĩ năng ứng phó với căng thẳng, áp lực và tạo động lực trong học tập, cuộc sống.
2. Kế hoạch chi tiết:
Căng thẳng áp lực |
Cách rèn luyện và tạo động lực |
Khi bố/mẹ tạm nghỉ việc |
- Động viên người thân cố gắng tìm công việc mới. - Chia sẻ, chơi với bố người thân mỗi tối khi học bài xong. |
Khi bản thân bị ốm |
- Cố gắng nghỉ ngơi, uống thuốc đúng giờ để: + Mau khỏe lại cho bố mẹ đỡ vất vả. + Được đến trường học mỗi ngày. |
2. Thực hiện rèn luyện kĩ năng ứng phó với căng thẳng, áp lực và tạo động lực trong học tập, cuộc sống theo kế hoạch đã lập và chia sẻ kết quả.
Trả lời:
- Mỗi chúng ta cần phải rèn luyện kĩ năng ứng phó với căng thẳng, áp lực và tạo động lực trong học tập, cuộc sống theo kế hoạch đã lập ra bằng cách:
+ Nghĩ về mục tiêu mong đợi và một tương lai tốt đẹp phía trước.
+ Tạo niềm vui từ việc hoàn thành những nhiệm vụ nhỏ.
+ Tự khích lệ, thưởng cho bản thân từ những thành công nho nhỏ.
+ Sắp xếp các công việc hợp lí trong quỹ thời gian mình có.
Tự đánh giá (trang 13 Hoạt động trải nghiệm 9)
Nhiệm vụ 6. Tự đánh giá
1. Chia sẻ những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện các hoạt động trong chủ đề này.
Trả lời:
- Thuận lợi: Bản thân đã trải qua những tình huống áp lực, căng thẳng và đã biết cách giả quyết những áp lực, căng thẳng đó
- Khó khăn: Càng ngày cuộc sống càng có nhiều áp lực, căng thẳng hơn, việc giải quyết và ứng phó cũng khó khăn hơn, có những áp lực chưa tìm được động lực để giải quyết.
2. Với mỗi nội dung đánh giá sau đây, hãy xác định mức độ phù hợp nhất với em.
Trả lời:
TT |
Nội dung đánh giá |
Mức độ phù hợp |
1 |
Em tìm hiểu được những thay đổi có thể xảy ra trong cuộc sống của bản thân. |
Tốt |
2 |
Em khám phát được khả năng thích nghi của bản thân với sự thay đổi trong một số tình huống của cuộc sống. |
Tốt |
3 |
Em chỉ ra được những cách ứng phó với căng thẳng trong học tập và áp lực trong cuộc sống. |
Đạt |
4 |
Em ứng phó được với những căng thẳng trong quá trình học tập và áp lực trong cuộc sống. |
Đạt |
5 |
Em biết cách tạo động lực cho bản thân để thực hiện hoạt động. |
Đạt |
6 |
Em lập và thực hiện được kế hoạch rèn luyện kĩ năng ứng phó được với những căng thẳng trong quá trình học tập và áp lực trong cuộc sống. |
Đạt |
Xem thêm lời giải bài tập Hoạt động trải nghiệm lớp 9 Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn khác:
HĐTN 9 Chủ đề 5: Xây dựng ngân sách cá nhân và góp phần phát triển kinh tế gia đình
HĐTN 9 Chủ đề 6: Xây dựng mạng lưới thực hiện các hoạt động cộng đồng
HĐTN 9 Chủ đề 7: Bảo vệ môi trường và quảng bá cảnh quan đất nước
HĐTN 9 Chủ đề 9: Xác định con đường cho bản thân sau Trung học cơ sở
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 9 hay khác:
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 Chân trời sáng tạo
- Giải lớp 9 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 9 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 9 Cánh diều (các môn học)
- Soạn văn 9 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 9 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 9 - CTST
- Giải Tiếng Anh 9 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Friends plus
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 9 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 9 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - CTST
- Giải sgk Tin học 9 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 9 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 9 - CTST
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - CTST