Bài tập về Nhôm lớp 9 có lời giải

Với 30 Bài tập về Nhôm Hóa học lớp 9 có lời giải chi tiết gồm các câu hỏi & bài tập trắc nghiệm đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng sẽ giúp học sinh biết cách làm bài tập Hóa 9.

A/ Bài tập lí thuyết về nhôm

Bài 1: Nhôm là kim loại

A. dẫn điện và nhiệt tốt nhất trong số tất cả kim loại.

B. dẫn điện và nhiệt đều kém.

C. dẫn điện tốt nhưng dẫn nhiệt kém.

D. dẫn điện và nhiệt tốt nhưng kém hơn đồng.

Lời giải

Nhôm là kim loại dẫn điện và nhiệt tốt nhưng kém hơn đồng.

Thứ tự dẫn điện, dẫn nhiệt: Ag, Cu, Au, Al, Fe,…

Đáp án: D

Bài 2: Người ta có thể dát mỏng được nhôm thành thìa, xoong, chậu, giấy gói bánh kẹo là do nhôm có tính :

A. dẻo

B. dẫn điện

C. dẫn nhiệt

D. ánh kim

Lời giải

Người ta có thể dát mỏng được nhôm thành thìa, xoong, chậu, giấy gói bánh kẹo là do nhôm có tính dẻo

Đáp án: A

Bài 3: Một kim loại có khối lượng riêng là 2,7 g/cm3, nóng chảy ở 6600C. Kim loại đó là:

A. sắt

B. nhôm

C. đồng

D. bạc

Lời giải

Một kim loại có khối lượng riêng là 2,7 g/cm3, nóng chảy ở 6600C => kim loại là Al

Đáp án: B

Bài 4: Nhôm bền trong không khí là do

A. nhôm nhẹ, có nhiệt độ nóng chảy cao.

B. nhôm không tác dụng với nước.

C. nhôm không tác dụng với oxi.

D. có lớp nhôm oxit mỏng bảo vệ.

Lời giải

Nhôm bền trong không khí là do có lớp nhôm oxit mỏng bảo vệ.

Đáp án: D

Bài 5: Một kim loại có những tính chất (vật lí và hóa học) như sau: 

- Hợp kim của nó với các kim loại khác, được ứng dụng trong công nghệ chế tạo máy bay, tên lửa. 

- Phản ứng mãnh liệt với hydrochloric acid. 

- Phản ứng với dung dịch kiềm, giải phóng khí hiđro 

- Nhẹ, dẫn điện và dẫn nhiệt tốt. Đó là kim loại:

A. kẽm

B. vàng

C. nhôm

D. chì

Lời giải

Vì là kim loại phản ứng với dung dịch kiềm, giải phóng khí hiđro và nhẹ dẫn điện, dẫn nhiệt tốt

=> kim loại đó là Al

Đáp án: C

Bài 6: X là kim loại nhẹ, dẫn điện tốt , phản ứng mạnh với dung dịch HCl, tan trong dung dịch kiềm và giải phóng H2. X là:

A. Al

B. Mg

C. Cu

D. Fe

Lời giải

Đáp án A

Bài 7: Giải thích tại sao để điều chế Al người ta điện phân Al2O3 nóng chảy mà không điện phân AlCl3 nóng chảy là:

A. AlCl3 nóng chảy ở nhiệt độ cao hơn Al2O3.

B. AlCl3 không nóng chảy mà thăng hoa.

C. Điện phân AlCl3 tạo ra Cl2 rất độc.

D. Điện phân Al2O3 cho ra Al tinh khiết hơn.

Lời giải

Để điều chế Al người ta điện phân Al2Onóng chảy mà không điện phân AlCl3 nóng chảy vì AlCl3 không nóng chảy mà thăng hoa.

Đáp án: B

Bài 8: Trong công nghiệp người ta điều chế nhôm bằng cách

A. Khử Al2O3 bằng khí CO.

B. Khử Al2O3 bằng khí H2.

C. dùng Na tác dụng với dung dịch AlCl3.

D. điện phân nóng chảy Al2O3/criolit.

Lời giải

Bài tập lí thuyết về nhôm

Đáp án: D

Bài 9: Nguyên liệu chính để sản xuất nhôm là:

A. criolit

B. quặng boxit

C. điện

D. than chì

Lời giải

Nguyên liệu chính để sản xuất nhôm là quặng boxit (Al2O3)

Đáp án: B

Bài 10: Khi điện phân Al2O3 nóng chảy người ta thêm criolit (Na3AlF6) với mục đích: 

1. Làm hạ nhiệt độ nóng chảy của Al2O3

2. Làm cho tính dẫn điện cao hơn. 

3. Để thu được F2 ở anot thay vì là O2

4. Tạo hỗn hợp nhẹ hơn Al để bảo vệ Al. 

Các lý do nêu đúng là:

A. Chỉ có 1            B. 1 và 2

C. 1 và 3               D. 1, 2 và 4

Lời giải

Khi điện phân Al2O3 nóng chảy người ta thêm criolit (Na3AlF6) với mục đích:

1. Làm hạ nhiệt độ nóng chảy của Al2O3.

2. Làm cho tính dẫn điện cao hơn.

4. Tạo hỗn hợp nhẹ hơn Al để bảo vệ Al.

Đáp án: D

Bài 11: Cho các kim loại: Cu, Zn, Fe, Mg, Ag, Al. Những kim loại nào không tác dụng với dd HNO3 đặc nguội?

A. Fe, Mg, Ag, Al.

B. Cu, Mg, Ag, Al.

C. Fe, Al.

D. Tất cả các kim loại

Lời giải

2 kim loại không phản ứng với dung dịch HNO3 đặc nguội là Fe và Al

Đáp án: C

Bài 12: Cho các phát biểu về phản ứng nhiệt nhôm, phát biểu đúng là

A. Nhôm chỉ có thể khử các oxit kim loại đứng sau H trong dãy hoạt động hóa học.

B. Nhôm chỉ có thể khử các oxit kim loại đứng sau Al trong dãy hoạt động hóa học.

C. Nhôm chỉ có thể khử các oxit kim loại đứng trước và đứng sau Al trong dãy hoạt động hóa học với điều kiện kim loại đó dễ bay hơi.

D. Nhôm khử tất cả các oxit kim loại.

Lời giải

Phát biểu đúng là: Nhôm chỉ có thể khử các oxit kim loại đứng sau Al trong dãy hoạt động hóa học.

Đáp án: B

Bài 13: Chỉ dùng 1 chất để phân biệt 3 kim loại sau: Al, Ba, Mg?

A. Dung dịch HCl

B. Nước

C. Dung dịch NaOH

D. Dung dịch H2SO4

Lời giải

Để phân biệt 3 kim loại Al, Ba, Mg ta dùng nước. Cho nước vào 3 mẫu kim loại, kim loại tốt trong nước và sủi bọt khí là Ba, 2 kim loại không tan trong nước là Al và Mg.

Ba + 2H2O → Ba(OH)2 + H2

- Lấy dung dịch Ba(OH)2 vừa thu được đổ vào mẫu 2 kim loại còn lại, kim loại nào tan, sủi bọt khí là Al, kim loại không có hiện tượng gì là Mg

2Al + Ba(OH)+ 2H2O → Ba(AlO2)2 + 3H2

Đáp án: B

Bài 14: Chỉ dùng nước nhận biết được 3 chất rắn riêng biệt nào?

A. Al, Fe, Cu

B.  Al, Na, Fe

C.  Fe, Cu, Zn

D. Ag, Cu, Fe

Lời giải

Bài tập lí thuyết về nhôm

Đáp án: B

Bài 15: Có 3 lọ không nhãn, mỗi lọ đựng một trong các chất rắn sau: Cu, Mg, Al. Thuốc thử để nhận biết 3 chất trên là:

A. Lần lượt NaOH và HCl.

B. Lần lượt là HCl và H2SO4 loãng.

C. Lần lượt NaOH và H2SO4 đặc nóng. 

D. Tất a, b, c đều đúng.

Lời giải

Dể nhận biết 3 chất rắn trên thì ta dùng lần lượt dung dịch NaOH và HCl.

- Cho dung dịch NaOH vào 3 ống nghiệm đựng chất rắn, chất rắn nào tan và sủi bọt khí là Al, 2 ống không hiện tượng là Cu và Mg

PTHH:  2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2

- Cho dung dịch HCl vào 2 chất rắn còn lại, chất rắn nào tan và sủi bọt khí là Mg, chất rắn không hiện tượng là Cu

PTHH: Mg + 2HCl → MgCl2 + H2

Đáp án: A

B/ Bài tập nhôm và hợp chất của nhôm tác dụng với dung dịch kiềm

Bài 1: Hòa tan 2,7 gam Al vào dung dịch NaOH dư thu được V lít khí thoát ra ở đktc. Giá trị của V là

A. 2,24

B. 3,36

C. 4,48

D. 5,60

Lời giải

nAl = 0,1 mol

2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO+ 3H2

0,1 mol                     →                        0,15 mol

⇒ VH2 = 0,15.22,4 = 3,36 lít

Đáp án: B

Bài 2: Hoà tan hỗn hợp A gồm 13,7 gam Ba và 5,4 gam Al vào một lượng nước có dư thì thể tích khí thoát ra ở điều kiện tiêu chuẩn là

A. 6,72 lít

B. 8,96 lít

C. 13,44 lít

D. 4,48 lít

Lời giải

Bài tập lí thuyết về nhôm

Ba + 2H2O → Ba(OH)2 + H2

0,1 mol     →    0,1 mol → 0,1 mol

2Al + Ba(OH)2 + 2H2O → Ba(AlO2)2 + 3H2

0,2 ← 0,1 mol                     →                0,3 mol

⇒∑nH2 = 0,1 + 0,3 = 0,4 ⇒ VH2 = 0,4.22,4 = 8,96

Đáp án: B

Bài 3: Trộn dung dịch chứa a mol AlCl3 với dung dịch chứa b mol NaOH. Để thu được kết tủa thì cần có tỉ lệ

A. a : b = 1 : 4

B. a : b < 1 : 4

C. a : b = 1 : 5

D. a : b > 1 : 4

Lời giải

AlCl3 + 3NaOH → Al(OH)3↓ + 3NaCl

   a    →    3a    →       a

Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O

  a     →         a

Nếu nNaOH = 4a thì kết tủa sẽ tan hết => để có kết tủa thì: nNaOH < 4a => b < 4a

=> a : b > 1 : 4

Đáp án: D

Bài 4: TN1: Nhỏ từ từ V1 lít dung dịch Ba(OH)2 xM (dung dịch X) vào V2  lít dung dịch ZnSO4 y M (dung dịch Y) thì phản ứng vừa đủ và thu được kết tủa lớn nhất. 

TN2: Nếu nhỏ từ từ V2 lít dung dịch X vào V2 lít dung dịch Y (ở trên) thì phản ứng vừa đủ và thu được kết tủa nhỏ nhất. 

Xác định giá trị x/y và V1/ V2?

Bài tập lí thuyết về nhôm

Lời giải

TN1:  Ba(OH)2 + ZnSO4  BaSO4↓ + Zn(OH)2↓  (1)

          V1x              V2y

Ta có: V1x=V2y (*)(vì phản ứng vừa đủ)

Theo (1): nZn(OH)2 = nZnSO4 = V2y (mol)

TN2:   xảy ra pư (1) và pư:

          Ba(OH)2  +   Zn(OH)2↓  → BaZnO2 +H2O   (2)

           V2y     ←  V2y

Bài tập lí thuyết về nhôm

Đáp án: B

Bài 5: Cho 5,4 gam bột nhôm vào 200 ml dung dịch NaOH, sau phản ứng thấy khối lượng dung dịch tăng 3,6 gam. Nồng độ mol/lít của dung dịch NaOH là

A. 0,45M

B. 1,00M

C. 0,75M

D. 0,50M

Lời giải

nAl = 0,2 mol

Gọi số mol Al phản ứng là x mol

2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2

 x   →     x                   →                     1,5x

Khối lượng dung dịch tăng 3,6 gam => ∆mtăng = mAl – mH2 = 3,6 gam

=> 27x – 1,5x.2 = 3,6 => x = 0,15 mol

Theo PT: nNaOH = nAlphản ứng = 0,15 mol

Bài tập lí thuyết về nhôm

Đáp án: C

Bài 6: Để hòa tan hoàn toàn m gam Al cần dùng 100 ml dung dịch chứa NaOH 1M và Ba(OH)2 0,5M. Giá trị của m là

A. 5,4 gam

B. 3,6 gam

C. 7,2 gam

D. 4,5 gam

Lời giải

nNaOH = 0,1 mol; nBa(OH)2 = 0,05 mol

PTHH:

2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2

0,1  ←  0,1 mol

2Al + Ba(OH)2 + 2H2O → Ba(AlO2)2 + 3H2

0,1 ← 0,05 mol

=> ∑nAlphản ứng = 0,1 + 0,1 = 0,2 mol => mAl = 0,2.27 = 5,4 gam

Đáp án: A

Bài 7: Hòa tan a gam hỗn hợp Mg và Al bằng dung dịch HCl thu được 17,92 lít H(đktc). Cũng hỗn hợp trên hòa tan hoàn toàn trong dung dịch NaOH dư thu được 13,44 lít H2 (đktc). Giá trị của a là

A. 3,9

B. 7,8

C. 11,7

D. 15,6

Lời giải

Hòa tan trong NaOH => chỉ có Al phản ứng

Bài tập lí thuyết về nhôm

2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2

0,4 mol                     ←                        0,6 mol

Hòa tan trong HCl cả 2 kim loại đều tạo khí

Bài tập lí thuyết về nhôm

2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2

0,4 mol             →           0,6 mol

Mg + 2HCl → MgCl2 + H2

0,2 mol             ←          0,2 mol

=> a = mAl + mMg = 0,4.27 + 24.0,2 = 15,6 gam

Đáp án: D

Bài 8: Cho hỗn hợp gồm Na và Al có tỉ lệ số mol tương ứng là 1 : 2 vào nước dư. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 8,96 lít khí H2 (ở đktc) và m gam chất rắn không tan. Giá trị của m là

A. 5,4

B. 10,8

C. 7,8

D. 43,2

Lời giải

Bài tập lí thuyết về nhôm

Gọi số mol Na là a mol => số mol của Al là 2a mol

m gam chất rắn không tan là Al => Al dư sau phản ứng với NaOH

2Na + 2H2O → 2NaOH + H2

 a           →            a    →    0,5a

2Al  +  2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2

 a      ←     a                           →              1,5a

⇒∑nH2 = 0,5a + 1,5a = 0,4 ⇒ a = 0,2

=> nAl dư = 2a – a = a = 0,2 => m = 5,4 gam

Đáp án: A

Bài 9: Hòa tan hỗn hợp A gồm 13,7g Ba và 5,4g Al vào một lượng nước dư thì thể tích khí thoát ra ở đktc là:

A. 6,72 lít

B. 4,48 lít

C.  13,44 lít

D. Một kết quả khác

Lời giải

nBa =0,1 mol

nAl = 0,2 mol

Ta có

             Ba + 2H2O → Ba(OH)2 + H2

        0,1 mol           →0,1 mol       0,1 mol

                   Ba(OH)2 +  2Al +2H2O → Ba(AlO2)2 + 3H2

Ban đầu      0,1 mol     0,2 mol

Sau pư          0               0                                         0,3 mol

→nH2= 0,4 mol → V =8,96 lít

Đáp án: D

Bài 10: Hỗn hợp X gồm K và Al. Cho 12 gam hỗn hợp X vào một lượng dư nước thì thoát ra 4,48 lít khí H2 (đktc) và còn lại một phần chất rắn chưa tan. Nếu cho m gam hỗn hợp X vào dung dịch KOH dư thì thu được bao nhiêu lít khí H2 (đktc)?

A. 6,72 lít

B. 11,2 lít

C. 4,48 lít

D. 8,96 lít

Lời giải

Phần chất rắn chưa tan là Al còn dư

Gọi nK = x mol

Cho hỗn hợp X vào nước, K phản ứng hết tạo KOH và Al phản ứng với KOH và còn dư => tính số mol theo KOH

2K + 2H2O → 2KOH + H2

 x           →         x    →   0,5x

2Al + 2KOH + 2H2O → 2KAlO2 + 3H2

 x   ←    x                   →                   1,5x

⇒∑nH2 = 0,5x + 1,5x = 0,2 ⇒ x= 0,1 mol

Ta có: mhhX = mK + mAlphản ứng + mAl

=> mAl = 12 – 0,1.39 – 0,1.27 = 5,4 gam

=> nAltronghh X = 0,1 + 0,2 = 0,3 mol

Cho hỗn hợp X tác dụng với dung dịch KOH dư => K phản ứng hết với H2O và Al phản ứng hết với KOH

2K + 2H2O → 2KOH + H2

0,1 mol            →       0,05 mol

2Al + 2KOH + 2H2O → 2KAlO2 + 3H2

0,3 mol                    →                      0,45 mol

⇒∑nH2 = 0,05 + 0,45 = 0,5 ⇒ V = 11,2

Đáp án: B

Bài 11: Cho 200 ml dung dịch NaOH 2M tác dụng hoàn toàn với 200 ml dung dịch AlCl3 aM. Sau phản ứng thu được 7,8 gam kết tủa aluminum hydroxide. Giá trị của a là:

A. 0,5M             B. 0,625M

C. 2M                D. Cả A và B

Lời giải

3NaOH + AlCl3 → 3NaCl + Al(OH)3 (1)

NaOH + Al(OH)3  → NaAlO2 + 2H2O (2)

Theo đề bài ta có: nNaOH = 0,4 mol; nAlCl3 = 0,2a (mol); nAl(OH)3= 7,8 : 78 = 0,1 mol

Vì nNaOH > 3nAl(OH)3 nên sau phản ứng (1)  dư NaOH => xảy ra cả phản ứng (2)

        3NaOH + AlCl3 → 3NaCl + Al(OH)3 (1)

Bđ:   0,4           0,2a

Pư:   0,6a ←     0,2a  →                  0,2a

Sau: 0,4-0,6a     0                             0,2a

         NaOH    +   Al(OH)3  → NaAlO2 + 2H2O (2)

Bđ:   0,4-0,6a       0,2a

Pư:   0,4-0,6a → 0,4-0,6a

Sau:  0                 0,8a-0,4

Sau phản ứng ta thu được 0,1 mol kết tủa => 0,8a - 0,4 = 0,1 => a = 0,625

Đáp án: B

Bài 12: Hỗn hợp X gồm Na và Al. Cho m gam X vào một lượng dư nước thì thoát ra V lít khí. Nếu cũng cho m gam X vào dung dịch NaOH dư thì được 1,75V lít khí. Thành phần phần trăm theo khối lượng của Na trong X là

A. 39,87%.       B. 77,31%.

C. 29,87%.       D. 49,87%.

Lời giải

Gọi số mol của Na và Al trong hỗn hợp X lần lượt là x và y mol

Vì tỉ lệ thể tích cũng là tỉ lệ số mol => coi như thí nghiệm 1 thu được a mol khí và thí nghiệm 2 thu được 1,75a mol

Cho hỗn hợp X vào nước, Na phản ứng hết tạo NaOH và Al phản ứng với NaOH và còn dư => tính số mol theo NaOH

2Na + 2H2O → 2NaOH + H2

 x            →          x    →   0,5x

2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2

 x     ←    x                     →                   1,5x

⇒∑nH2 = 0,5x + 1,5x = a ⇒ x = 0,5a

Cho hỗn hợp X tác dụng với dung dịch NaOH dư => Na phản ứng hết với H2O và Al phản ứng hết với NaOH

2Na + 2H2O → 2NaOH + H2

 x mol               →              0,5x mol

2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2

 y mol                       →                       1,5y mol

⇒∑nH2 = 0,5x + 1,5y = 1,75a

Bài tập lí thuyết về nhôm

Đáp án: C

C/ Bài tập phản ứng nhiệt nhôm

Bài 1: Hỗn hợp X gồm Fe3O4 và Al có tỉ lệ mol tương ứng 1 : 3. Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm X (không có không khí) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp gồm

A. Al, Fe, Fe3O4  và Al2O3.

B. Al2O3, Fe và Fe3O4.

C. Al2O3 và Fe.

D. Al, Fe và Al2O3

Lời giải

Giả sử ban đầu lấy 1 mol Fe3O4 và 3 mol Al

8Al + 3Fe3O4 Bài tập lí thuyết về nhôm 4Al2O3 + 9Fe

Xét tỉ lệ: Bài tập lí thuyết về nhôm

=> Fe3O4 phản ứng hết, Al dư 

=> hỗn hợp sau phản ứng thu được: Al dư, Fe và Al2O3

Đáp án: D

Bài 2: Trộn 8,1 gam Al và 48 gam Fe2O3 rồi cho tiến hành phản ứng nhiệt nhôm trong điều kiện không có không khí, phản ứng kết thúc thu được m gam hỗn hợp rắn. Giá trị của m là:

A. 56,1 gam.          B. 61,5 gam.       

C. 65,1 gam.          D. 51,6 gam.

Lời giải

Bài tập lí thuyết về nhôm

2Al + Fe2O3Bài tập lí thuyết về nhômAl2O3 + 2Fe

Bảo toàn khối lượng: mhhtrước phản ứng = mhhsau phản ứng

=> mhhsau phản ứng = 8,1 + 48 = 56,1 gam

Đáp án: A

Bài 3: Dùng m gam Al để khử hoàn toàn một lượng Fe2O3 sau phản ứng thấy khối lượng oxit giảm 0,58 gam. Giá trị của m là

A. 0,27           B. 2,70

C. 0,54           D. 1,12

Lời giải

Gọi số mol Al phản ứng là x mol

2Al + Fe2O3Bài tập lí thuyết về nhôm Al2O3 + 2Fe

  x  →   0,5x     → 0,5x

Oxit ban đầu là Fe2O3, oxit sau phản ứng là Al2O3

=> moxitgiảm = mFe2O3 - mAl2O3 = 0,58 gam

=> 0,5x.160 – 0,5x.102 = 0,58 => x = 0,02 mol

=> mAl = 0,02.27 = 0,54 gam

Đáp án: C

Bài 4: Dùng m gam Al để khử hết 1,6 gam Fe2O3 (phản ứng nhiệt nhôm). Sản phẩn sau phản ứng tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH tạo ra 0,672 lít khí (đktc). Giá trị của m là

A. 1,755             B. 0,810

C. 1,080             D. 0,540

Lời giải

Bài tập lí thuyết về nhôm

2Al  +  Fe2O3Bài tập lí thuyết về nhôm Al2O3 + 2Fe   (1)

0,02 ← 0,01 mol

Khi Al dư thì:

2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2   (2)

0,02 mol                        ←                   0,03 mol

=> ∑nAlban đầu = nAl(1) + nAl(2) = 0,02 + 0,02 = 0,04 mol

=> mAl = 0,04.27 = 1,08 gam

Đáp án: C

Bài 5: Trộn 6,48 gam Al với 16 gam Fe2O3. Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm thu được chất rắn A. Khi cho A tác dụng dung dịch NaOH dư thu được 1,344 lít khí H2 (đktc). Hiệu suất phản ứng nhiệt nhôm (được tính theo chất thiếu) là

A. 100%                B. 85%

C. 80%                  D. 75%

Lời giải

Bài tập lí thuyết về nhôm

Phản ứng nhiệt nhôm: 2Al + Fe2O3 → Al2O3 + 2Fe   (1)

Xét tỉ lệ: Bài tập lí thuyết về nhôm

=> hiệu suất phản ứng tính theo Fe2O3

Al dư tác dụng với dung dịch NaOH tạo khí

2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2   (2)

0,04 mol                      ←                     0,06 mol

=> nAlphản ứng (1) = nAlban đầu – nAl = 0,24 – 0,04 = 0,2 mol

phản ứng = 0,5.nAlphản ứng = 0,1 mol

=> Hiệu suất phản ứng là H = Bài tập lí thuyết về nhôm =100%

Đáp án: A

Bài 6: Tiến hành phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp X gồm Fe2O3 và Al trong điều kiện không có không khí thu được hỗn hợp chất rắn Y. Cho Y tác dụng với dung dịch NaOH dư sẽ thu được 0,3 mol H2. Mặt khác nếu cho Y tác dụng với dung dịch HCl dư sẽ thu được 0,4 mol H2. Số mol Al trong X là

A. 0,3 mol.                B. 0,6 mol.

C. 0,4 mol.                D. 0,25 mol.

Lời giải

Cho Y tác dụng với dung dịch NaOH dư sẽ thu được 0,3 mol H2 => trong Y chứa Al dư

2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2

0,2 mol                       ←                      0,3 mol

=> nAldư = 0,2 mol

Y tác dụng với dung dịch HCl dư sẽ thu được 0,4 mol H2

2Al + 6HCl → AlCl3 + 3H2

0,2 mol             →          0,3 mol

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

0,1 mol           ←          0,1 mol

Phản ứng nhiệt nhôm:

2Al + Fe2O→ Al2O3 + 2Fe

0,1 mol             ←           0,1 mol

=> ∑nAlban đầu = nAl + nAlphảnứng = 0,2 + 0,1 = 0,3 mol

Đáp án: A

Bài 7: Nung m gam hỗn hợp Al, Fe2O3 đến phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp rắn Y. Chia Y làm 2 phần bằng nhau. Phần 1 tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư, sinh ra 3,08 lít khí H2 ở đktc. Phần 2 tác dụng với dung dịch NaOH dư, sinh ra 0,84 lít khí H2 ở đktc. Giá trị của m là

A. 21,40                    B. 11,375               

C. 29,43                    D. 22,75

Lời giải

Bài tập lí thuyết về nhôm

Phần 2 tác dụng với dung dịch NaOH dư tạo khí => Al còn dư sau phản ứng nhiệt nhôm

2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2

0,025 mol               ←                           0,0375 mol

=> nAldư = 0,025 mol

Phần 1 tác dụng với dung dịch H2SOloãng dư => Al và Fe phản ứng tạo khí

2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2

0,025 mol              →                0,0375 mol

Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2

0,1 mol          ←              0,1 mol

Phản ứng nhiệt nhôm:

2Al + Fe2O→ Al2O3 + 2Fe

0,1 ← 0,05         ←          0,1 mol

=> ∑nAlban đầu = nAl + nAlphảnứng = 0,025 + 0,1 = 0,125 mol

=> mhh1 phần = mAl + mFe2O3= 0,125.27 + 0,05.160

= 11,375 gam => mhhban đầu = 11,375.2 = 22,75 gam

Đáp án: D

Bài 8: Hỗn hợp X gồm Al, Fe2O3 có khối lượng 21,67 gam. Tiến hành phản ứng nhiệt nhôm trong điều kiện không có không khí (giả sử chỉ xảy ra phản ứng khử  Fe2O3 thành Fe). Hòa tan hỗn hợp chất rắn sau phản ứng bằng dung dịch NaOH dư thu được 2,016 lít khí H2 (đktc) và 12,4 gam chất rắn không tan. Hiệu suất của phản ứng nhiệt nhôm là

A. 45%                      B. 50%

C. 71,43%                 D. 75%

Lời giải

  Fe2O3 + 2Al Bài tập lí thuyết về nhôm Al2O3     +      2Fe

bđầu:         y                    x

Pứ:            Bài tập lí thuyết về nhôm ← a → Bài tập lí thuyết về nhôm    →  a

Sau pứ:       (y - Bài tập lí thuyết về nhôm) (x – a) Bài tập lí thuyết về nhôm             a

Do chất rắn sau phản ứng tác dụng với NaOH tạo khí nên dư Al

=> nH2 = 1,5.nAl + mFe2O3= 0,125.27 + 0,05.160(1)

mX = 160y + 27x = 21,67     (2)

mrắnkhôngtan =  mFe2O+  mFe = 160 (y-(3c)

ừ (1), (2) và (3), giải hệ ta có: x = 0,21 mol; y = 0,1 mol; a = 0,15 mol

Tính hiệu suất theo Fe2O3

Bài tập lí thuyết về nhôm

Đáp án: D

Bài 9: Khi nung hoàn toàn hỗn hợp A gồm x gam Al và y gam Fe2O3 thu được hỗn hợp B. Chia B thành hai phần bằng nhau: Phần 1 tan trong dung dịch NaOH dư, không có khí thoát ra và còn lại 4,4 gam chất rắn không tan. Phần 2 trong dung dịch H2SO4 loãng dư thu được 1,12 lít khí (đktc). Giá trị của y là

A. 5,6                  B. 11,2

C. 16                   D. 8

Lời giải

Phản ứng nhiệt nhôm: 2Al + Fe2O3Bài tập lí thuyết về nhômAl2O3  +   2Fe  (1)

Phần 1 tác dụng với dung dịch NaOH dư không sinh ra khí => hỗn hợp B không có Al dư

=> hỗn hợp B gồm Al2O3, Fe và có thể có Fe2O3

4,4 gam chất rắn không tan gồm Fe và Fe2O3

Phần 2: tác dụng với H2SOloãng dư => chỉ có Fe phản ứng sinh ra khí

Bài tập lí thuyết về nhôm

Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2

0,05 mol            ←          0,05 mol

⇒ mFe2O= 4,4 - mFe = 4,4 - 0,05.56 = 1,6 gam

Bài tập lí thuyết về nhôm

Đáp án: B

..............................................................................

..............................................................................

Tài liệu còn nhiều, để tải đầy đủ bài tập trắc nghiệm Hóa học 9 có lời giải chi tiết, bạn tải tài liệu bên dưới.

Xem thêm bộ câu hỏi trắc nghiệm Hóa học lớp 9 chọn lọc, có đáp án mới nhất hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Hóa học 9 hay khác:


Giải bài tập lớp 9 sách mới các môn học