Bài tập về Tính chất của phi kim lớp 9 có lời giải
Với 30 Bài tập về Tính chất của phi kim Hóa học lớp 9 có lời giải chi tiết gồm các câu hỏi & bài tập trắc nghiệm đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng sẽ giúp học sinh biết cách làm bài tập Hóa 9.
Bài 1: Ở điều kiện thường, phi kim có thể tồn tại ở trạng thái
A. Lỏng và khí
B. Rắn và lỏng
C. Rắn và khí
D. Rắn, lỏng, khí
Lời giải
Ở điều kiện thường, phi kim có thể tồn tại ở trạng thái rắn, lỏng, khí
Đáp án: D
Bài 2: Dãy gồm các phi kim thể khí ở điều kiện thường
A. S, P, N2, Cl2
B. C, S, Br2, Cl2
C. Cl2, H2, N2, O2
D. Br2, Cl2, N2, O2
Lời giải
Dãy gồm các phi kim thể khí ở điều kiện thường là: Cl2, H2, N2, O2
Loại A vì S ở thể rắn
Loại B và D vì Br2 ở thể lỏng
Đáp án: C
Bài 3: Dãy gồm các nguyên tố phi kim là
A. C, S, O, Fe
B. Cl, C, P, S
C. P, S, Si, Ca
D. K, N, P, Si
Lời giải
Dãy gồm các nguyên tố phi kim là Cl, C, P, S
Đáp án: B
Bài 4: Dãy phi kim tác dụng với oxi tạo thành oxit là
A. S, C, P
B. S, C, Cl2
C. C, P, Br2
D. C, Cl2, Br2
Lời giải
Dãy phi kim tác dụng với oxi tạo thành oxit là S, C, P
S + O2SO2
C + O2 CO2
4P + 5O2 2P2O5
Loại B, C và D vì Cl2 và Br2 không phản ứng với O2
Đáp án: A
Bài 5: Để so sánh mức độ hoạt động mạnh, yếu của phi kim thường được xem xét qua khả năng phản ứng của phi kim đó với:
A. Hiđro hoặc với kim loại
B. Dung dịch kiềm
C. Dung dịch axit
D. Dung dịch muối
Lời giải
Để so sánh mức độ hoạt động mạnh, yếu của phi kim thường được xem xét qua khả năng phản ứng của phi kim đó với hiđro hoặc với kim loại
Đáp án: A
Bài 6: Mức độ hoạt động hóa học mạnh hay yếu của phi kim được xét căn cứ vào khả năng và mức độ phản ứng của phi kim đó với
A. oxi và kim loại.
B. hiđro và oxi.
C. kim loại và hiđro.
D. cả oxi, kim loại và hiđro.
Lời giải
Mức độ hoạt động mạnh hay yếu của phi kim căn cứ vào khả năng của phi kim đó phản ứng với cả oxi, kim loại và hiđro.
Đáp án: D
Bài 7: Để chuyển 11,2 gam Fe thành FeCl3 thì thể tích khí clo (đktc) cần dùng là
A. 6,72 lít.
B. 3,36 lít.
C. 4,48 lít.
D. 2,24 lít.
Lời giải
nFe = 0,2 mol
2Fe + 3Cl2 2FeCl3
0,2 → 0,3 mol
=> V = 0,3.22,4 = 6,72 lít
Đáp án: A
Bài 8: Hỗn hợp khí X gồm O2, Cl2, CO2 SO2. Để thu được O2 tinh khiết, người ta dẫn X qua:
A. nước brom
B. dd NaOH
C. dd HCl
D. nước clo
Lời giải
Để thu được O2 tinh khiết, người ta dẫn X qua dung dịch NaOH vì Cl2, CO2 và SO2 đều có phản ứng
2NaOH + Cl2 → NaCl + NaClO + H2O
CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O
SO2 + 2NaOH → Na2SO3 + H2O
Đáp án: B
Bài 9: Để phân biệt SO2 và SO3 có thể dùng một hóa chất sau:
A. dd BaCl2
B. dd NaOH
C. dd H2SO4
D. dd Ba(OH)2
Lời giải
Để phân biệt SO2 và SO3 có thể dùng dung dịch BaCl2. SO2 không hiện tượng còn SO3 tạo kết tủa trắng
SO3 + H2O → H2SO4
H2SO4 + BaCl2 → BaSO4↓ + 2HCl
Đáp án: A
Bài 10: Cho 10,8 gam kim loại M hóa trị III tác dụng với khí clo dư thì thu được 53,4 gam muối. Hãy xác định kim loại M?
A. Fe B. Cr
C. Al D. Mg
Lời giải
2M + 3Cl2 → 2MCl3
Theo PT:
=> M là Al
Đáp án: C
Bài 11: X là nguyên tố phi kim có hóa trị III trong hợp chất với hiđro. Biết thành phần phần trăm khối lượng của hiđro trong hợp chất là 17,65%. X là nguyên tố:
A. C B. N
C. S D. P
Lời giải
Gọi phi kim cần tìm là X
=> hợp chất hiđro của X là: XH3
Ta có: phần trăm khối lượng của hiđro trong hợp chất là 17,65%
=> X là nguyên tố N
Đáp án: B
Bài 12: Hỗn hợp X gồm Zn, Mg và Fe. Hòa tan hết m gam X vào dung dịch HCl thu được 11,20 lít khí (đktc). Mặt khác, để tác dụng vừa hết m gam X cần 12,32 lít clo (đktc). Khối lượng của Fe trong hỗn hợp là
A. 2,8 gam
B. 5,6 gam
C. 8,4 gam
D. 11,2 gam
Lời giải
Gọi số mol của Zn, Mg và Fe lần lượt là x, y và z mol
TN1: tác dụng với dung dịch HCl tạo 0,5 mol khí H2
Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2
x mol → x mol
Mg + 2HCl → MgCl2 + H2
y mol → y mol
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
z mol → z mol
⇒∑nH2 = x + y + z = 0,5 (1)
TN2: tác dụng với 0,55 mol Cl2
Zn + Cl2 → ZnCl2
x → x
Mg + Cl2 → MgCl2
y → y
2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3
z → 1,5z
⇒∑nCl2 = x + y + 1,5z = 0,55 (2)
Lấy (2) trừ (1) => 0,5z = 0,55 – 0,5 => z = 0,1 mol
=> mFe = 0,1.56 = 5,6 gam
Đáp án: B
Bài 13: Dãy các nguyên tố được sắp xếp đúng theo chiều tính phi kim tăng dần:
A. O,F, P.
B. P, O, F.
C. F, O, P.
D. O, P, F.
Lời giải
Tính phi kim: P < O < F
Đáp án: B
Xem thêm bộ câu hỏi trắc nghiệm Hóa học lớp 9 chọn lọc, có đáp án mới nhất hay khác:
- Bài tập về Clo lớp 9 có lời giải
- Bài tập về Cacbon lớp 9 có lời giải
- Bài tập về Các oxit của cacbon lớp 9 có lời giải
- Bài tập về carbonic acid và muối carbonate lớp 9 có lời giải
- Bài tập về Silic. Công nghiệp silicat lớp 9 có lời giải
- Bài tập về Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học lớp 9 có lời giải
Xem thêm các loạt bài Để học tốt Hóa học 9 hay khác:
- Giải bài tập Hóa học 9
- Giải sách bài tập Hóa 9
- Đề thi Hóa học 9
- Wiki 200 Tính chất hóa học
- Wiki 3000 Phản ứng hóa học quan trọng
- Giải Tiếng Anh 9 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Friends plus
- Lớp 9 Kết nối tri thức
- Soạn văn 9 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 9 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 9 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 9 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 9 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - KNTT
- Giải sgk Tin học 9 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 9 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 9 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - KNTT
- Lớp 9 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 9 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 9 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 9 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 9 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 9 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - CTST
- Giải sgk Tin học 9 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 9 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 9 - CTST
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - CTST
- Lớp 9 Cánh diều
- Soạn văn 9 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 9 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 9 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 9 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 9 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 9 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 9 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 9 - Cánh diều
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - Cánh diều