Tổng hợp lý thuyết Hóa học 9 Chương 1 chi tiết
Nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững kiến thức cũng như lý thuyết môn Hóa học lớp 9 Chương 1: Chất - Nguyên tử - Phân tử, loạt bài này sẽ tổng hợp, tóm tắt, hệ thống kiến thức lý thuyết Hóa học 9 theo từng bài học.
- Lý thuyết Bài 1: Tính chất hóa học của oxit. Khái quát về sự phân loại oxit (hay, chi tiết)
- Lý thuyết Bài 2: Một số oxit quan trọng (hay, chi tiết)
- Lý thuyết Bài 3: Tính chất hóa học của axit (hay, chi tiết)
- Lý thuyết Bài 4: Một số axit quan trọng (hay, chi tiết)
- Lý thuyết Bài 5: Luyện tập: Tính chất hóa học của oxit và axit (hay, chi tiết)
- Lý thuyết Bài 7: Tính chất hóa học của bazơ (hay, chi tiết)
- Lý thuyết Bài 8: Một số bazơ quan trọng (hay, chi tiết)
- Lý thuyết Bài 9: Tính chất hóa học của muối (hay, chi tiết)
- Lý thuyết Bài 10: Một số muối quan trọng (hay, chi tiết)
- Lý thuyết Bài 11: Phân bón hóa học (hay, chi tiết)
- Lý thuyết Bài 12: Mối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơ (hay, chi tiết)
- Lý thuyết Bài 13: Luyện tập chương 1: Các loại hợp chất vô cơ (hay, chi tiết)
Lý thuyết Hóa 9 Bài 1: Tính chất hóa học của oxit. Khái quát về sự phân loại oxit
1. basic oxide: basic oxide có những tính chất hóa học nào ?
a) Tác dụng với nước Một số basic oxide tác dụng với nước tạo thành dung dịch bazơ (kiềm).
Ví dụ:
Na2O + H2O → 2NaOH
BaO + H2O → Ba(OH)2
Những basic oxide tác dụng với nước tạo thành dung dịch kiềm là: Li2O, Na2O, K2O, Rb2O, Cs2O, CaO, BaO, SrO.
b) Tác dụng với axit: basic oxide + axit → muối + nước
Ví dụ:
BaO + 2HCl → BaCl2 + H2O
Fe2O3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3H2O
c) Tác dụng với acidic oxide: Một số basic oxide, là những basic oxide tan trong nước tác dụng với acidic oxide tạo thành muối.
Ví dụ:
2. Acidic oxide: acidic oxide có những tính chất hóa học nào ?
a) Tác dụng với nước: Nhiều acidic oxide tác dụng với nước tạo thành dung dịch axit.
Ví dụ:
SO3 + H2O → H2SO4
P2O5 + 3H2O → 2H3PO4
Những oxit khác như SO2, N2O5 … cũng có phản ứng tương tự.
b) Tác dụng với dung dịch bazơ: acidic oxide + dung dịch bazơ → muối + nước.
Ví dụ:
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 (↓) + H2O
CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O
Những oxit khác như SO2, P2O5 …cũng có phản ứng tương tự.
c) Tác dụng với basic oxide: acidic oxide tác dụng với một số basic oxide (tan) tạo thành muối.
Ví dụ:
3. Oxit lưỡng tính: Một số oxit vừa tác dụng dung dịch axit, vừa tác dụng với dung dịch bazơ, gọi là oxit lưỡng tính như: Al2O3, ZnO, Cr2O3, PbO…
Ví dụ:
Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O
Al2O3 + 2NaOH → H2O + 2NaAlO2 (natri aluminat)
4. Oxit trung tính (hay là oxit không tạo muối): Một số oxit không tác dụng với axit, dung dịch bazơ, nước gọi là oxit trung tính như: NO, N2O, CO,…
Căn cứ vào tính chất hóa học của oxit, người ta phân loại oxit thành 4 loại như sau:
1. basic oxide là những oxit tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước.
2. Acidic oxide là những oxit tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối và nước.
3. Oxit lưỡng tính là những oxit tác dụng với dung dịch axit và tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối và nước.
4. Oxit trung tính hay còn gọi là oxit không tạo muối là những oxit không tác dụng với axit, bazơ, nước.
Lý thuyết Hóa 9 Bài 2: Một số oxit quan trọng
- Công thức hóa học là CaO, tên thông thường là vôi sống, là chất rắn, màu trắng.
1. Tính chất hóa học
CaO có đầy đủ tính chất hóa học của basic oxide.
a) Tác dụng với nước: CaO (r) + H2O (l) → Ca(OH)2 (r)
Phản ứng của CaO với nước gọi là phản ứng tôi vôi, phản ứng này tỏa nhiều nhiệt.
Chất Ca(OH)2 tạo thành gọi là vôi tôi, là chất rắn màu trắng, ít tan trong nước, phần tan tạo thành dung dịch bazơ còn gọi là nước vôi trong.
CaO có tính hút ẩm mạnh nên được dùng để làm khô nhiều chất.
b) Tác dụng với axit tạo thành muối và nước.
Ví dụ:
CaO + 2HCl → CaCl2 + H2O
Nhờ tính chất này, CaO được dùng để khử chua đất trồng trọt, xử lý nước thải của nhiều nhà máy hóa chất, …
c) Tác dụng với acidic oxide tạo thành muối.
Ví dụ:
Vì vậy CaO sẽ giảm chất lượng nếu lưu giữ lâu ngày trong tự nhiên.
2. Ứng dụng của canxi oxit
CaO có những ứng dụng chủ yếu sau đây:
- Phần lớn canxi oxit được dùng trong công nghiệp luyện kim và làm nguyên liệu cho công nghiệp hóa học.
- Ngoài ra, canxi oxit còn được dùng để khử chua đất trồng trọt, xử lí nước thải công nghiệp, sát trùng, diệt nấm, khử độc môi trường,…
- Canxi oxit có tính hút ẩm mạnh nên được dùng để làm khô nhiều chất.
3. Sản xuất canxi oxit trong công nghiệp
Nguyên liệu để sản xuất canxi oxit là đá vôi (chứa CaCO3). Chất đốt là than đá, củi, dầu, khí tự nhiên,…
Các phản ứng hóa học xảy ra khi nung đá vôi:
- Than cháy sinh ra khí CO2 và tỏa nhiều nhiệt:
- Nhiệt sinh ra phân hủy đá vôi ở khoảng trên 900°C:
- Công thức hóa học là SO2, tên gọi khác là khí sunfurơ.
1. Tính chất vật lí
Sulfur dioxide là chất khí không màu, mùi hắc, độc (gây ho, viêm đường hô hấp…), nặng hơn không khí.
2. Tính chất hóa học
Sulfur dioxide có đầy đủ tính chất hóa học của acidic oxide.
a) Tác dụng với nước tạo thành dung dịch axit:
SO2 + H2O → H2SO3 (sulfurous acid)
SO2 là chất gây ô nhiễm không khí, là một trong các nguyên nhân gây ra mưa axit.
b) Tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối và nước:
Ví dụ:
SO2 + Ca(OH)2 → CaSO3 ↓ + H2O
Khi SO2 dư sẽ tiếp tục có phản ứng sau:
SO2 (dư) + H2O + CaSO3 ↓ → Ca(HSO3)2
Như vậy khi cho SO2 tác dụng với dung dịch bazơ tùy theo tỉ lệ về số mol mà sản phẩm thu được là muối trung hòa, muối axit hoặc hỗn hợp cả hai muối.
c) Tác dụng với basic oxide (tan) tạo thành muối:
Ví dụ:
3. Ứng dụng của sulfur dioxide
- Phần lớn SO2 dùng để sản xuất axit sunfuric (H2SO4).
- Ngoài ra, SO2 còn dùng để làm chất tẩy trắng bột gỗ trong công nghiệp giấy, dùng làm chất diệt nấm mốc,…
4. Điều chế sulfur dioxide
a) Trong phòng thí nghiệm: Cho muối sunfit tác dụng với axit mạnh như HCl, H2SO4.
Ví dụ:
Na2SO3 + H2SO4 → Na2SO4 + SO2 ↑ + H2O
Khí SO2 được thu bằng phương pháp đẩy không khí.
b) Trong công nghiệp: Đốt lưu huỳnh hoặc quặng pirit sắt (FeS2) trong không khí.
Ví dụ:
Xem thêm các bài hệ thống kiến thức môn Hóa học lớp 9 hay, chi tiết khác:
- Tổng hợp lý thuyết Hóa học 9 Chương 2 chi tiết
- Tổng hợp lý thuyết Hóa học 9 Chương 3 chi tiết
- Tổng hợp lý thuyết Hóa học 9 Chương 4 chi tiết
- Tổng hợp lý thuyết Hóa học 9 Chương 5 chi tiết
Xem thêm các loạt bài Để học tốt Hóa học 9 hay khác:
- Giải bài tập Hóa học 9
- Giải sách bài tập Hóa 9
- Đề thi Hóa học 9
- Wiki 200 Tính chất hóa học
- Wiki 3000 Phản ứng hóa học quan trọng
- Giải Tiếng Anh 9 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Friends plus
- Lớp 9 Kết nối tri thức
- Soạn văn 9 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 9 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 9 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 9 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 9 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - KNTT
- Giải sgk Tin học 9 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 9 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 9 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - KNTT
- Lớp 9 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 9 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 9 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 9 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 9 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 9 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - CTST
- Giải sgk Tin học 9 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 9 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 9 - CTST
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - CTST
- Lớp 9 Cánh diều
- Soạn văn 9 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 9 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 9 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 9 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 9 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 9 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 9 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 9 - Cánh diều
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - Cánh diều