Cách giải Bài toán đốt cháy hợp chất hữu cơ (hay, chi tiết)



Bài viết Cách giải Bài toán đốt cháy hợp chất hữu cơ với phương pháp giải chi tiết giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập đốt cháy hợp chất hữu cơ.

Cách giải Bài toán đốt cháy hợp chất hữu cơ (hay, chi tiết)

Hydrocarbon CxHy hoặc CnH2n+2-2k (n ≥ 1, 𝑘 ≥ 0)

Hóa học lớp 9 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 9 có đáp án

* Dựa vào sản phẩm của phản ứng đốt cháy hydrocarbon:

- nH2O > nCO2 ⇒ CTPT CnH2n+2 và nCnH2n+2 = nH2O - nCO2

- nH2O = nCO2 ⇒ CTPT CnH2n

- nH2O < nCO2 ⇒ CTPT CnH2n-2 và nCnH2n-2 = nCO2 - nH2O

* Thường áp dụng ĐLBT nguyên tố và bảo toàn khối lượng:

BTKL: mCxHy + mO2 = mCO2 + mH2O

BTNT:

nC(CxHy) = nC(CO2)

nH(CxHy) = nH(H2O)

⇒ mCxHy = mC + mH = 12.nCO2 + 2. nH2O

nO2= nCO2 + 1/2 nH2O

* Một số công thức cần nhớ:

Hóa học lớp 9 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 9 có đáp án

Chú ý:

- Nếu cho sản phẩm cháy thu được dẫn qua bình (1) đựng chất hấp thụ H2O: P2O5, H2SO4 đặc, CaCl2…bình (2) đựng chất hấp thụ CO2 như: NaOH, KOH, Ca(OH)2, Ba(OH)2

Khi đó:

    Khối lượng bình (1) tăng = mH2O

    Khối lượng bình (2) tăng = mCO2

- Nếu cho toàn bộ sản phẩm cháy qua dung dịch Ca(OH)2, Ba(OH)2 thì khối lượng bình tăng = mCO2 +mH2O. Khi đó khối lượng dung dịch tăng hoặc giảm so với khối lượng dung dịch ban đầu.

    + Khối lượng dung dịch tăng: Δ𝑚𝑑𝑑 ↑ = (mCO2+mH2O) - m↓

    + Khối lượng dung dịch giảm: Δ𝑚𝑑𝑑 ↓ = m↓ -( mCO2+mH2O)

Bài 1: Khi đốt hoàn toàn 3 gam một hợp chất hữu cơ A thu được 8,8 gam CO2 và 5,4 gam H2O

a) Trong A có chứa những nguyên tố nào?

b) Biết phân tử khối của A nhỏ hơn 40. Xác định công thức phân tử của A?

c) A có làm mất màu dung dịch brom không?

Lời giải:

a)

→ mO = 3 – (mC + mH) = 3 – 2,4 – 0,6 = 0

→ A chỉ chứa 2 nguyên tố C và H

b)

nC : nH = 0,2 : 0,6 = 1 : 3

→ Công thức đơn giản nhất của A: (CH3)n

MA < 40 → 15n < 40 → n < 2,67 → n chỉ có thể là 1 hoặc 2

TH 1: n = 1 → Công thức phân tử của A là CH3 ( Loại)

TH 2: n = 2 → Công thức phân tử của A là C2H6 ( thỏa mãn)

c) C2H6 không làm mất màu dung dịch brom

Bài 2: Đốt cháy hoàn toàn 0,15 mol hỗn hợp A gồm 2 hydrocarbon no thu được 9,45g H2O. Cho sản phẩm cháy vào dung dịch Ca(OH)2 dư thì khối lượng kết tủa thu được là bao nhiêu?

Lời giải:

nH2O = 9,45/18 = 0,525 mol

nA = nH2O – nCO2 ⇒ nCO2 = nH2O – nA =0,525-0,15 = 0,375 mol

nCaCO3 = nCO2 = 0,375 mol

⇒ mCaCO3 = 0,375.100 = 37,5g

Bài tập tự luyện

Câu 1: Đốt cháy hoàn toàn 0,12 mol chất hữu cơ X mạch hở cần tối thiểu 11,1555 lít O2 (đkc). Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy (gồm CO2, H2O và N2) qua bình đựng dung dịch Ba(OH)2 dư, thấy khối lượng bình tăng 23,4 gam và có 70,92 gam kết tủa. Khí thoát ra khỏi bình có thể tích 1,4874 lít (đkc). Công thức phân tử của X là

A. C3H7O4N.                 

B. C3H5O2N.                           

C. C3H7O2N.                           

D. C2H7O2N.

Câu 2: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hợp chất hữu cơ X có khối lượng 7,6 gam cần tối thiểu 9,916 lít khí O2 (đkc), sau phản ứng chỉ thu được CO2 và H2O. Biết mCO2-mH2O = 6 gam. Công thức đơn giản nhất của X là

A. C3H8O.                     

B. C3H8O2.                    

C. C3H8O3.                    

D. C3H8.

Câu 3: Thể tích khí oxygen cần dùng để đốt cháy hoàn toàn 10 lít khí thiên nhiên chứa 96% methane; 2% nitrogen và 2% khí carbon dioxide là (các thể tích khí đo trong cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất)

A. 9,6 lít.

B. 19,2 lít.

C. 28,8 lít.

D. 4,8 lít.

Câu 4: Đốt cháy hoàn toàn 5,6 lít khí C2H2 trong bình chứa khí oxygen dư. Thể tích khí CO2 thu được (trong cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất) là

A. 11,2 lít.           

B. 16,8 lít.         

C. 22,4 lít.         

D. 33,6 lít.

Câu 5: Trong điều kiện nhiệt độ, áp suất không đổi thì khí ethylene phản ứng với khí oxyggen theo tỉ lệ thể tích là

A. 1 lít khí C2H4 phản ứng với 3 lít khí O2.

B. 1 lít khí C2H4 phản ứng với 2 lít khí O2.

C. 2 lít khí C2H4 phản ứng với 2 lít khí O2.

D. 2 lít khí C2H4 phản ứng với 3 lít khí O2.

Câu 6: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol một hợp chất hữu cơ X cần tối thiểu 7,437 lít O2 (đkc). Sản phẩm cháy đi qua bình đựng H2SO4 đặc, khối lượng tăng 5,4 gam. Sau đó cho qua bình đựng Ba(OH)2 thấy có 19,7 gam kết tủa. Lọc bỏ kết tủa, đun nóng nước lọc lại thu được 9,85 gam kết tủa nữa. Công thức phân tử của X là

A. C2H6O.                     

B. C2H6.                                         

C. C2H6O2.                    

D. CH2O2.

Câu 7: Đốt cháy hoàn toàn 1,12 gam chất hữu cơ A thu được nCO2=1,5nH2O. Cho hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy trong dung dịch Ba(OH)2 dư thấy khối lượng bình chứa tăng 3,36 gam. Biết rằng công thức phân tử của A chứa 1 nguyên tử oxygen. Công thức phân tử của A là

A. C3H4O.                      

B. C3H6O.                                  

C. C3H8O.                                                                                

D. C6H8O.

Câu 8: Arteminisin (X) được chiết xuất từ lá cây Thanh hao hoa vàng là thành phần chính của thuốc trị bệnh sốt rét hiện nay. Đốt cháy hoàn toàn 14,1 gam X rồi cho hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy (chỉ gồm CO2 và H2O) vào dung dịch Ba(OH)2 dư tạo ra 147,75 gam kết tủa, dung dịch sau phản ứng có khối lượng giảm 104,85 gam so với dung dịch Ba(OH)2 ban đầu. Biết tỉ khối của X đối với H2 bằng 141. Công thức phân tử của X là

A. C15H22O4         

B. C14H18O6                                

C. C16H26O4                   

D. C15H22O5.

Câu 9: Khi đốt cháy hoàn toàn 0,29 gam chất hữu cơ X (chứa C, H, O) rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy cho qua bình đựng Ca(OH)2 dư thấy khối lượng bình tăng 0,93 gam, nhưng nếu qua bình đựng P2O5 thì khối lượng chỉ tăng 0,27 gam. Thành phần khối lượng nguyên tử O trong X là

A. 27,59%.          

B. 33,46%.                    

C. 42,51%.                    

D. 62,07%.

Câu 10: Đốt cháy hoàn toàn 0,42 gam hợp chất hữu cơ X rồi dẫn toàn bộ sản phẩm cháy (chỉ gồm CO2 và H2O) lần lượt qua bình (1) đựng H2SO4 đặc dư, bình (2) đựng dung dịch KOH dư. Kết thúc thí nghiệm thấy khối lượng bình (1) và bình (2) tăng lần lượt là 0,54 gam và 1,32 gam. Biết rằng 0,42 gam X chiếm thể tích hơi bằng thể tích của 0,192 gam O2 ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất. Công thức phân tử của X là

A. C5H10O.                    

B. C5H10.                       

C. C4H6O.                     

D. C3H2O2.  

Xem thêm các dạng bài tập Hóa học lớp 9 có đáp án, hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Hóa học 9 hay khác:


chuong-4-hidrocacbon-nhien-lieu.jsp


Giải bài tập lớp 9 sách mới các môn học