Bài tập tổng hợp về Etilen và cách giải (hay, chi tiết)
Với bài viết Bài tập tổng hợp về Etilen và cách giải sẽ giúp học sinh nắm vững lý thuyết, biết cách làm bài tập từ đó có kế hoạch ôn tập hiệu quả để đạt kết quả cao trong các bài thi môn Hóa học 9.
A. Kiến thức trọng tâm
Để làm được các bài tập về etilen học sinh cần nắm được các kiến thức hóa học cơ bản sau:
1. Tính chất vật lý
Etilen là chất là chất khí, không màu, không mùi, ít tan trong nước, nhẹ hơn không khí.
2. Cấu tạo phân tử
- Công thức cấu tạo thu gọn của etilen: CH2=CH2
- Trong liên kết đôi có 1 liên kết kém bền. Liên kết này dễ bị đứt ra trong các phản ứng hoá học.
- Công thức phân tử: C2H4
3. Tính chất hóa học:
a) Phản ứng cháy:
C2H4 + 3O22CO2 + 2H2O
b) Tác dụng với dung dịch brom
CH2=CH2 + Br2 → Br-CH2-CH2-Br
Phản ứng trên gọi là phản ứng cộng, các chất có liên kết đôi (tương tự etilen) dễ tham gia phản ứng cộng .
c) Phản ứng trùng hợp
- Ở điều kiện thích hợp các phân tử etilen có khả năng cộng liên tiếp nhau tạo ra 1 phân tử có kích thước và khối lượng rất lớn gọi là polyethylene (PE).
… + CH2=CH2 + CH2=CH2 + CH2=CH2 + … ...-CH2-CH2-CH2-CH2 -CH2-CH2-…
4. Ứng dụng:
- Sản xuất PE, PVC, ethylic alcohol, acetic acid, đicloetan
- Dùng kích thích quả mau chín.
B. Bài tập tự luyện
Câu 1: Tính chất vật lý của khí etilen
A. là chất khí không màu, không mùi, tan trong nước, nhẹ hơn không khí
B. là chất khí, không màu, không mùi, ít tan trong nước, nhẹ hơn không khí
C. là chất khí màu vàng lục, không mùi, ít tan trong nước, nặng hơn không khí
D. là chất khí không màu, mùi hắc, ít tan trong nước, nặng hơn không khí
Câu 2: Hình ảnh dưới đây là mô hình phân tử chất nào?
A. C2H4
B. CH4
C. C2H2
D. C6H6
Câu 3: Trong phân tử etilen giữa hai nguyên tử cacbon có
A. một liên kết đơn
B. một liên kết đôi
C. hai liên kết đôi
D. một liên kết ba
Câu 4: Số liên kết đơn và liên kết đôi trong phân tử khí etilen là
A. bốn liên kết đơn và hai liên kết đôi
B. ba liên kết đơn và hai liên kết đôi
C. bốn liên kết đơn và một liên kết đôi
D. hai liên kết đơn và hai liên kết đôi
Câu 5: Điểm khác biệt cơ bản trong cấu tạo phân tử của etilen so với methane là
A. Hóa trị của nguyên tố cacbon
B. Liên kết giữa hai nguyên tử cacbon
C. Hóa trị của hiđro
D. Liên kết đôi của etilen so với liên kết đơn của methane
Câu 6: Khí CH4 và C2H4 có tính chất hóa học giống nhau là
A. tham gia phản ứng cộng với dung dịch brom
B. tham gia phản ứng cộng với khí hiđro
C. tham gia phản ứng trùng hợp
D. tham gia phản ứng cháy với khí oxi sinh ra khí carbonic và nước
Câu 7: Khí etilen cho phản ứng đặc trưng là
A. phản ứng cháy
B. phản ứng thế
C. phản ứng cộng
D. phản ứng phân hủy
Câu 8: Hóa chất dùng để loại bỏ khí etilen có lẫn trong khí methane là
A. dung dịch brom
B. dung dịch phenolphtalein
C. dung dịch hydrochloric acid
D. dung dịch nước vôi trong
Câu 9: Khí tham gia phản ứng trùng hợp là
A. CH4
B. C2H4
C. C3H8
D. C2H6
Câu 10: Khí etilen không có tính chất hóa học nào sau đây?
A. phản ứng cháy với khí oxi
B. phản ứng trùng hợp
C. phản ứng cộng với dung dịch brom
D. phản ứng thế với clo ngoài ánh sáng
Câu 11: Etilen là chất
A. khí
B. lỏng.
C. rắn.
D. huyền phù.
Câu 12: Phương trình đốt cháy hydrocarbon X như sau:
X + 3O2 → 2CO2 + 2H2O
Hydrocarbon X là
A. C2H4.
B. C2H6.
C. CH4.
D. C2H2.
Câu 13: Phản ứng giữa khí etilen với dung dịch nước brom thuộc loại phản ứng nào sau đây?
A. phản ứng cộng
B. phản ứng thế
C. phản ứng trùng hợp
D. phản ứng trao đổi
Câu 14: Hóa chất dùng để loại bỏ khí etilen có lẫn trong khí methane là
A. dung dịch brom
B. dung dịch phenolphtalein
C. dung dịch hydrochloric acid
D. dung dịch nước vôi trong
Câu 15: Công thức phân tử của etilen là
A. CH4
B. C2H4
C. C6H6
D. C2H2
Câu 16: Ứng dụng nào sau đây không phải ứng dụng của etilen?
A. điều chế PE
B. điều chế ethylic alcohol và acetic acid
C. điều chế khí gas
D. dùng để ủ trái cây mau chín
Câu 17: Các trái cây, trong quá trình chín sẽ thoát ra một lượng nhỏ chất khí là
A. methane
B. etan
C. etilen
D. acetylene
Câu 18: Điều khẳng định nào sau đây không đúng?
A. Liên kết đôi bền hơn liên kết đơn
B. liên kết đôi bền hơn gấp đôi liên kết đơn
C. trong liên kết đôi có một liên kết kém bền hơn liên kết đơn
D. vì phân tử có liên kết đôi, etilen làm mất màu dung dịch brom ở nhiệt độ phòng
Câu 19: Khí etilen làm cho trái cây mau chín, đó là do
A. etilen phản ứng với hơi nước trong không khí tỏa nhiệt nên quả mau chín
B. etilen phản ứng với nước có trong trái cây, tỏa nhiệt nên làm quả cây mau chín
C. etilen kích thích sự hô hấp của tế bào trái cây làm cho quả xanh mau chín
D. etilen cho phản ứng cộng với dung dịch brom
Câu 20: Liên kết đôi C=C trong phân tử etilen có đặc điểm là:
A. Cả hai liên kết đều bền vững.
B. Có một liên kết bền, một liên kết kém bền dễ bị đứt ra trong phản ứng hóa học.
C. Có một liên kết bền, một liên kết kém bền nhưng cả hai đều dễ bị đứt ra trong phản ứng hóa học.
D. Cả hai liên kết đều kém bền vững, dễ bị đứt ra trong các phản ứng hóa học.
Câu 21: Khí etilen phản ứng được với các chất là:
A. O2
B. Br2
C. C2H4
D. Cả A,B ,C
Câu 22: Đốt cháy hoàn toàn 3,36 lít khí etilen ở (đktc) trong không khí chứa 20% O2 về thể tích. Thế tích không khí cần lấy là:
A. 10,08 lít
B. 50,4 lít
C. 13.44 lít
D. 0,896 lít
Câu 23: Đốt cháy hoàn toàn m gam etilen thu được sản phẩm là H2O và CO2. Dẫn toàn bộ sản phẩm qua bình đựng dung dịch nước vôi trong dư (Ca(OH)2), sau phản ứng thu được 3 gam kết tủa. Giá trị của m là:
A. 0,42 gam
B. 0,84 gam
C. 1,14 gam
D. 1,53 gam
Câu 24: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp methane và etilen thu được sản phẩm là H2O và CO2. Dẫn sản phẩm lần lượt qua bình 1 đựng dung dịch H2SO4 đặc, bình 2 đựng dung dịch Ca(OH)2. Sau phản ứng thấy bình 1 tăng 5,4 gam, bình 2 tăng 11 gam. Giá trị của m là:
A. 1,3 gam
B. 3,6 gam
C. 4,1 gam
D. 4,8 gam
Câu 25: Người ta có thể làm chậm quá trình chín của trái cây bằng cách nào:
A. Tăng nồng độ khí methane
B. Giảm nồng độ khí methane
C. Tăng nồng độ khí etilen
D. Giảm nồng độ khí etilen
ĐÁP ÁN
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Câu 5 |
Câu 6 |
Câu 7 |
Câu 8 |
Câu 9 |
Câu 10 |
B |
A |
B |
C |
D |
D |
C |
A |
B |
D |
Câu 11 |
Câu 12 |
Câu 13 |
Câu 14 |
Câu 15 |
Câu 16 |
Câu 17 |
Câu 18 |
Câu 19 |
Câu 20 |
A |
A |
A |
A |
B |
C |
C |
B |
C |
B |
Câu 21 |
Câu 22 |
Câu 23 |
Câu 24 |
Câu 25 |
|||||
D |
B |
A |
B |
D |
Xem thêm phương pháp giải các dạng bài tập Hóa học lớp 9 hay, chi tiết khác:
- Bài tập tổng hợp về acetylene và cách giải
- Bài tập tổng hợp về benzene và cách giải
- Viết công thức cấu tạo của hợp chất hữu cơ và cách giải
- Lập công thức phân tử của hợp chất hữu cơ và cách giải
- Đốt cháy hydrocarbon và cách giải bài tập
Xem thêm các loạt bài Để học tốt Hóa học 9 hay khác:
- Giải bài tập Hóa học 9
- Giải sách bài tập Hóa 9
- Đề thi Hóa học 9
- Wiki 200 Tính chất hóa học
- Wiki 3000 Phản ứng hóa học quan trọng
- Giải Tiếng Anh 9 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Friends plus
- Lớp 9 Kết nối tri thức
- Soạn văn 9 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 9 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 9 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 9 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 9 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - KNTT
- Giải sgk Tin học 9 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 9 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 9 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - KNTT
- Lớp 9 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 9 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 9 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 9 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 9 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 9 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - CTST
- Giải sgk Tin học 9 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 9 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 9 - CTST
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - CTST
- Lớp 9 Cánh diều
- Soạn văn 9 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 9 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 9 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 9 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 9 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 9 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 9 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 9 - Cánh diều
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - Cánh diều