Cách Phân biệt hiện tượng vật lý và hiện tượng hóa học
Với Cách Phân biệt hiện tượng vật lý và hiện tượng hóa học môn Hóa học lớp 8 sẽ giúp học sinh nắm vững lý thuyết, biết cách làm các dạng bài tập từ đó có kế hoạch ôn tập hiệu quả để đạt kết quả cao trong các bài thi Hóa 8.
A. Lý thuyết & phương pháp giải
- Hiện tượng vật lý là hiện tượng chất biến đổi mà vẫn giữ nguyên là chất ban đầu.
- Hiện tượng hóa học là hiện tượng biến đổi chất này thành chất mới.
- Dấu hiệu chính để phân biệt hiện tượng vật lý và hiện tượng hóa học là có chất mới tạo thành.
B. Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Trong các hiện tượng sau, hãy cho biết đâu là hiện tượng hóa học
A. Đốt gas để thu nhiệt.
B. Khi nấu cơm, nước bay hơi.
C. Cô cạn dung dịch đường cho đậm đặc.
D. Hòa tan đường vào nước.
Hướng dẫn giải
Chọn A
Đốt gas để thu nhiệt là hiện tượng hóa học vì khí gas cháy với không khí tạo thành chất mới.
B là hiện tượng vật lý vì nước chuyển từ lỏng sang hơi.
C là hiện tượng vật lý vì nước bay hơi bớt, dung dịch chỉ đậm đặc lại.
D là hiện tượng vật lý vì đường hòa tan nước → nước đường, không có chất mới tạo thành.
Ví dụ 2: Trong các hiện tượng sau, hiện tượng vật lý là
A. Cơm bị ôi thiu.
B. Lưu huỳnh cháy trong không khí.
C. Mực hòa tan vào nước.
D. Đốt cháy mẩu giấy.
Hướng dẫn giải
Chọn C
Mực hòa tan vào nước là hiện tượng vật lý do chất vẫn giữ nguyên là chất ban đầu.
Loại A vì cơm bị ôi thiu là hiện tượng hóa học do vi sinh vật xâm nhập, xúc tác cho quá trình lên men tạo thành chất mới có mùi khó chịu.
Loại B vì lưu huỳnh cháy trong không khí là hiện tượng hóa học. Phản ứng chính xảy ra:
S + O2 SO2
Loại D vì đốt cháy mẩu giấy là hiện tượng hóa học. Giấy cháy tạo thành chất mới.
Ví dụ 3: Hãy cho biết hiện tượng sắt để ngoài không khí lâu ngày bị gỉ sét là hiện tượng gì?
A. Hiện tượng hóa học.
B. Hiện tượng vật lý.
C. Cả hiện tượng vật lý và hóa học.
D. Không có hiện tượng gì.
Hướng dẫn giải
Chọn A
Sắt để ngoài không khí lâu ngày bị gỉ sét là hiện tượng hóa học vì xuất hiện chất mới là gỉ sét.
C. Bài tập tự luyện
Câu 1: Hiện tượng vật lý là
A. Hiện tượng chất bị phân hủy.
B. Hiện tượng chất biến đổi có tạo ra chất mới.
C. Hiện tượng chất biến đổi mà vẫn giữ nguyên là chất ban đầu.
D. Hiện tượng biến đổi chất, có thể tạo ra chất mới hoặc không.
Lời giải:
Đáp án: Chọn C
Câu 2: Trong các hiện tượng sau, hiện tượng hóa học là:
A. Cơm bị ôi thiu.
B. Nước bốc hơi.
C. Cồn để trong lọ không khí bị bay hơi.
D. Đá lạnh để ngoài không khí bị chảy thành nước lỏng.
Lời giải:
Đáp án: Chọn A
Câu 3: Khi trời lạnh, chúng ta thấy mỡ đóng thành ván. Khi đun nóng, các ván mỡ này tan chảy. Nếu đun quá lửa, thì một phần mỡ hóa hơi và một phần bị cháy đen. Hãy chỉ ra đâu là hiện tượng hóa học
A. Mỡ đóng ván khi trời lạnh.
B. Mỡ tan chảy khi đun nóng.
C. Đun quá lửa mỡ bị cháy.
D. Không có hiện tượng hóa học.
Lời giải:
Đáp án: Chọn C
Câu 4: Dấu hiệu chính để phân biệt hiện tượng vật lý và hiện tượng hóa học là
A. Sự thay đổi về màu sắc của chất.
B. Sự xuất hiện chất mới.
C. Sự thay đổi về trạng thái của chất.
D. Sự thay đổi về hình dạng của chất.
Lời giải:
Đáp án: Chọn B
Câu 5: Trong các hiện tượng sau, đâu là hiện tượng vật lý
A. Chưng cất rượu sau quá trình lên men rượu.
B. Ủ cơm nếp với men rượu trong quá trình lên men rượu.
C. Đốt gas để thu nhiệt.
D. Ngâm trứng vào giấm.
Lời giải:
Đáp án: Chọn A
Câu 6: Hiện tượng hóa học là
A. Hiện tượng biến đổi chất này thành chất mới.
B. Hiện tượng chất biến đổi mà vẫn giữ nguyên là chất ban đầu.
C. Hiện tượng chỉ biến đổi về trạng thái của chất.
D. Cả A, B, C đều sai.
Lời giải:
Đáp án: Chọn A
Câu 7: Chọn câu sai:
A. Xay tiêu là hiện tượng vật lý.
B. Đốt cháy đường mía là hiện tượng hóa học.
C. Gấp quần áo là hiện tượng hóa học.
D. Hiện tượng ma trơi là hiện tượng hóa học.
Lời giải:
Đáp án: Chọn C
Câu 8: Trong các hiện tượng sau:
(1) Pha loãng nước muối.
(2) Đốt cháy mẩu giấy.
(3) Nước bốc hơi.
(4) Lưu huỳnh cháy trong không khí.
Hãy cho biết hiện tượng nào là hiện tượng vật lý?
A. (1), (2).
B. (1), (3).
C. (2), (3).
D. (3), (4).
Lời giải:
Đáp án: Chọn B
Câu 9: Băng tan là hiện tượng
A. Hiện tượng vật lý.
B. Hiện tượng hóa học.
C. Cả hiện tượng vật lý và hiện tượng hóa học.
D. Không là hiện tượng nào.
Lời giải:
Đáp án: Chọn A
Câu 10: Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng vật lý là
A. Thủy tinh nóng chảy được thổi thành bình cầu.
B. Trứng để lâu ngày bị thối.
C. Thức ăn để lâu ngày bị ôi thiu.
D. Thổi khí carbonic vào nước vôi trong, làm nước vôi trong vẩn đục.
Lời giải:
Đáp án: Chọn A
D. Bài tập thêm
Câu 1: Trong các hiện tượng sau, hiện tượng nào là hiện tượng vật lý?
I. Khi nấu canh cua, gạch cua nổi lên trên.
II. Sự kết tinh của muối ăn.
III. Khi đánh diêm có lửa bắt cháy.
IV. Bình thường lòng trắng trứng ở trắng trứng ở trạng thái lỏng, khi đun nóng nó lại đông tụ lại.
V. Sự quang hợp của cây xanh.
A. I, II, V.
B. I, II, IV.
C. I, II, III, IV.
D. II, III, IV.
Câu 2: Nến được làm bằng parafin, khi đốt nến, xảy ra các quá trình sau:
1. Parafin nóng chảy.
2. Parafin lỏng chuyển thành hơi.
3. Hơi parafin cháy biến đổi thành khí CO2 và hơi nước.
Quá trình nào có sự biến đổi hoá học?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. Cả 1, 2, 3.
Câu 3: Khi rang đường trên chảo, đường chảy ra và đổi màu. Nhưng khi rang muối thì muối chỉ khô lại chứ không có hiện tượng giống rang đường. Trong hai hiện tượng trên, hiện tượng nào là hiện tượng hóa học?
Câu 4: Thủy ngân là một chất lỏng ở điều kiện thường, được sử dụng làm nhiệt kế. Thủy ngân trong nhiệt kế dâng lên khi nhiệt độ tăng. Đó có phải là hiện tượng hóa học không?
Câu 5: Xét các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào là hiện tượng vật lý, hiện tượng nào là hiện tượng hóa học:
a) Dây tóc bóng đèn điện nóng và sáng lên khi dòng điện chạy qua.
b) Hiệu ứng nhà kính làm cho trái đất nóng lên.
c) Sự biến mất của tầng ozone.
Xem thêm các dạng bài tập Hóa học lớp 8 có đáp án hay khác:
- Bài tập lập phương trình hóa học và cách giải
- Bài tập xác định chất còn thiếu trong phương trình, hoàn thiện phương trình hóa học
- Bài tập áp dụng định luật bảo toàn khối lượng và cách giải
- Phương pháp phân biệt chất và và vật thể lớp 8
- Phương pháp Xác định thành phần cấu tạo nguyên tử
- Giải Tiếng Anh 8 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Friends plus
- Lớp 8 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 8 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 8 (ngắn nhất) KNTT
- Giải sgk Toán 8 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 8 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 8 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - KNTT
- Giải sgk Tin học 8 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 8 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 8 - KNTT
- Lớp 8 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 8 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 8 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 8 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 8 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 8 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - CTST
- Giải sgk Tin học 8 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 8 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 8 - CTST
- Lớp 8 - Cánh diều
- Soạn văn 8 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 8 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 8 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 8 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 8 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 8 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 8 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 8 - Cánh diều