Bài tập áp dụng định luật bảo toàn khối lượng và cách giải
Với Bài tập áp dụng định luật bảo toàn khối lượng và cách giải môn Hóa học lớp 8 sẽ giúp học sinh nắm vững lý thuyết, biết cách làm các dạng bài tập từ đó có kế hoạch ôn tập hiệu quả để đạt kết quả cao trong các bài thi Hóa 8.
A. Lý thuyết & phương pháp giải
- Định luật bảo toàn khối lượng: “Trong một phản ứng hóa học, tổng khối lượng của các chất sản phẩm bằng tổng khối lượng của các chất tham gia phản ứng”.
- Giả sử có phản ứng giữa A + B tạo ra C + D. Phương trình phản ứng:
A + B → C + D
Công thức khối lượng được viết như sau: mA + mB = mC + mD
Trong đó: mA, mB, mC, mD là khối lượng mỗi chất
B. Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Cho 13 gam kẽm (Zn) tác dụng với dung dịch hydrochloric acid (HCl) thu được 27,2 gam kẽm clorua (ZnCl2) và 0,4 gam khí hiđro (H2). Tính khối lượng của hydrochloric acid (HCl) đã phản ứng.
Hướng dẫn giải
Phương trình phản ứng: Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:
mZn + mHCl = mZnCl2 + mH2
Suy ra mHCl = mZnCl2 + mH2 – mZn = 27,2 + 0,4 – 13 = 14,6 gam.
mZn + mHCl = mZnCl2 + mH2
→mHCl = mZnCl2 + mH2 – mZn = 27,2 + 0,4 – 13 = 14,6 gam
Ví dụ 2: Cho 2,4 gam magie cháy trong không khí thu được 4,2 gam magnesium oxide. Tính khối lượng oxi đã phản ứng.
Hướng dẫn giải
Phương trình phản ứng: 2Mg + O2 → 2MgO
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có: mMg + mO2 = mMgO
Suy ra mO2 = mMgO – mMg = 4,2 – 2,4 = 1,8 gam.
Ví dụ 3: Khử hoàn toàn 12 gam CuO bằng 9 gam khí CO thu được 6 gam CO2 và đồng. Tính khối lượng của đồng.
Hướng dẫn giải
Phương trình phản ứng: CuO + CO → Cu + CO2
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có: mCuO + mCO = mCu + mCO2
Suy ra mCu = mCuO + mCO - mCO2 = 12 + 9 – 6 = 15 gam.
C. Bài tập tự luyện
Câu 1: Nung đá vôi (CaCO3) người ta thu được 16,8 kg canxioxit và 13,2 kg khí carbonic. Tính khối lượng đá vôi cần dùng.
A. 30 kg.
B. 31 kg.
C. 32 kg.
D. 33 kg.
Lời giải:
Đáp án: Chọn A
Đá vôi → Canxioxit + khí carbonic.
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có: mđá vôi = mcanxioxit + mKhí carbonic
Suy ra mđá vôi = 30 kg.
Câu 2: Khi cho 11,2 gam CaO phản ứng với khí CO2 thu được 20 gam CaCO3. Tính khối lượng của khí CO2 phản ứng
A. 9 gam.
B. 8,8 gam.
C. 9,2 gam.
D. 8,6 gam.
Lời giải:
Đáp án: Chọn B
CaO + CO2 → CaCO3
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có: mCaO + mCO2 = mCaCO3
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có: 11,2 + mCO2 = 20
Suy ra mCO2 = 8,8 gam.
Câu 3: Đốt cháy m gam Mg cần 3,2 gam oxi thì thu được 6,8 gam magnesium oxide (MgO). Tính m.
A. 3,2 gam.
B. 4,2 gam.
C. 4,1 gam.
D. 3,6 gam.
Lời giải:
Đáp án: Chọn D
Mg + O2 → MgO
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có: mMg + mO2 = mMgO
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có: mMg + 3,2 = 6,8
Suy ra mMg = 3,6 gam.
Vậy m = 3,6 gam.
Câu 4: Chọn từ còn thiếu điền vào chỗ trống:
Trong một phản ứng hóa học, (1) khối lượng của các sản phẩm bằng (2) khối lượng của các chất phản ứng.
A. (1) tổng, (2) tích.
B. (1) tích, (2) tổng.
C. (1) tổng, (2) tổng.
D. (1) tích, (2) tích.
Lời giải:
Đáp án: Chọn C
Câu 5: Đốt cháy 6,4 gam lưu huỳnh trong không khí thu được 12,8 gam lưu huỳnh dioxit (SO2). Tính khối lượng oxi đã phản ứng.
A. 6,4 gam.
B. 4,8 gam.
C. 5,2 gam.
D. 5,4 gam.
Lời giải:
Đáp án: Chọn A
S + O2 → SO2
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có: mS + mO2 = mSO2
Suy ra mSO2 = 6,4 gam.
Câu 6: Hòa tan hoàn toàn 14,5 gam hỗn hợp X gồm Fe, Zn, Mg bằng 9,8 gam dung dịch H2SO4 loãng thu được 2 gam khí H2 và m gam hỗn hợp Y. Tính m.
A.21 gam.
B. 20 gam.
C. 20,3 gam.
D. 22,3 gam.
Lời giải:
Đáp án: Chọn D
X + H2SO4 → Y + H2
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có mX + mH2SO4 = mY + mH2
Suy ra mY = 14,5 + 9,8 – 2 = 22,3 gam.
Vậy m = 22,3 gam.
Câu 7: Cho 5,6 gam sắt phản ứng với 10,8 gam dung dịch hydrochloric acid thu được 11,2 gam muối iron (II) chloride và b gam khí hidro. Giá trị của b là
A. 5,2 gam.
B. 5,0 gam.
C. 4,5 gam.
D. 4,2 gam.
Lời giải:
Đáp án: Chọn A
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có mFe + mHCl = mFeCl2 + mH2
Suy ra mFeCl2 = 5,2 gam.
Câu 8: Chọn đáp án đúng:
Theo định luật bảo toàn khối lượng, ta có:
A. Tổng khối lượng các chất sản phẩm bằng tổng khối lượng các chất tham gia.
B. Tổng khối lượng các chất sản phẩm lớn hơn tổng khối lượng các chất tham gia.
C. Tổng khối lượng các chất sản phẩm nhỏ hơn tổng khối lượng các chất tham gia.
D. Tổng khối lượng các chất sản phẩm lớn hơn hoặc bằng tổng khối lượng các chất tham gia.
Lời giải:
Đáp án: Chọn A
Câu 9: Đốt cháy 1,2 gam cacbon cần a gam oxi, thu được 4,4 gam khí carbonic. Tính a.
A. 3,8 gam.
B. 2,2 gam.
C. 3,2 gam.
D. 4,2 gam.
Lời giải:
Đáp án: Chọn C
C + O2 → CO2
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có mC + mO2 = mCO2
Suy ra mO2 = 3,2 gam
Vậy a = 3,2 gam.
Câu 10: Cho dung dịch nhôm clorua (AlCl3) phản ứng với dung dịch sodium hydroxide (NaOH). Sau phản ứng thu được aluminum hydroxide (Al(OH)3) và sodium chloride (NaCl). Công thức đúng về khối lượng được viết
A. m(AlCl3) + m(NaOH) → m(Al(OH)3) + m(NaCl).
B. AlCl3 + NaOH = Al(OH)3 + NaCl.
C. AlCl3 + NaOH + Al(OH)3 = NaCl.
D. mAlCl3 + mNaOH = mAl(OH)3 + mNaCl
Lời giải:
Đáp án: Chọn D
D. Bài tập thêm
Câu 1: Khối lượng Fe3O4 tạo thành trong phản ứng của Fe và O2 là (biết khối lượng của Fe và O2 đã tham gia phản ứng lần lượt là 5,6 gam và 3,2 gam).
A. 2,4 gam.
B. 8,8 gam.
C. 8,6 gam.
D. 12 gam.
Câu 2: Cho phương trình hóa học 4P + 5O2 → 2P2O5. Biết khối lượng của P2O5 tạo thành là 7,1 gam và khối lượng P tham gia phản ứng là 3,1 gam. Khối lượng của O2 tham gia phản ứng là
A. 4 gam.
B. 10,2 gam.
C. 32 gam.
D. 4,2 gam.
Câu 3: Khử hoàn toàn 20 gam CuO bằng 5 gam khí H2 thu được 6 gam H2O và a gam sản phẩm rắn. Giá trị của a là
A. 21 gam
B. 9 gam
C. 31 gam
D. 19 gam
Câu 4: Khi cho 11,2 gam NaOH phản ứng với 15,7 gam H2SO4 thu được m gam hỗn hợp sản phẩm. Giá trị của m là
A. 4,5 gam
B. 29,6 gam
C. 26,9 gam
D. 38,1 gam
Câu 5: Đốt cháy m gam carbon cần 4,8 gam oxygen thì thu được 6,6 gam carbon dioxide. Giá trị của m là
A. 1,6 gam.
B. 1,8 gam.
C. 11,4 gam.
D. 0,15 gam.
Xem thêm các dạng bài tập Hóa học lớp 8 có đáp án hay khác:
- Phương pháp phân biệt chất và và vật thể lớp 8
- Phương pháp Xác định thành phần cấu tạo nguyên tử
- Phương pháp Tính khối lượng nguyên tử
- Phương pháp Phân biệt đơn chất và hợp chất
- Cách Xác định công thức hóa học của đơn chất, hợp chất và tính phân tử khối của hợp chất
- Giải Tiếng Anh 8 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Friends plus
- Lớp 8 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 8 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 8 (ngắn nhất) KNTT
- Giải sgk Toán 8 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 8 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 8 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - KNTT
- Giải sgk Tin học 8 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 8 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 8 - KNTT
- Lớp 8 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 8 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 8 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 8 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 8 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 8 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - CTST
- Giải sgk Tin học 8 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 8 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 8 - CTST
- Lớp 8 - Cánh diều
- Soạn văn 8 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 8 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 8 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 8 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 8 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 8 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 8 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 8 - Cánh diều