Lý thuyết về tính chất của kim loại kiềm, kiềm thổ (hay, chi tiết nhất)



Bài viết Lý thuyết về tính chất của kim loại kiềm, kiềm thổ với phương pháp giải chi tiết giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập Lý thuyết về tính chất của kim loại kiềm, kiềm thổ.

Lý thuyết về tính chất của kim loại kiềm, kiềm thổ (hay, chi tiết nhất)

Bài giảng: Bài 28: Luyện tập: Tính chất của kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ và hợp chất của chúng - Cô Nguyễn Thị Thu (Giáo viên VietJack)

1. Kim loại kiềm

    - Thuộc nhóm IA, đứng đầu mỗi chu kì (trừ chu kì 1).

    - Tính chất vật lí: mềm, khối lượng riêng nhỏ, nhiệt độ nóng chảy thấp.

    - Có 1e ở lớp ngoài cùng (ns1).

    - Tính chất hóa học: Có tính khử mạnh nhất trong tất cả các kim loại (tác dụng với nước, axit, phi kim).

M → M+ + 1e

    Một số phương trình minh họa:

Hóa học lớp 12 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 12 có đáp án

    - Phương pháp điều chế: điện phân hợp chất nóng chảy.

Hóa học lớp 12 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 12 có đáp án

2. Một số hợp chất quan trọng của kim loại kiềm.

    - NaOH: có tính kiềm mạnh; được dùng để nấu xà phòng, chế phẩm nhuộm tơ nhân tạo,…

    - NaHCO3: có tính lưỡng tính, bị phân hủy bởi nhiệt; dùng được trong công nghiệp dược phẩm và thực phẩm.

    - Na2CO3: là muối của axit yếu; được dùng trong công nghiệp thủy tinh, bột giặt, phẩm nhuộm, giấy sợi…

    - KNO3: có tính oxi hóa mạnh khi đun nóng; được dùng làm phân bón, chế tạo thuốc nổ.

1. Kim loại kiềm thổ

    - Thuộc nhóm IIA, đứng sau nguyên tố kim loại kiềm trong mỗi chu kì.

    - Tính chất vật lí: tương đối mềm, nhiệt độ nóng chảy thấp.

    - Có 2e lớp ngoài cùng (ns2).

    - Tính chất hóa học: có tính khử mạnh (tác dụng với phi kim, dung dịch axit, nước):

M → M2+ + 2e

    Một số phương trình minh họa:

Hóa học lớp 12 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 12 có đáp án

    - Phương pháp cơ bản là điện phân muối nóng chảy của chúng.

CaCl2 → Ca + Cl2

MgCl2 → Mg + Cl2

2. Một số hợp chất quan trọng của kim loại kiềm thổ

    - Ca(OH)2: là một bazơ mạnh, dung dịch Ca(OH)2 có tính chất chung của một bazơ tan; được dùng trong xây dựng, trồng trọt và sản xuất clorua vôi.

    - CaCO3: bị nhiệt phân hủy; bị hòa tan bởi CO2 trong nước ở nhiệt độ thương; được dùng nhiều trong ngành công nghiệp, xây dựng, thực phẩm, …

    - Ca(HCO3)2: có tính lưỡng tính, bị phân hủy bởi nhiệt.

    - CaSO4: tùy theo lượng nước kết tinh trong muối, có ba loại.

       + CaSO4.2H2O (thạch cao sống): bền ở nhiệt độ thường; được dùng để sản xuất xi măng.

       + CaSO4.2H2O hoặc CaSO4.5H2O (thạch cao nung); được dùng để đúc tượng, trang trí nội thất,…

       + CaSO4 (thạch cao khan): không tan và không tác dụng với nước.

3. Nước cứng

    - Nước cứng là nước chứa nhiều ion Ca2+ và Mg2+, nước mềm là nước chứa ít hoặc không chứa các ion trên.

    - Phân loại:

       + Nước cứng có tính cứng tạm thời: chứa Ca(HCO3)2 và Mg(HCO3)2.

       + Nước cứng có tính cứng vĩnh cửu: chứa các muối clorua và sunphat của canxi và magie.

       + Nước cứng có tính cứng toàn phần: có cả tính cứng tạm thời và tính cứng vĩnh cửu.

    - Cách làm mềm nước cứng: phương pháp kết tủa và phương pháp trao đổi ion.

    Lưu ý: Ion HCO3- trong muối của kim loại kiềm và kiểm thổ có tính lưỡng tính:

HCO3- + H+ → H2O + CO2

HCO3- + OH- → H2O + CO32-

Xem thêm các phần Lý thuyết Hóa học lớp 12 ôn thi Tốt nghiệp THPT hay khác:


kim-loai-kiem-kim-loai-kiem-tho-nhom.jsp


Giải bài tập lớp 12 sách mới các môn học