Cách giải bài tập về các loại chất dẻo (hay, chi tiết)
Bài viết Cách giải bài tập về các loại chất dẻo với phương pháp giải chi tiết giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập Cách giải bài tập về các loại chất dẻo.
Cách giải bài tập về các loại chất dẻo (hay, chi tiết)
Bài giảng: Bài tập lý thuyết về polymer - Cô Nguyễn Thị Thu (Giáo viên VietJack)
1. Khái niệm:
- Là những polymer có tính dẻo
- Tính dẻo là khả năng polymer bị biến dạng khi chịu tác dụng của nhiệt và vẫn giữ nguyên sự biến dạng đó khi không tác dụng lực nữa
2. Một số loại chất dẻo
a. polyethylene (PE)
- PE là chất dẻo mềm, được dùng làm màng mỏng, bình chứa, túi đựng…
nCH2=CH2
b. Poli vinyl chloride (PVC)
- Là chất dẻo cứng, cách điện tốt, bền với axit, được dùng làm vật liệu điện, ống dẫn nước, da giả…
c. Poli metylmetacrylat (PMM hay thủy tinh hữu cơ)
- Là chất dẻo cứng, trong suốt, không vỡ…nên được gọi là thủy tinh hữu cơ. Dùng để chế tạo kính máy bay, ô tô, kính bảo hiểm, dùng làm răng giả…
d. Poli phenolfomandehit (PPF)
PPF có ba dạng: nhựa novolac, nhựa rezol, nhựa rezit
Nhựa novolac:
- Đun nóng hỗn hợp fomanđehit và phenol lấy dư với xúc tác axit được nhựa novolac mạch không phân nhánh (cầu nối metylen –CH2– có thể ở vị trí ortho hoặc para)
- Nhựa nhiệt dẻo, dễ nóng chảy, tan trong một số dung môi hữu cơ, dùng để sản xuất vecni, sơn…
Nhựa rezol:
- Đun nóng hỗn hợp phenol và fomanđehit theo tỉ lệ mol 1 : 1,2 có xúc tác kiềm. Nhựa rezol không phân nhánh, một số nhân phenol có gắn nhóm –CH2OH ở vị trí số 4 hoặc 2
- Nhựa nhiệt rắn, dễ nóng chảy, tan trong nhiều dung môi hữu cơ dùng để sản xuất sơn, keo, nhựa rezit
Nhựa rezit (nhựa bakelit):
- Đun nóng nhựa rezol ở 150oC được nhựa rezit (hay nhựa bakelit) có cấu trúc mạng lưới không gian
- Không nóng chảy, không tan trong nhiều dung môi hữu cơ, dùng sản xuất đồ điện, vỏ máy…
3. Vật liệu compozit gồm:
- Thành phần chính là 1 polymer
- Chất độn vô cơ
Câu 1: Để tiết kiệm polymer, đồng thời để tăng thêm một số đặc tính cho chất dẻo, người ta cho vào chất dẻo thành phần
A. Chất hóa dẻo B. Chất độn C. Chất phụ gia D. polymer thiên nhiên
Đáp án: B
Khi trộn polymer với chất độn thích hợp thu được vật liệu mới có độ bền, độ chịu nhiệt…tăng lên so với polymer thành phẩm.
Câu 2: Thành phần chính của nhựa bakelit là:
A. Polistiren B. poly (vinyl chloride)
C. Nhựa phenolfomandehit D. poly (metylmetacrilat)
Đáp án: C
Câu 3: Dãy gồm tất cả các chất đều là chất dẻo là
A. polyethylene; tơ tằm, nhựa rezol. B. polyethylene; cao su thiên nhiên, PVA.
C. polyethylene; đất sét ướt; PVC. D. polyethylene; polistiren; bakelit
Đáp án: D
Các chất dẻo là: polyethylene, polistiren, nhựa bakelit
Tơ tằm: tơ nên A sai
Cao su thiên nhiên: polymer thiên nhiên nên B sai
Đất sét ướt: không phải polymer nên C sai
Nhựa bakelit và cao su lưu hóa có cấu trúc mạng lưới không gian
Aminlozo và Cellulose: mạch không phân nhánh
Glicogen: mạch phân nhánh
Câu 4: Polivinyl chloride có công thức là
A. (-CH2-CHCl-)n. B. (-CH2-CH2-)n. C. (-CH2-CHBr-)n. D. (-CH2-CHF-)n.
Đáp án: A
Polivinyl chloride: (-CH2-CHCl-)n
Câu 5: Để tạo thành PVA, người ta tiến hành trùng hợp
A. CH2=CH-COO-CH3. B. CH2=C(CH3)-COO-CH3.
C. CH3-COO-CH=CH2. D. CH3-COO-C(CH3)=CH2.
Đáp án Cpoly (vinyl acetate) (PVA) được điều chế từ monome: vinyl acetate CH3-COO-CH=CH2
Bài 1: Trong các nhận xét dưới đây, nhận xét nào không đúng ?
A. Một số chất dẻo là polymer nguyên chất.
B. Đa số chất dẻo, ngoài thành phần cơ bản là polymer còn có các thành phần khác.
B. Một số vật liệu compozit chỉ là polymer.
C. Vật liệu compozit chứa polymer và các thành phần khác.
Lời giải:
Đáp án: C
Vật liệu compozit gồm: Thành phần chính là 1 polymer và chất độn vô cơ
Bài 2: Trong các ý kiến dưới đây, ý kiến nào đúng ?
A. Đất sét nhào nước rất dẻo, có thể ép thành gạch, ngói ; vậy đấy sét nhào nước là chất dẻo.
B. Thạch cao nhào nước rất dẻo, có thể nặn thành tượng ; vậy đó là một chất dẻo.
C. Thuỷ tinh hữu cơ (plexiglas) rất cứng và bền với nhiệt ; vậy đó không phải là chất dẻo.
D. Tính dẻo của chất dẻo chỉ thể hiện trong những điều kiện nhất định ; ở các điều kiện khác, chất dẻo có thể không dẻo.
Lời giải:
Đáp án: D
Bài 3: Trong công nghiệp, từ etilen để điều chế PVC cần ít nhất mấy phản ứng
A. 2 phản ứng. B. 5 phản ứng. C. 3 phản ứng. D. 4 phản ứng.
Lời giải:
Đáp án: C
Sơ đồ điều chế PVC trong công nghiệp là
CH2=CH22 → CH2Cl → CH2=CHCl (vinyl chloride)
nCH2=CHCl (-CH2-CH-Cl-)n
Bài 4: Nhựa rezit (nhựa bakelit) được điều chế bằng cách
A. Đun nóng nhựa rezol ở 150oC để tạo mạng không gian.
B. Đun nóng nhựa novolac ở 150oC để tạo mạng không gian.
C. Đun nóng nhựa novolac với lưu huỳnh ở 150oC để tạo mạng không gian.
D. Đun nóng nhựa rezol với lưu huỳnh ở 150oC để tạo mạng không gian.
Lời giải:
Đáp án: A
Đun nóng nhựa rezol ở 150oC được nhựa rezit (hay nhựa bakelit) có cấu trúc mạng lưới không gian
Bài 5: polymer dưới đây có cùng cấu trúc mạch polymer với nhựa bakelit là
A. amylose B. Glicogen C. Cao su lưu hóa D. Cellulose.
Lời giải:
Đáp án: C
Bài 6: Nhựa phenolfomandehit được điều chế bằng cách đun nóng phenol (dư) với dung dịch
A. HCOOH trong môi trường axit. B. CH3CHO trong môi trường axit.
C. CH3COOH trong môi trường axit. D. HCHO trong môi trường axit.
Lời giải:
Đáp án: D
Bài 7: Polivinyl chloride (PVC) điều chế từ vinyl chloride bằng phản ứng
A. trao đổi. B. oxi hoá - khử. C. trùng hợp. D. trùng ngưng.
Lời giải:
Đáp án: C
nCH2=CHCl (-CH2-CH-Cl-)n
Bài 8: polymer có cấu trúc mạng không gian (mạng lưới) là
A. PVC. B. nhựa bakelit. C. PE. D. amilopectin.
Lời giải:
Đáp án: B
Nhựa bakelit có cấu trúc mạng không gian
PVC và PE có cấu trúc mạch thẳng
Amilopectin có cấu trúc nhánh.
Bài 9: poly (vinyl chloride) (PVC) được điều chế theo sơ đồ: X → Y → Z → PVC. chất X là:
A. etan B. butan C. methane D. propan
Lời giải:
Đáp án: C
methane → acetylene → vinyl chloride → PVC
Bài 10: polymer nào có tính cách điện tốt, bền được dùng làm ống dẫn nước, vải che mưa, vật liệu điện,…?
A. Cao su thiên nhiên B. polivinyl chloride C. polyethylene D. thủy tinh hữu cơ
Lời giải:
Đáp án: B
Polivinyl chloride là chất dẻo cứng, cách điện tốt, bền với axit, được dùng làm vật liệu điện, ống dẫn nước, da giả...
Bài giảng: Bài tập tổng hợp về polymer và vật liệu polymer - Cô Nguyễn Thị Thu (Giáo viên VietJack)
Xem thêm các dạng bài tập Hóa học lớp 12 có trong đề thi Tốt nghiệp THPT khác:
- Bài tập polymer trong đề thi đại học
- 30 câu hỏi trắc nghiệm lý thuyết về polymer có đáp án
- Bài tập về danh pháp, phân loại polymer
- Bài tập về gọi tên các polymer quan trọng thường gặp
- Dạng bài tập về phân loại tơ
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Lớp 12 Kết nối tri thức
- Soạn văn 12 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 12 - KNTT
- Giải sgk Vật Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 12 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 12 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 12 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - KNTT
- Giải sgk Tin học 12 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 12 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 12 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 12 - KNTT
- Lớp 12 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 12 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 12 - CTST
- Giải sgk Vật Lí 12 - CTST
- Giải sgk Hóa học 12 - CTST
- Giải sgk Sinh học 12 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 12 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 12 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - CTST
- Giải sgk Tin học 12 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 12 - CTST
- Lớp 12 Cánh diều
- Soạn văn 12 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 12 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 12 Cánh diều
- Giải sgk Vật Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 12 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 12 - Cánh diều