30 câu hỏi trắc nghiệm lý thuyết về Crom, Sắt, Đồng chọn lọc, có đáp án
Với 30 câu hỏi trắc nghiệm lý thuyết về Crom, Sắt, Đồng có lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn tập, biết cách làm câu hỏi trắc nghiệm lý thuyết về Crom, Sắt, Đồng
30 câu hỏi trắc nghiệm lý thuyết về Crom, Sắt, Đồng chọn lọc, có đáp án
Bài giảng: Bài tập tổng hợp về sắt và hợp chất của sắt - Cô Nguyễn Thị Thu (Giáo viên VietJack)
Câu 1: Các số oxi hoá đặc trưng của crom là ?
A. +2, +4, +6.
B. +2, +3, +6.
C. +1, +2, +4, +6.
D. +3, +4, +6.
Lời giải:
Chọn đáp án: B
Giải thích: Các số oxi hóa phổ biến của crom là +2, +3, +6 trong đó +3 là ổn định nhất
Câu 2: Phản ứng nào sau đây chỉ tạo ra muối sắt (II)?
A. Cho Fe tác dụng với dung dịch HNO3 dư.
B. Cho Fe tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng dư.
C. Cho Fe tác dụng với Cl2, nung nóng.
D. Cho Fe tác dụng với bột S, nung nóng.
Lời giải:
Chọn đáp án:
Giải thích:
Fe+ 4HNO3 dư → Fe(NO3)3 + NO + 4H2O
2Fe + 6H2SO4 đặc, nóng dư → Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O
2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3
Fe + S → FeS
Do S có tính oxi hóa yêu nên chỉ đẩy Fe thành Fe(II).
Câu 3: Cấu hình electron của ion Cu2+ và Cr3+ lần lượt là
A. [Ar] 3d9 và [Ar] 3d14s2.
B. [Ar] 3d74s2 và [Ar] 3d14s2.
C. [Ar] 3d9 và [Ar] 3d3.
D. [Ar] 3d74s2 và [Ar] 3d3.
Lời giải:
Chọn đáp án: C
Giải thích:
• Cu có Z = 29. Cấu hình e của Cu 1s22s22p63s23p63d104s1, viết gọn là [Ar]3d104s1
→ Cu2+ có cấu hình e là [Ar]3d9.
• Cr có Z = 24. Cấu hình e của Cr 1s22s22p63s23p63d54s1, viết gọn là [Ar]3d54s1
→ Cr3+ có cấu hình e là [Ar]3d3
Câu 4: Để bảo quản dung dịch FeSO4 trong phòng thí nghiệm, người ta cần thêm vào dung dịch hoá chất nào dưới đây ?
A. Một đinh Fe sạch.
B. Dung dịch H2SO4 loãng.
C. Một dây Cu sạch.
D. Dung dịch H2SO4 đặc.
Lời giải:
Chọn đáp án: A
Giải thích:
Để bảo quản FeSO4 trong PTN ta cần thêm 1 đinh sạch vì Fe sẽ khử Fe3+ sinh ra về Fe2+
Không dùng B vì Fe2+ rất dễ dàng bị oxi không khí oxh lên Fe3+
Không dùng C vì sẽ tạo muối Cu2+ lẫn trong dung dịch
Không dùng D vì Fe2+ sẽ tác dụng với axit sunfuric đặc lên Fe3+ ngay lập tức
Câu 5: Cho vào ống nghiệm một vài tinh thể K2Cr2O7, sau đó thêm tiếp khoảng 1ml nước và lắc đều để K2Cr2O7 tan hết, thu được dung dịch X. Thêm vài giọt dung dịch KOH vào dung dịch X, thu được dung dịch Y. Màu sắc của dung dịch X và Y lần lượt là:
A. Màu vàng chanh và màu da cam
B. Màu vàng chanh và màu nâu đỏ
C. Màu nâu đỏ và màu vàng chanh
D. Màu da cam và màu vàng chanh
Lời giải:
Chọn đáp án: D
Giải thích:
Dựa vào phản ứng: Cr2O72- + OH- → CrO42- + H2O
Da cam vàng chanh
Vậy màu sắc của dung dịch X và Y lần lượt là: màu da cam và màu vàng chanh
Câu 6: Cho phản ứng oxi hóa – khử :
FeCl2 + HNO3 → FeCl3 + Fe(NO3)3 + NO + H2O
Tổng hệ số cân bằng của các chất phản ứng là
A. 7 B. 6
C. 4 D. 5
Lời giải:
Chọn đáp án: A
Giải thích:
Quá trình oxi hóa : Fe+2 → Fe+3 + 1e
Quá trình khử: N+5 + 3e → N+2
Phương trình phản ứng : 3FeCl2 + 4HNO3 → 2FeCl3 + Fe(NO3)3 + NO + 2H2O
Tổng hệ số cân bằng của các chất phản ứng là : 3 + 4= 7.
Câu 7: Mệnh đề không đúng là:
A. Fe2+ oxi hoá được Cu.
B. Fe khử được Cu2+ trong dung dịch.
C. Fe3+ có tính oxi hóa mạnh hơn Cu2+.
D. Tính oxi hóa của các ion tăng theo thứ tự: Fe2+, H+, Cu2+, Ag+
Lời giải:
Chọn đáp án: A
Giải thích:
Trong dãy điện hóa, thứ tự các cặp được sắp xếp như sau Fe2+/Fe , H+/H2, Cu2+/Cu, Fe3+/ Fe2+
Theo quy tắc α thì Fe2+ chỉ oxi hóa được các kim loại đứng trước nó, không oxi hóa được Cu.
Câu 8: Ngâm thanh Cu (dư) vào dung dịch AgNO3 thu được dung dịch X. Sau đó ngâm thanh Fe (dư) vào dung dịch X thu được dung dịch Y. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Dung dịch Y có chứa chất tan là:
A. Fe(NO3)3.
B. Fe(NO3)2.
C. Fe(NO3)3, Fe(NO3)2.
D. Fe(NO3)2, Cu(NO3)2.
Lời giải:
Chọn đáp án: B
Giải thích:
Các phản ứng xảy ra lần lượt là
Cu (dư) + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 (X) + 2Ag
Fe (dư) + Cu(NO3)2 → Fe(NO3)2 (Y) + Cu
Vậy Y chỉ chứa Fe(NO3)2 vì Fe dư.
Câu 9: Chất rắn X phản ứng với dung dịch HCl được dung dịch Y. Cho từ từ dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch Y, ban đầu xuất hiện kết tủa xanh, sau đó kết tủa tan, thu được dung dịch màu xanh thẫm. Chất X là
A. FeO
B. Fe
C. CuO
D. Cu
Lời giải:
Chọn đáp án: C
Giải thích:
Nhận thấy Cu không tan trong HCl → lọai D
Fe(OH)2 là kết tủa không tan trong NH3 dư → loại A, B
CuO + HCl → CuCl2 + H2O
CuCl2 + 2NH3 + 2H2O → Cu(OH)2↓ (xanh) + 2NH4Cl
Cu(OH)2 + 4NH3 → [Cu(NH3)4](OH)2 (dd màu xanh thẫm)
Câu 10: Để tách Ag ra khỏi hỗn hợp: Fe, Cu, Ag mà không làm thay đổi khối lượng, có thể dùng hóa chất nào sau đây?
A. AgNO3
B. HCl, O2
C. Fe2(SO4)3
D. HNO3.
Lời giải:
Chọn đáp án: C
Giải thích:
- Để tách Ag ra khỏi hỗn hợp gồm Ag, Fe và Cu ta dùng dung dịch Fe2(SO4)3.
Fe2(SO4)3 + Fe → 3FeSO4
Cu + Fe2(SO4)3 → CuSO4 + 2FeSO4
- Ag không tan trong dung dịch Fe2(SO4)3 nên ta tách lấy phần không tan ra là Ag
Cho AgNO3 vào tách được Ag nhưng khối lượng thay đổi
Câu 11: Hiện tượng xảy ra khi cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch FeCl3 là
A. Chỉ sủi bọt khí
B. Chỉ xuất hiện kết tủa nâu đỏ.
C. Xuất hiện kết tủa nâu đỏ và sủi bọt khí
D. Xuất hiện kết tủa trắng hơi xanh và sủi bọt khí.
Lời giải:
Chọn đáp án: C
Giải thích:
Phương trình phản ứng: 2FeCl3 + 3Na2CO3 + 3H2O → 2Fe(OH)3↓(đỏ nâu) + 3CO2↑ + 6NaCl
Câu 12: Cho hỗn hợp gồm Fe dư và Cu vào dung dịch HNO3 thấy thoát ra khí NO. Muối thu được trong dung dịch là muối nào sau đây:
A. Fe(NO3)3
B. Fe(NO3)2
C. Fe(NO3)3 và Cu(NO3)2
D. Fe(NO3)3 và Cu(NO3)2
Lời giải:
Chọn đáp án: C
Giải thích:
Vì dung dịch có Cu dư nên sẽ không có Fe(III) nên phản ứng cho ra hỗn hợp Fe(II) là Fe(NO3)2 và Cu(NO3)2.
Câu 13: Cho bột sắt vào dung dịch HCl sau đó thêm tiếp vài giọt dung dịch CuSO4. Quan sát thấy hiện tượng nào sau đây?
A. Bọt khí bay lên ít và chậm dần.
B. Bọt khí bay lên nhanh và nhiều dần lên.
C. Không có bọt khí bay lên.
D. Dung dịch không chuyển màu.
Lời giải:
Chọn đáp án: B
Giải thích:
Khi cho Cu vào thì xuất hiện ăn mòn điện hóa
(2 điện cực khác bản chất là Fe và Cu)
⇒ e chuyển về phía cực (+) là Cu
⇒ Lượng H+ sẽ chuyển sang bên Cu để thực hiện quá trình 2H+ → H2
⇒ có nhiều H2 được tạo ra hơn
Câu 14: Nhận định nào sau đây sai ?
A. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, crom thuộc chu kì 4, nhóm VIB.
B. Crom là kim loại chỉ tạo được basic oxide
C. Crom có tính chất hoá học giống nhôm
D. Crom có những hợp chất giống những hợp chất của lưu huỳnh
Lời giải:
Chọn đáp án: B
Giải thích:
B sai do Cr tạo được cả oxi bazo CrO, Cr2O3 và acidic oxide CrO3
Câu 15: Cho phản ứng hóa học : 4Cr + 3O2 → 2Cr2O3. Trong phản ứng trên xảy ra:
A. Sự oxi hóa Cr và sự oxi hóa O2
B. Sự khử Cr và sự oxi hóa O2
C. Sự khử Cr và Sự khử O2
D. Sự oxi hóa Cr và sự khử O2
Lời giải:
Chọn đáp án: D
Giải thích: Cr → Cr+3 O0 → O-2
Câu 16: Nhiệt phân hoàn toàn hợp chất (NH4)2Cr2O7 chất rắn thu được sau nhiệt phân có màu gì?
A. Đỏ
B. Xanh- đỏ
C. Xanh – đen
D. Xanh.
Lời giải:
Chọn đáp án: D
Giải thích:
(NH4)2Cr2O7 → N2 + 4H2O + Cr2O3
Cr2O3 có màu xanh lục
Câu 17: Cho các thí nghiệm sau:
(1) Khi cho Cu vào dung dịch FeCl3;
(2) H2S vào dung dịch CuSO4;
(3) KI vào dung dịch FeCl3;
(4) Dung dịch AgNO3 vào dung dịch FeCl3;
(5) Dung dịch NaHSO4 vào dung dịch Fe(NO3)2;
(6) CuS vào dung dịch HCl.
Số thí nghiệm xảy phản ứng là
A. 2 B. 5
C. 4 D. 3
Lời giải:
Chọn đáp án:
Giải thích:
(1) Cu + Fe3+ → Cu2+ + Fe2+
(2) H2S + Cu2+ → CuS + 2H+
(3) I- + Fe3+ → I2 + Fe2+
(4) Ag+ + Cl- → AgCl
(5) Fe2+ + H+ + NO3- → Fe3+ + NO + H2O
(6) Không phản ứng.
Câu 18: Hiện tượng quan sát được khi cho Cu vào dung dịch HNO3 đặc là
A. dung dịch không đổi màu và có khí màu nâu đỏ thoát ra.
B. dung dịch chuyển sang màu nâu đỏ, có khí màu xanh thoát ra.
C. dung dịch chuyển sang màu xanh và có khí không màu thoát ra.
D. dung dịch chuyển sang màu xanh và có khí màu nâu đỏ thoát ra.
Lời giải:
Chọn đáp án: D
Giải thích:
Phương trình hóa học : Cu + 4HNO3 → Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O
Hiện tượng : dung dịch chuyển sang màu xanh và có khí màu nâu đỏ NO2 thoát ra
Câu 19: Cho các dung dịch loãng: (1) FeCl3, (2) FeCl2, (3) H2SO4, (4) HNO3, (5) hỗn hợp gồm HCl và NaNO3. Những dung dịch phản ứng được với kim loại Cu là:
A. (1), (3), (4).
B. (1), (2), (3).
C. (1), (4), (5).
D. (1), (3), (5).
Lời giải:
Chọn đáp án: C
Giải thích:
Các dung dịch phản ứng được với Cu gồm : FeCl3, HNO3, hỗn hợp HCl và NaNO3
2FeCl3 + Cu → CuCl2 + FeCl2
8HNO3 + 3Cu → 3Cu(NO3)2+ 2NO + 4H2O
3Cu + 8HCl + 2NaNO3 → 3CuCl2 + NO + 2NaCl + 4H2O
Câu 20: Quặng sắt manhetit có thành phần chính là:
A. FeS2.
B. Fe3O4.
C. Fe2O3.
D. FeCO3.
Lời giải:
Chọn đáp án:
Giải thích:
Quặng hematit đỏ là Fe2O3
Quặng hematit nâu là Fe2O3.nH2O
Quặng xiđerit là FeCO3
Quặng manhetit là Fe3O4
Quặng pirit là FeS2
Câu 21: Quặng nào sau đây giàu sắt nhất?
A. Pirit sắt FeS2.
B. Hematit đỏ Fe2O3.
C. Manhetit Fe3O4
D. Xiđerit FeCO3
Lời giải:
Chọn đáp án: C
Giải thích: Quặng giàu sắt nhất là manhetit Fe3O4 với hàm lượng sắt khoảng 72,4%
Câu 22: Cho các cặp oxi hóa – khử được sắp xếp theo chiều tăng dần tính oxi hóa của dạng oxi hóa như sau: Fe2+/Fe, Cu2+/Cu, Fe3+/Fe2+. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Cu2+ oxi hóa được Fe2+ thành Fe3+.
B. Fe3+ oxi hóa được Cu thành Cu2+.
C. Cu khử được Fe3+ thành Fe.
D. Fe2+ oxi hóa được Cu thành Cu2+.
Lời giải:
Chọn đáp án: B
Giải thích:
A sai vì Cu2+ không oxi hóa được Fe2+ thành Fe3+
C sai vì Cu chỉ khử được Fe3+ thành Fe2+.
D sai vì Fe2+ không oxi hóa Cu thành Cu2+.
Câu 23: Cho phản ứng hóa học: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu. Trong phản ứng trên xảy ra
A. sự khử Fe2+ và sự oxi hóa Cu.
B. sự khử Fe2+ và sự khử Cu2+.
C. sự oxi hóa Fe và sự oxi hóa Cu
D. sự oxi hóa Fe và sự khử Cu2+.
Lời giải:
Chọn đáp án: D
Giải thích:
"Khử cho, O nhận" ⇒ Fe là chất khử, Cu2+ là chất oxi hóa
⇒ sự oxi hóa Fe và sự khử Cu2+
Câu 24: Ở điều kiện thường Fe phản ứng với dung dịch nào sau đây:
A. FeCl3.
B. ZnCl2.
C. NaCl.
D. MgCl2.
Lời giải:
Chọn đáp án: A
Giải thích: Fe + 2FeCl3 → 3FeCl2
Câu 25: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Khi phản ứng với dung dịch HCl, kim loại Cr bị oxi hoá thành ion Cr2+.
B. Crom(VI) oxit là basic oxide.
C. ethyl alcohol bốc cháy khi tiếp xúc với CrO3.
D. Crom(III) oxit và crom(III) hiđroxit đều là chất có tính lưỡng tính
Lời giải:
Chọn đáp án: B
Giải thích:
B sai vì CrO3 là acidic oxide.
A đúng vì CrO3 có tính oxi hóa rất mạnh nên C2H5OH bốc cháy khi tiếp xúc với CrO3, đồng thời Cr2O3 bị khử thành Cr2O3.
C đúng vì Cr + 2HCl → CrCl2 + H2↑.
D đúng vì Cr2O3 và Cr(OH)3 nên chúng tan được trong cả axit và kiềm.
Câu 26: Một oxit của sắt khi tan vào dung dịch H2SO4 loãng dư thu được dung dịch X làm mất màu thuốc tím và có khả năng hòa tan Cu. Công thức oxit là
A. Fe2O3.
B. Fe3O4.
C. FeO2.
D. FeO.
Lời giải:
Chọn đáp án: B
Giải thích:
X làm mất màu thuốc tím → X có Fe2+.
X có khả năng hòa tan Cu → X có Fe3+.
→ oxit sắt là Fe3O4.
Fe3O4 + 4H2SO4 → FeSO4 + Fe2(SO4)3 + 4H2O
10FeSO4 + 2KMnO4 + 8H2SO4 → 5Fe2(SO4)3 + K2SO4 + 2MnSO4 + 8H2O
Fe2(SO4)3 + Cu → CuSO4 + 2FeSO4
Câu 27: Một loại quặng sắt (sau khi loại bỏ tạp chất) cho tác dụng với HNO3 không có khí thoát ra. Tên của quặng là
A. Hematit.
B. Manhetit.
C. Pirit.
D. Xiđerit.
Lời giải:
Chọn đáp án: A
Giải thích:
Quặng sắt tác dụng HNO3 không có khí thoát ra → quặng sắt chứa Fe2O3.
→ Quặng hematit
Câu 28: X là kim loại phản ứng được với dung dịch H2SO4 loãng, Y là kim loại tác dụng được với dung dịch Fe(NO3)3. Hai kim loại X, Y lần lượt là (biết thứ tự trong dãy thế điện hoá: Fe3+/Fe2+ đứng trước Ag+/Ag)
A. Fe, Cu.
B. Cu, Fe.
C. Ag, Mg.
D. Mg, Ag.
Lời giải:
Chọn đáp án: A
Giải thích:
X phản ứng được với H2SO4 loãng ⇒ loại B và .
Y phản ứng được với Fe(NO3)3 ⇒ chọn A.
Câu 29: Trong các phản ứng oxi hoá khử có sự tham gia của CrO3, chất này có vai trò là:
A. Chất oxi hoá trung bình.
B. Chất oxi hoá mạnh.
C. Chất khử trung bình.
D. Có thể là chất khử, có thể là chất oxi hoá.
Lời giải:
Chọn đáp án: B
Giải thích: CrO3 thể hiện tính oxi hóa mạnh
Câu 30: Cho ít bột Fe vào dung dịch AgNO3 dư, sau khi kết thúc thí nghiệm thu được dung dịch X gồm
A. Fe(NO3)2, H2O
B. Fe(NO3)3, AgNO3 dư.
C. Fe(NO3)2, AgNO3 dư
D. Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, AgNO3 dư.
Lời giải:
Chọn đáp án: B
Giải thích:
Fe + 2AgNO3 → Fe(NO3)2 + 2Ag↓
Fe(NO3)2 + AgNO3 dư → Fe(NO3)3 + Ag↓
→ Dung dịch X gồm Fe(NO3)3, AgNO3
Bài giảng: Bài tập sắt, hợp chất của sắt tác dụng với chất oxi hóa mạnh - Cô Nguyễn Thị Thu (Giáo viên VietJack)
Xem thêm các dạng bài tập Hóa học lớp 12 có trong đề thi Tốt nghiệp THPT khác:
- Bài tập Crom, Sắt, Đồng trong đề thi Đại học
- Chuỗi phản ứng hóa học về Crom, Sắt, Đồng
- Phương pháp nhận biết Crom, Sắt, Đồng
- Bài toán sắt tác dụng với axit
- Bài toán sắt tác dụng với HNO3 (hydrochloric acid)
- Bài toán sắt tác dụng với H2SO4 (axit sunfuric) đặc nóng
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Lớp 12 Kết nối tri thức
- Soạn văn 12 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 12 - KNTT
- Giải sgk Vật Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 12 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 12 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 12 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - KNTT
- Giải sgk Tin học 12 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 12 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 12 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 12 - KNTT
- Lớp 12 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 12 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 12 - CTST
- Giải sgk Vật Lí 12 - CTST
- Giải sgk Hóa học 12 - CTST
- Giải sgk Sinh học 12 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 12 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 12 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - CTST
- Giải sgk Tin học 12 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 12 - CTST
- Lớp 12 Cánh diều
- Soạn văn 12 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 12 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 12 Cánh diều
- Giải sgk Vật Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 12 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 12 - Cánh diều