2 dạng bài tập về lipid, Chất béo trong đề thi Đại học (có lời giải)

Với 2 dạng bài tập về lipid, Chất béo trong đề thi Đại học có lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn tập, biết cách làm dạng bài tập về lipid, Chất béo trong đề thi Đại học

Bài giảng: Bài toán thủy phân ester, chất béo - Cô Nguyễn Thị Thu (Giáo viên VietJack)

- CTTQ: (RCOO)3C3H5

R: Là gốc axit béo

   + Axit béo no: Panmitic (CH3 – [CH2]2 – COOH); Stearic (CH3 – [CH2]16 – COOH)

   + Axit béo không no: oleic ( C17H33COOH); linoleic(C17H31COOH)

- Phản ứng cộng H2 của chất béo lỏng (dầu) → rắn (mỡ)

Phương pháp :

Chất béo ( lipid) thuộc loại ester nên cũng tham gia phản ứng đặc trưng của ester như phản ứng thủy phân; chất béo không no còn phản ứng cộng H2, I2

Ví dụ 1 : Thủy phân hoàn toàn 444g một lipid thu được 46g glycerol và hai loại axit béo. Hai loại axit béo đó là:

A. C15H31COOH và C17H35COOH

B. C17H31COOH và C17H35COOH

C. C17H35COOH và C17H33COOH

D. C17H33COOH và C15H31COOH

Hướng dẫn giải :

2 dạng bài tập về lipid, Chất béo trong đề thi Đại học (có lời giải) | Hóa học lớp 12

→ Đáp án C

Ví dụ 2 : Thủy phân chất béo glycerol tristearate (C17H30COO)3C3H5 cần dùng 1,2kg NaOH. Biết hiệu suất phản ứng là 80%. Khối lượng glycerol thu được là:

A. 8,100kg

B. 0,750kg

C. 0,736kg

D. 6,900kg

Hướng dẫn giải :

(C17H30COO)3C3H5 + 3NaOH → 3C17H35COONa + C3H5(OH)3

Ta có: nNaOH = 0,03Kmol

nC3H5(OH)3 = 1/3 nNaOH = 0,01Kmol

mC3H5(OH)3 = 0,01.92 = 0,92kg

H = 80% ⇒ mglycerol thực tế = 0,92. 80% = 0,736kg

→ Đáp án C

Ví dụ 3 : Để sản xuất xà phòng người ta đun nóng axit béo với dung dịch NaOH, Tính Khối lượng glycerol thu được trong quá trình xà phòng hóa 2,225 kg tristearin có chứa 20% tạp chất với dung dịch NaOH (coi như phản ứng này xảy ra hoàn toàn)?

A. 1,78 kg

B. 0,184 kg

C. 0,89 kg

D. 1,84 kg

Hướng dẫn giải :

Tristearin: (C17H35COO)3C3H5

mglycerol = 92.nglycerol = 92.ntristearin = 92. (2,225/890). 0,8 = 0,184 kg.

→ Đáp án C

Ví dụ 4 : Đun sôi a gam một triglixerit (X) với dung dịch KOH đến khi phản ứng hoàn toàn được 0,92 gam glycerol và hỗn hợp Y gồm m gam muối của axit oleic với 3,18 gam muối của axit linoleic (C17H31COOH). Giá trị của m là

A. 3,2    B. 6,4    C. 4,6    D. 7,5

Hướng dẫn giải :

Ta có nC3H5(OH)3 = 0,01 mol; nC17H31COOK = 0,01 mol

Mà cứ 0,01 mol chất béo tạo ra 0,03 mol muối ⇒ nC17H31COOK = 0,02 mol

⇒ m = 0,02.(282 + 38) = 6,4 g

→ Đáp án B

Ví dụ 5 : Thuỷ phân hoàn toàn một lipid trung tính bằng NaOH thu được 46 gam glycerol (glycerin) và 429 gam hỗn hợp 2 muối. Hai loại axit béo đó là

A. C15H31COOH và C17H35COOH.

B. C17H33COOH và C15H31COOH.

C. C17H31COOH và C15H31COOH.

D. C17H33COOH và C17H35COOH.

Hướng dẫn giải :

Gọi hai muối lần lượt là RCOONa và R’COONa.

⇒ 0,5. (RCOOH + 22) + 1.(R’COOH + 22) = 229

⇔ RCOOH + 2R’COOH = 792

⇒ RCOOH = 280 (C17H31COOH)

    R’COOH = 256 (C15H31COOH)

→ Đáp án C

Ví dụ 6 : Thuỷ phân hoàn toàn chất béo A bằng dung dịch NaOH thu được 1,84g glycerol và 18,24g một muối của axit béo duy nhất. Chất béo đó có công thức là

A. (C17H33COO)3C3H5

B. (C17H35COO)3C3H5

C. (C15H31COO)3C3H5

D. (C15H29COO)3C3H5

Hướng dẫn giải :

(RCOO)3C3H5 + 3NaOH → 3RCOONa + C3H5(OH)3.

Ta có nC3H5(OH)3 = 0,02 mol ⇒ nRCOONa = 0,06 mol.

⇒ MRCOONa = 304 ⇒ MRCOOH = 282 (axit oleic)

⇒ Chất béo: (C17H33COO)3C3H5

→ Đáp án A

Phương pháp :

- Chỉ số axit của chất béo: là số miligam KOH cần để trung hòa lượng axit béo tự do có trong 1g chất béo

- Chỉ số xà phòng hóa của chất béo: là số miligam KOH cần để xà phòng hóa triglixerit ( chất béo) và trung hòa axit béo tự do trong 1g chất béo

- Chỉ số iot: là số gam iot có thể cộng vào 100g lipid. Chỉ số này để đánh giá mức độ không no của lipid

Ví dụ 1 : Để trung hòa lượng axit béo tự do có trong 14g một mẩu chất béo cần 15ml dung dịch KOH 0,1M. Chỉ số axit của mẩu chất béo trên là:

A. 6,0    B. 7,2    C. 4,8    D. 5,5

Hướng dẫn giải :

mKOH = 0,1. 0,0015.56 = 0,084g = 84mg

⇒Chỉ số axit = 84/14 = 6

→ Đáp án A

Ví dụ 2 : Để xà phòng hóa 63mg chất béo trung tính cần 10,08mg NaOH. Chỉ số xà phòng của chất béo là:

A. 224    B.140    C.180    D.200

Hướng dẫn giải :

NaOH → KOH

40 → 56 (mg)

10,08 → 14,112 (mg)

Chỉ số xà phòng là = 14,112/0,063 = 224

→ Đáp án A

Ví dụ 3 : Chỉ số iot của triolein có giá trị bằng bao nhiêu?

A. 26,0    B. 86,2    C. 82,3    D. 102,0

Hướng dẫn giải :

2 dạng bài tập về lipid, Chất béo trong đề thi Đại học (có lời giải) | Hóa học lớp 12

→ Đáp án B

Ví dụ 4 : Khối lượng của Ba(OH)2 cần để trung hòa 4 gam chất béo có chỉ số axit bằng 9 là:

A. 36mg

B. 20mg

C. 50mg

D. 54,96mg

Hướng dẫn giải :

2 dạng bài tập về lipid, Chất béo trong đề thi Đại học (có lời giải) | Hóa học lớp 12

→ Đáp án D

Ví dụ 5 : Một loại chất béo chứa 4,23% axit oleic, 1,6% axit panmitic còn lại là triolein. Chỉ số xà phòng hóa của mẫu chất béo trên là:

A. 109,6

B. 163,2

C. 190,85

D. 171,65

Hướng dẫn giải :

Giả sử có 100g chất béo

⇒ mC17H33COOH = 4,23 g; mC15H31COOH = 1,6 g;

⇒ m(C17H33COO)3C3H5 = 94,17g

Để phản ứng hết với 100g chất béo trên cần:

nKOH = nC17H33COOH + nC15H31COOH + 3n(C17H33COO)3C3H5

2 dạng bài tập về lipid, Chất béo trong đề thi Đại học (có lời giải) | Hóa học lớp 12

⇒ mKOH = 19,085 g = 19085 mg

⇒ Chỉ số xà phòng hóa là: 19085/100 = 190,85

→ Đáp án C

Ví dụ 6 : Khi cho 58,5 gam một chất béo có thành phần chính là những axit béo chưa bão hòa phản ứng với dung dịch iôt thì thấy cần một dung dịch chứa 9,91 gam iôt. Chỉ số iôt của mẫu chất béo trên là

A. 16,94

B. 16,39

C. 19,63

D. 13,69

Hướng dẫn giải :

Chỉ số I2 là số gam I2 cần để cộng với 100g chất béo

⇒ Chỉ số iot là: (9,91/58,5).100 = 16,94

→ Đáp án A

Bài giảng: Tổng hợp bài tập ester - lipid - Cô Nguyễn Thị Thu (Giáo viên VietJack)

este-lipit.jsp

Giải bài tập lớp 12 sách mới các môn học