100 câu trắc nghiệm Kim loại kiềm, Kim loại kiềm thổ, Nhôm có lời giải (cơ bản – phần 2)

Với 100 câu trắc nghiệm Kim loại kiềm, Kim loại kiềm thổ, Nhôm (cơ bản – phần 2) có lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn tập, biết cách làm câu trắc nghiệm Kim loại kiềm, Kim loại kiềm thổ, Nhôm (cơ bản – phần 2)

Bài giảng: Bài tập trọng tâm về kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ và nhôm - Cô Nguyễn Thị Thu (Giáo viên VietJack)

Câu 41. Để điều chế được kim loại kiềm người ta dùng phương pháp nào dưới đây?

A. Điện phân muối halogenua hoặc hiđroxit ở dạng nóng chảy.

B. Khử oxi của kim loại kiềm ở nhiệt độ cao.

C. Điện phân dung dịch muối halogenua.

D. Dùng kim loại kiềm mạnh hơn để đẩy kim loại yếu hơn ra khỏi dung dịch muối.

Lời giải:

→ Đáp án A

Câu 42. Dẫn từ từ khí CO2 vào dung dịch Ca(OH)2 cho đến dư, sau đó lại đun nóng dung dịch sản phẩm thu được. Vậy hiện tượng quan sát được là:

A. Ban đầu xuất hiện kết tủa trắng, sau đó kết tủa tăng dần đến cực đại.

B. Ban đầu xuất hiện kết tủa trắng, sau đó kết tủa tan dần, khi đun nón dung dịch thì kết tủa lại xuất hiện.

C. Ban đầu xuất hiện kết tủa trắng, sau đó kết tủa tan dần dung dịch có màu xanh, khi đun nóng dung dịch thì kết tủa lại xuất hiện và có khí bay ra.

D. Ban đầu xuất hiện kết tủa trắng, sau đó kết tủa tan dần dung dịch trở nên trong suốt, khi đun nóng dung dịch thì kết tủa lại xuất hiện và có khí bay ra.

Lời giải:

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 ↓ + H2O

CO2 + H2O + CaCO3 ↓ → Ca(HCO3)2

Ca(HCO3)2 -to→ CaCO3 + CO2↑ + H2O

→ Đáp án D

Câu 43. Cho sơ đồ chuyển hóa sau:

CaO -+X→ CaCl2 -+Y→ Ca(NO3)2 -+Z→ CaCO3

Công thức của X, Y, Z lần lượt là:

A. Cl2, AgNO3, MgCO3.

B. Cl2, HNO3, CO2.

C. HCl, HNO3, NaNO3.

D. HCl, AgNO3, (NH4)2CO3.

Lời giải:

- Đáp án A: Cl2, AgNO3, MgCO3: không xảy ra.

- Đáp án B: Cl2, HNO3, CO2: không xảy ra.

- Đáp án C: CaO + 2HCl → CaCl2 + H2O

CaCl2 + HNO3: không xảy ra

- Đáp án D: CaO + 2HCl 2 CaCl2 + H2O

CaCl2 + 2AgNO3 2 Ca(NO3)2 + 2AgCl

Ca(NO3)2 + (NH4)2CO3 2 CaCO3↓ + 2NH4NO3

→ Đáp án D

Câu 44. Trong công nghiệp, sodium hydroxide được sản xuất bằng phương pháp:

A. Điện phân dung dịch NaCl, không có màng ngăn điện cực.

B. Điện phân dung dịch NaNO3, không có màng ngăn điện cực.

C. Điện phân dung dịch NaCl, có màng ngăn điện cực.

D. Điện phân NaCl nóng chảy.

Lời giải:

2NaCl + 2H2O -đpmn→ 2NaOH + Cl2 + H2

→ Đáp án C

Câu 45. Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Cho Al2S3 vào nước, có khí mùi trứng thối thoát ra

B. Cho BaCl2 vào dung dịch KHSO4, xuất hiện kết tủa trắng

C. Cho NaHSO3 vào dung dịch Ca(OH)2 thu được kết tủa đen

D. Nhỏ dung dịch NH3 từ từ tới dư vào dung dịch CrCl3, thu được kết tủa xanh.

Lời giải:

A. Al2S3 + 6H2O → 2Al(OH)3 (trắng keo) + 3H2S↑ (mùi trứng thối)

B . BaCl2 + KHSO4 → BaSO4↓ (màu trắng) + KCl + HCl

C. 2NaHCO3 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ (màu trắng) + Na2CO3 + H2O

D. CrCl3 + 3NH3 + H2O → Cr(OH)3↓ (màu xanh) + 3NH4Cl

→ Đáp án C

Câu 46. Phản ứng vừa tạo kết tủa vừa có khi bay ra là:

A. FeSO4 + HNO3

B. KOH + Ca(HCO3)2

C. MgS + H2O

D. BaO + NaHSO4

Lời giải:

A. 3Fe2+ + 4H+ + NO3- → 3Fe3+ + NO ↑ + 2H2O

B. 2KOH + Ca(HCO3)2 → CaCO3↓ + K2CO3 + 2H2O

C. MgS + 2H2O → Mg(OH)2 ↓ + H2S↑

D. BaO + 2NaHSO4 → BaSO4↓ + Na2SO4 + H2O

→ Đáp án C

Câu 47. Khi nói về kim loại kiềm , phát biểu nào sau đây là sai ?

A. Các kim loại kiềm có màu trắng bạc và có ánh kim

B. Trong tự nhiên , các kim loại kiềm chỉ tồn tại ở dạng hợp chất

C. Từ Li đến Cs khả năng phản ứng với nước giảm dần

D. Kim loại kiềm có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi thấp

Lời giải:

Từ Li đến Cs khả năng phản ứng với nước giảm dần là sai vì tính kim loại mạnh dần nên phản ứng với nước tăng dần.

→ Đáp án C

Câu 48. Cho các nguyên tố: K(Z = 19), N(Z = 7), Si(Z = 14), Mg (Z = 12). Dãy gồm các nguyên tố được sắp xếp theo chiều giảm dần bán kính nguyên tử từ trái sang phải là:

A. K, Mg, N, Si

B. N, Si, Mg, K

C. K, Mg, Si, N

D. Mg, K, Si, N

Lời giải:

→ Đáp án C

Câu 49. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, kim loại kiềm thuộc nhóm

A. IA.              B. IIIA.

C. IVA.              D. IIA.

Lời giải:

→ Đáp án A

Câu 50. Chất có thể dùng làm mềm nước cứng tạm thời là:

A. NaCl              B. NaHSO4

C. Ca(OH)2              D. HCl

Lời giải:

→ Đáp án C

Câu 51. Phát biểu nào sau đây là sai ?

A. Trong tinh thể NaCl, xung quanh mỗi ion đều có 6 ion ngược dấu gần nhất

B. Tất cả các tinh thể phân tử đều khó nóng chảy và khó bay hơi

C. Tinh thể nước đá , tinh thể iot đều thuộc loại tinh thể phân tử

D. Trong tinh thể nguyên tử , các nguyên tử liên kết với nhau bằng liên kết cộng hóa trị.

Lời giải:

Các tinh thể phân tử đều dễ nóng chảy và dễ bay hơi vì các phân tử liên kết với nhau bằng lực tương tác yếu.

→ Đáp án B

Câu 52. Nước cứng không gây ra tác hại nào dưới đây ?

A. Gây ngộ độc nước uống

B. Làm mất tính tẩy rửa của xà phòng, làm hư hại quần áo.

C. Làm hỏng các dung dịch cần pha chế. Làm thực phẩm lâu chín và giảm mùi vị thực phẩm.

D. Gây hao tốn nhiên liệu và không an toàn cho các nồi hơi, làm tắc các đường ống

Lời giải:

→ Đáp án A

Câu 53. Phát biểu nào sau đây là đúng ?

A. Các kim loại: natri , bari , beri đều tác dụng với nước ở nhiệt độ thường

B. Kim loại xesi được dung để chế tạo tế bào quang điện

C. Kim loại magie có kiểu mạng tinh thể lập phương tâm diện

D. Theo chiểu tăng dần của điện tích hạt nhân , các kim loại kiềm thổ (từ beri đến bari ) có nhiệt độ nóng chảy giảm dần

Lời giải:

A. Beri không tác dụng với nước ở nhiệt độ thường

B. Kim loại xesi được dung để chế tạo tế bào quang điện .

C. Kim loại magie có kiểu mạng tinh thể lục phương

D. Theo chiểu tăng dần của điện tích hạt nhân, các kim loại kiềm thổ (từ beri đến bari ) có nhiệt độ nóng chảy tăng dần

→ Đáp án B

Câu 54. Tiến hành các thí nghiệm sau:

(1) cho dd NaOH vào dd Ca(HCO3)2

(2) Cho dd HCl tới dư vò dd NaAlO2 (hoặc Na[Al(OH)4]).

(3) Sục khí H2S vào dd FeCl2

(4) Sục khí NH3 tới dư vào dd AlCl3

(5) Sục khí CO2 tới dư vào dd NaAlO2 (hoặc Na[Al(OH)4]).

(6) Sục khí etilen vào dd KMnO4.

Sau khi các phản ứng kết thúc, có bao nhiêu thí nghiệm thu được kết tủa ?

A. 3              B. 5

C. 6              D. 4

Lời giải:

(1) 2NaOH + Ca(HCO3)2 → CaCO3↓ + Na2CO3 + 2H2O

(2) NaAlO2 + HCl + H2O → Al(OH)3 + NH4Cl

Al(OH)3 + 3HCl → AlCl3 + 3 H2O

(3) Không xảy ra phản ứng

(4) 3NH3 + 3H2O + AlCl3 → Al(OH)3↓ +3NH4Cl

(5) CO2 + 2H2O + NaAlO2 → NaHCO3 + Al(OH)3

(6) 3C2H4 + 2KMnO4 + 4H2O → 3 C2H4(OH)2 + 2MnO2 + 2KOH

→ Đáp án D

Câu 55. Phát biểu nào sau đây là sai ?

Lời giải:

A. Theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, nhiệt độ nóng chảy của kim loại kiềm giảm dần.

B. Ở nhiệt độ thường, tất cả các kim loại kiềm thổ đều tác dụng được với nước.

C. Na2CO3 là nguyên liệu quan trọng trong công nghiệp sản xuất thủy tinh.

D. Nhôm bền trong môi trường không khí và nước là do có màng oxit Al2O3 bền vững bảo vệ.

→ Đáp án B

Câu 56. Cho dd Ba(HCO3)2 lần lượt vào các dd: CaCl2, Ca(NO3)2, NaOH , Na2CO3 , KHSO4 , Na2SO4, Ca(OH)2 , H2SO4 , HCl. Số trường hợp có tạo ra kết tủa là:

A. 4              B. 7

C. 5              D. 6

Lời giải:

Ba(HCO3)2 + 2NaOH → BaCO3↓ + Na2CO3 + 2H2O

Ba(HCO3)2 + Na2CO3 → BaCO3↓ + 2NaHCO3

Ba(HCO3)2 + 2KHSO4 → BaSO4↓ + K2SO4 + 2CO2 + 2H2O

Ba(HCO3)2 + Na2SO4 → BaSO4↓ + 2 NaHCO3

Ba(HCO3)2 + Ca(OH)2 → BaCO3↓ + CaCO3↓ + 2H2O

Ba(HCO3)2 + H2SO4 → BaSO4↓ + 2CO2 + 2H2O

→ Đáp án D

Câu 57. Kim loại phản ứng được với nước ở nhiệt độ thường là:

A. Ag.              B. Fe.

C. Cu.              D. Ba.

Lời giải:

→ Đáp án D

Câu 58. Phát biểu nào sau đây không đúng ?

A. Dung dịch đậm đặc của NaSiO3 và K2SiO3 được gọi là thủy tinh lỏng

B. Đám cháy magie có thể dập tắt bằng cát khô

C. CF2Cl2 bị cấm sử dụng do khi thải ra khí quyển thì phá hủy tầng ozon.

D. Trong phòng TN, N2 được điểu chế bằng cách đun nóng dd NH4NO2 bão hòa.

Lời giải:

A. Dung dịch đậm đặc của NaSiO3 và K2SiO3 được gọi là thủy tinh lỏng

B. Đám cháy magie không thể dập tắt bằng cát khô

SiO2 + 2Mg → 2MgO + 2MgO + Si

C. CF2Cl2 bị cấm sử dụng do khi thải ra khí quyển thì phá hủy tầng ozon.

D. Trong phòng TN , N2 được điểu chế bằng cách đun nóng dd NH4NO2 bão hòa.

NH4NO2 -to→ N2 + 2H2O

→ Đáp án B

Câu 59. Phát biểu đúng là:

A. Điện phân NaCl nóng chảy sinh ra NaOH

B. SiO2 dễ dàng hòa tan trong NaCO3 nóng chảy

C. Dung dịch NaHCO3 0,1M có pH < 7

D. Kim loại Na cháy trong môi trường khí oxi khô và dư, tạo ra Na2O

Lời giải:

A. 2NaCl → 2Na + Cl2

B. SiO2 + Na2CO3 → NaSiO3 + CO2

C. dung dịch NaHCO3 0,1M có pH > 7

D. kim loại Na cháy trong môi trường khí oxi khô và dư, tạo ra Na2O2

→ Đáp án B

Câu 60. Một dung dịch có chứa Mg(HCO3)2 và CaCl2 là loại nước cứng gì:

A. Nước cứng tạm thời

B. Nước mềm

C. Nước cứng vĩnh cữu

D. Nước cứng toàn phần

Lời giải:

→ Đáp án D

Câu 61. Cho một lá nhôm vào ống nghiệm chứa dung dịch Hg(NO3)2, thấy có một lớp thủy ngân bám trên bề mặt nhôm. Hiện tượng tiếp theo quan sát được là:

A. Khí hiđro thoát ra mạnh.

B. Khí hiđro thoát ra sau đó dừng lại ngay.

C. Lá nhôm bốc cháy.

D. Lá nhôm tan ngay trong thủy ngân và không có phản ứng.

Lời giải:

2Al + 3Hg(NO3)2 → 2Al(NO3)3 + 3Hg

Al sẽ tạo với Hg hỗn hống. Hỗn hống Al tác dụng với nước

2Al + 6H2O → 2 Al(OH)3 + 3H2

→ Đáp án A

Câu 62. Dung dịch làm quỳ tím chuyển sang màu xanh là:

A. NaCl              B. Na2SO4

C. NaOH              D. NaNO3

Lời giải:

→ Đáp án C

Câu 63. Kim loại không phản ứng được với nước ở nhiệt độ thường là

A. Ca.              B. Li.

C. Be.              D. K.

Lời giải:

→ Đáp án C

Câu 64. Hãy chọn phương pháp đúng: Để làm mềm nước cứng tạm thời, có thể dùng phương pháp sau:

A. Cho tác dụng với NaCl

B. Tác dụng với Ca(OH)2 vừa đủ

C. Đun nóng nước

D. B và C đều đúng.

Lời giải:

→ Đáp án D

Câu 65. Tiền hành thí nghiệm sau

(1) Sục khí H2S vào dung dịch FeSO4

(2) Sục khí H2S vào dung dịch CuSO4

(3) Sục khí CO2(dư) vào dung dịch Na2SiO3

(4) Sục khí khí CO2(dư) vào dung dịch Ca(OH)2

(5) Nhỏ từ từ dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch Al2(SO4)3

(6) Nhỏ từ từ dung dịch Ba(OH)2 đến dư vào dung dịch Al2(SO4)3

Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được kết tủa là:

A. 3              B. 6

C. 4              D. 5

Lời giải:

(2) H2S + CuSO4 → CuS↓ + H2SO4

(3) CO2 + Na2SiO3 + H2O → Na2CO3 + H2SiO3

(5) 3NH3 + Al3+ + 3H2O → Al(OH)3 + 3NH4+

(6) Ba2+ + SO42- → BaSO4

→ Đáp án C

Câu 66. Chất phản ứng được với dung dịch NaOH tạo kết tủa là:

A. KNO3              B. FeCl3

C. BaCl2              D. K2SO4

Lời giải:

FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3 + 3NaCl

→ Đáp án B

Câu 67. Canxi carbonate (CaCO3) phản ứng được với dung dịch

A. KNO3.              B. HCl.

C. NaNO3.              D. KCl.

Lời giải:

CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O

→ Đáp án B

Câu 68. Mô tả nào dưới đây không phù hợp với nhôm?

A. Ở ô thứ 13, chu kì 2, nhóm IIIA

B. Cấu hình electron [Ne] 3s23p1

C. Tinh thể cấu tạo lập phương tâm diện

D. Mức oxi hóa đặc trưng +3.

Lời giải:

Nhôm thuộc chu kì 3

→ Đáp án A

Câu 69. Cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch Ca(HCO3)2 thấy

A. Có kết tủa trắng và bọt khí

B. Không có hiện tượng gì

C. Có kết tủa trắng

D. Có bọt khí thoát ra

Lời giải:

Na2CO3+ Ca(HCO3)2 → CaCO3 + 2NaHCO3

→ Đáp án C

Câu 70. Hợp chất nào của canxi được dùng để đúc tượng, bó bột khi gãy xương?

A. Thạch cao nung nóng (CaSO4.H2O)

B. Thạch cao sống (CaSO4.2H2O)

C. Đá vôi (CaCO3)

D. Vôi sống CaO

Lời giải:

→ Đáp án A

Xem thêm các dạng bài tập Hóa học lớp 12 có trong đề thi Tốt nghiệp THPT khác:

kim-loai-kiem-kim-loai-kiem-tho-nhom.jsp

Giải bài tập lớp 12 sách mới các môn học