Cách giải bài tập về tính axit của carboxylic acid (hay, chi tiết)
Bài viết Cách giải bài tập về tính axit của carboxylic acid với phương pháp giải chi tiết giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập tính axit của carboxylic acid.
Cách giải bài tập về tính axit của carboxylic acid (hay, chi tiết)
1. Phản ứng với dung dịch kiềm :
axit đa chức: R(COOH)x + xNaOH → R(COONa)x + xH2O
axit đơn chức: RCOOH + NaOH → RCOONa + H2O
Nếu bài toán cho một hay một hỗn hợp các carboxylic acid thuộc cùng một dãy đồng đẳng tác dụng với NaOH theo tỉ lệ mol 1:1 hoặc tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 theo tỉ lệ mol 2:1 thì đó là các axit đơn chức.
nNaOH = ( mmuối – maxit)/ 22 → x = nNaOH/ naxit
nBa(OH)2 = (mmuối – maxit)/ 133 → x= 2. nBa(OH)2/naxit
Lưu ý:
+ Nếu là axit no, đơn chức, mạch hở ta có thể đặt CTTQ là CnH2n+1COOH ( n≥0) hoặc CmH2mO2 (m ≥1)
+ formic acid có phản ứng tráng bạc do có nhóm chức anđehit trong phân tử.
+ Khối lượng chất rắn sau phản ứng: mRắn = mmuối + mNaOH/Ba(OH)2
2. Phản ứng với kim loại :
carboxylic acid có thể phản ứng với các kim loại hoạt động mạnh (Na, K, Ba, Ca, Mg, Al…)
Bản chất phản ứng là sự oxi hóa kim loại bằng tác nhân H+ :
–COOH + Na → –COONa + 1/2 H2
3. Phản ứng với muối :
carboxylic acid có thể phản ứng được với một số muối của axit yếu hơn như muối carbonate, hydrocarbon?t :
2(-COOH) + CO32- → 2(-COO-) + CO2 + H2O
-COOH + HCO3- → -COO- + CO2 + H2O
Bài 1: Cho 2,46 gam hỗn hợp X gồm HCOOH, CH3COOH, C6H5OH, H2NCH2COOH tác dụng vừa đủ với 40 ml dung dịch NaOH 1M. Tổng khối lượng muối khan thu được sau khi phản ứng là :
Lời giải:
Bản chất của phản ứng giữa hỗn hợp X và NaOH là phản ứng của nguyên tử H linh động trong nhóm –OH của phenol hoặc nhóm –COOH của axit với ion OH- của NaOH. Sau phản ứng nguyên tử H linh động được thay bằng nguyên tử Na.
Cách 1 : Áp dụng phương pháp bảo toàn khối lượng :
Sơ đồ phản ứng :
X + NaOH → Muối + H2O (1)
mol: 0,04 0,04
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có :
m muối = mX + mNaOH - mH2O = 2,46 + 0,04.40 - 0,04.18 = 3,34g
Cách 2 : Áp dụng phương pháp tăng giảm khối lượng :
Cứ 1 mol NaOH phản ứng thì có 1 mol H được thay bằng 1 mol Na nên khối lượng tăng là 23 – 1 = 22 gam. Suy ra có 0,04 mol NaOH phản ứng thì khối lượng tăng là 22.0,04=0,88 gam.
Vậy khối lượng muối = khối lượng X + khối lượng tăng thêm = 2,46 + 0,88 = 3,34 gam.
Bài 2: Cho Na dư tác dụng với a gam dung dịch CH3COOH. Kết thúc phản ứng, thấy khối lượng H2 sinh ra là 11a/240 gam. Vậy nồng độ C% dung dịch axit là :
Lời giải:
Chọn a = 240 gam.
Phương trình phản ứng :
2CH3COOH + 2NaOH → 2CH3COONa + H2 (1)
2H2O + 2Na → 2NaOH + H2 (2)
Từ (1), (2) suy ra : nCH3COOH + nH2O ⇒ 0,04C + (240-2,4C)/18 = 2,5.5 ⇒ C=25
Bài 3: Cho 5,76 gam axit hữu cơ X đơn chức, mạch hở tác dụng hết với CaCO3 thu được 7,28 gam muối của axit hữu cơ. Công thức cấu tạo thu gọn của X là :
Lời giải:
Đặt CTTQ của axit hữu cơ X đơn chức là RCOOH.
2RCOOH + CaCO3 → (RCOO)2Ca + CO2 + H2O (1)
mol : x → 0,5x
Theo (1) và giả thiết, kết hợp với phương pháp tăng giảm khối lượng ta có :
(2R + 44.2 + 40).0,5x – (R + 45)x = 7,28 - 5,76
⇒ x = 0,08 ⇒ R + 45 = 5,76/0,08 = 72 ⇒ R = 27 (C2H3–).
Vậy CTPT của A là C2H3COOH hay CH2=CH-COOH.
Bài 4: Một hỗn hợp gồm 2 carboxylic acid no, đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng của acetic acid. Lấy m gam hỗn hợp rồi thêm vào đó 75ml dung dịch NaOH 0,2M. Sau đó phải dùng 25ml dung dịch HCl 0,2M để trung hoà NaOH dư. Sau khi đã trung hoà đem cô cạn dung dịch đến khô thu được 1,0425g hỗn hợp muối khan.
a) Viết CTCT của 2 axit. Giả sử các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
b) Tính giá trị của m.
Lời giải:
a. Gọi CT của 2 axit là: RCOOH
Phương trình phản ứng: RCOOH + NaOH → RCOONa + H2O
NaOH + HCl → NaCl + H2O
Số mol NaOH ban đầu: nNaOH bd = 0,075. 0,2 = 0,015 mol.
Số mol NaOH dư: nNaOH dư = 0,005 mol; ⇒ npư = 0,015 – 0,005 = 0,01 (mol)
Khối lượng muối thu được: mmuối = 58,5.0,005 + 0,01.(R + 67) = 1,0425
⇒ R = 8 ⇒ CTCT của 2 axit: HCOOH và CH3COOH
b. Khối lượng của 2 axit là: m = (8 + 67).0,01 = 7,5 g
Bài 5: Hòa tan 13,4 g hỗn hợp hai carboxylic acid no, đơn chức, mạch hở vào nước được 50 g dung dịch A. Chia A thành 2 phần bằng nhau. Cho phần thứ nhất phản ứng hoàn toàn với lượng dư silver nitrate trong dung dịch amonia, thu được 10,8 g bạc. Phần thứ 2 được trung hòa bằng dung dịch NaOH 1M thì hết 100ml. Xác định công thức của hai axit, tính % khối lượng của mỗi axit trong hỗn hợp.
Lời giải:
+ Hỗn hợp hai axit có phản ứng tráng bạc, vậy trong hỗn hợp có formic acid
HCOOH + 2AgNO3 + 4NH3 + H2O → (NH4)2CO3 + 2NH4NO3 + 2Ag
Trong một nửa A ( khối lượng 6,7 g ) có số mol HCOOH = ½ số mol Ag = 0,05 mol.
Khối lượng HCOOH = 2,3 gam; RCOOH = 4,4 gam.
Phần trăm khối lượng HCOOH = 34,33%;
RCOOH = 65,67%
+ Trung hòa phần 2
RCOOH + NaOH → RCOONa + H2O
HCOOH + NaOH → HCOONa + H2O
Số mol hai axit = số mol NaOH = 0,1 (mol)
Số mol RCOOH = 0,1 – 0,05 = 0,05 (mol)
Vậy MRCOOH = 88 (g/mol). CTPT của RCOOH: C4H8O2
CTCT: C3H7COOH
Bài 1: Cho 5,76 gam axit hữu cơ X đơn chức, mạch hở tác dụng hết với CaCO3 thu được 7,28 gam muối của axit hữu cơ. CTCT X là
A. CH2=CH-COOH B.CH3COOH.
C. HC≡C-COOH. D. CH3-CH2-COOH
Lời giải:
Đáp án: A
2RCOOH + CaCO3 → (RCOO)2Ca + CO2↑ + H2O
nX = (7,28-5,76)/38 = 0,04 mol; MX = 5,76/0,04.2 = 72
⇒ Axit X là: CH2=CH-COOH
Bài 2: Cho 3,6 gam carboxylic acid no, đơn chức X tác dụng hoàn toàn với 500 ml dd gồm KOH 0,12M và NaOH 0,12M. Cô cạn dd thu được 8,28 gam hh chất rắn khan. CTPT của X là
A. C2H5COOH. B. CH3COOH. C. HCOOH. D. C3H7COOH.
Lời giải:
Đáp án: B
RCOOH + NaOH → RCOONa + H2O
RCOOH + KOH → RCOOK + H2O
naxit = nH2O (3,6+0,06.40+0,06.56-8,28)/(18 ) = 0,06 mol; MX = 3,6/0,06 = 60 ⇒ Axit là CH3COOH.
Bài 3: Cho 16,4 gam hỗn hợp X gồm 2 carboxylic acid no, đơn chức là đồng đẳng kế tiếp nhau phản ứng hoàn toàn với 200 ml dung dịch NaOH 1M và KOH 1M, thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y, thu được 31,1 gam hỗn hợp chất rắn khan. Công thức của 2 axit trong X là:
A. C2H4O2 và C3H4O2 B. C2H4O2 và C3H6O2
C. C3H4O2 và C4H6O2 D. C3H6O2 và C4H8O2.
Lời giải:
Đáp án: B
RCOOH + NaOH → RCOONa + H2O
RCOOH + KOH → RCOOK + H2O
naxit = nH2O (16,4+0,2.40+0,2.56-31,1)/(18 ) = 0,25 mol; MX = 16,4/0,25 = 65,6 ⇒ ntb = 2,4
Bài 4: Hỗn hợp X gồm hai axit hữu cơ no, đơn chức, mạch hở. Trung hoà 8,3 gam X bằng dung dịch NaOH rồi cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 11,6 gam muối khan. Mặt khác, nếu cho 8,3 gam X tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thì thu được 21,6 gam bạc. Công thức của 2 axit là:
A. HCOOH; C2H5COOH B. HCOOH; CH3COOH
C. C2H5COOH; C3H7COOH D. CH3COOH; C2H5COOH
Lời giải:
Đáp án: B
RCOOH + NaOH → RCOONa + H2O
nX = (11,6-8,3)/22 = 0,15 mol; X tác dụng với AgNO3 /NH3 ⇒ có một axit là HCOOH
HCOOH + 2AgNO3 + 4NH3 + H2O → (NH4)2CO3 + 2NH4NO3 + 2Ag
nHCOOH = 21,6/4.108 = 0,05 mol ⇒ naxit = 0,15 – 0,05 = 0,1 mol; maxit = 8,3 – 0,05.46 = 6 ⇒ Maxit = 60 ⇒ axit là CH3COOH
Bài 5: Hỗn hợp X chứa ba carboxylic acid đều đơn chức, mạch hở, gồm một axit no và hai axit không no đều có một liên kết đôi (C=C). Cho m gam X tác dụng vừa đủ với 150 ml dung dịch NaOH 2M, thu được 25,56 gam hỗn hợp muối. Đốt cháy hoàn toàn m gam X, hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy bằng dung dịch NaOH dư, khối lượng dung dịch tăng thêm 40,08 gam. Tổng số mol hai carboxylic acid không no trong m gam X là
A. 0,1 mol B. 0,15 mol C. 0,2 mol D. 0,25 mol
Lời giải:
Đáp án: B
RCOOH + NaOH → RCOONa + H2O
CnH2nO2 + 3n/2 O2 → n CO2 + nH2O
CnH2n-2O2 + (3n-1)/2 O2 → n CO2 + (n -1) H2O
CO2 + NaOH → Na2CO3 + H2O
nX = 0,3 mol ⇒ mX = 25,56 – 0,3.22 = 18,96
Gọi nCO2 = x và nH2O = y mol ⇒ 44x + 18 y = 40,08
mX = 18,96 = 12x + 2y + 0,6.16 ⇒ 12x + 2y = 9,36
⇒ x = 0,69 và y = 0,54 ⇒ số mol 2 axit không no = 0,69 – 0,54 = 0,15 mol
Bài 6: Cho 14,8 gam hỗn hợp 2 axit hữu cơ đơn chức tác dụng với một lượng vừa đủ Na2CO3 sinh ra 2,24 lít khí CO2 ở đktc. Khối lượng muối thu được là:
A. 17,6 B. 19,2 C. 21,2 D. 29,1
Lời giải:
Đáp án: B
2RCOOH + Na2CO3 → 2RCOONa + H2O + CO2
nX = 0,3 mol ⇒ mX = 25,56 – 0,3.22 = 18,96
Đặt nCO2 = x và nH2O = y mol ⇒ 44x + 18 y = 40,08 (1)
mX = 18,96 = 12x + 2y + 0,6.16 ⇒ 12x + 2y = 9,36 (2)
⇒ x = 0,69 và y = 0,54 ⇒ số mol 2 axit không no = 0,69 – 0,54 = 0,15 mol
Bài 7: Trung hoà 5,48 gam hỗn hợp gồm acetic acid, phenol và benzoic acid, cần dùng 600 ml dung dịch NaOH 0,1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được hỗn hợp rắn khan có khối lượng là:
A. 8,64g B. 6,84g C. 4,9g D. 6,8g
Lời giải:
Đáp án: D
nNaOH = 0,6.0,1 = 0,06 mol; mmuối = 5,48 + 0,06.22 = 6,8 g
Bài 8: Cho 0,04 mol một hh X gồm CH2=CH-COOH, CH3COOH và CH2=CH-CHO phản ứng vừa đủ với dd chứa 6,4 gam brom. Mặt khác, để trung hoà 0,04 mol X cần dùng vừa đủ 40 ml dd NaOH 0,75 M. Khối lượng của CH2=CH-COOH trong X là
A. 0,72 gam. B. 1,44 gam. C. 2,88 gam. D. 0,56 gam.
Lời giải:
Đáp án: A
Gọi số mol của CH2=CH-COOH, CH3COOH và CH2=CH-CHO lần lượt là: x , y, z
⇒x + y + z = 0,04 (1)
x + 2z = 6,4/160 = 0,04 (2)
x + y = 0,03 (3)
Từ (1), (2), (3) ⇒ x = 0,02 , y = 0,01 và z = 0,01
mCH2=CH-COOH = 0,01. 72 = 0,72 g
Câu 1: Để trung hòa 6,72 gam một carboxylic acid Y no, đơn chức, cần dùng 200 gam dung dịch NaOH 2,24%. Công thức của Y là
A. CH3COOH.
B. HCOOH.
C. C2H5COOH.
D. C3H7COOH.
Câu 2: Hỗn hợp X gồm acid Y đơn chức và acid Z hai chức (Y, Z có cùng số nguyên tử carbon). Chia X thành hai phần bằng nhau. Cho phần một tác dụng hết với Na, sinh ra 4,4958 lít khí H2 (ở đkc). Đốt cháy hoàn toàn phần hai, sinh ra 26,4 gam CO2. Công thức cấu tạo thu gọn và phần trăm về khối lượng của Z trong hỗn hợp X lần lượt là
A. HOOC−COOH và 42,86%.
B. HOOC−COOH và 60,00%.
C. HOOC−CH2−COOH và 70,87%.
D. HOOC−CH2−COOH và 54,88%.
Câu 3: Hỗn hợp X gồm panmitic acid, stearic acid và inoleic acid. Để trung hòa m gam X cần 40 ml dung dịch NaOH 1M. Mặt khác, nếu đốt cháy hoàn toàn m gam X thì thu được 16,8572 lít khí CO2 (đkc) và 11,7 gam H2O. Số mol của linoleic acid trong m gam hỗn hợp X là
A. 0,010.
B. 0,015.
C. 0,020.
D. 0,005.
Câu 4: Hỗn hợp X gồm acetic acid, formic acid và oxalic acid. Khi cho m gam X tác dụng với NaHCO3 (dư) thì thu được 17,353 lít khí CO2 (đkc). Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn m gam X cần 9,916 lít khí O2 (đkc), thu được 35,2 gam CO2 và y mol H2O. Giá trị của y là
A. 0,80.
B. 0,30.
C. 0,20.
D. 0,60.
Câu 5: Trung hòa 10,4 gam carboxylic acid X bằng dung dịch NaOH, thu được 14,8 gam muối. Công thức của X là
A. C2H5COOH.
B. HOOC−CH2−COOH.
C. C3H7COOH.
D. HOOC−COOH.
Xem thêm các dạng bài tập Hóa học lớp 11 có trong đề thi Tốt nghiệp THPT khác:
- Dạng 1: Bài tập về tính chất hóa học của Anđehit, ketone, carboxylic acid
- Dạng 2: Đồng phân, gọi tên Anđehit, ketone, carboxylic acid
- Dạng 3: Phản ứng tráng gương của Anđehit
- Dạng 4: Bài tập về phản ứng cộng H2 của Anđehit
- Dạng 5: Phản ứng oxi hóa không hoàn toàn Anđehit
- Dạng 6: Phản ứng oxi hóa hoàn toàn Anđehit, ketone, carboxylic acid
- Dạng 8: Phản ứng ester hóa
- Dạng 9: Điều chế, nhận biết Anđehit, ketone, carboxylic acid
- Giải Tiếng Anh 11 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Friends Global
- Lớp 11 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 11 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 11 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 11 - KNTT
- Giải sgk Vật Lí 11 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 11 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 11 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 11 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 11 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - KNTT
- Giải sgk Tin học 11 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 11 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 11 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 11 - KNTT
- Lớp 11 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 11 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 11 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 11 - CTST
- Giải sgk Vật Lí 11 - CTST
- Giải sgk Hóa học 11 - CTST
- Giải sgk Sinh học 11 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 11 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 11 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 11 - CTST
- Lớp 11 - Cánh diều
- Soạn văn 11 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 11 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 11 - Cánh diều
- Giải sgk Vật Lí 11 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 11 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 11 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 11 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 11 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 11 - Cánh diều