Bài tập về phản ứng oxi hóa - khử lớp 10 (cách giải + bài tập)

Chuyên đề phương pháp giải bài tập về phản ứng oxi hóa - khử lớp 10 chương trình sách mới hay, chi tiết với bài tập tự luyện đa dạng giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập về phản ứng oxi hóa - khử.

I. Lý thuyết và phương pháp giải

- Phương pháp làm bài:

Bước 1: Chuyển các dữ kiện (khối lượng, thể tích …) đề bài cho về số mol.

Bước 2: Viết phương trình hóa học (hoặc viết các quá trình nhận electron; nhường electron).

Bước 3: Tìm số mol của các đại lượng cần tìm theo phương trình hóa học (hoặc sử dụng định luật bảo toàn electron để tìm).

Bước 4: Trả lời câu hỏi đề bài.

- Để giải nhanh các bài tập về phản ứng oxi hóa - khử, thường áp dụng định luật bảo toàn electron.

Định luật bảo toàn electron:Trong phản ứng oxi hóa – khử, tổng số electron nhường bằng tổng số electron nhận.

II. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Thực hiện thí nghiệm xác định công thức của một oxide của kim loại sắt bằng nitric acid đặc, nóng thu được 2,479 lít (đkc) khí màu nâu là nitrogen dioxide. Phần dung dịch đem cô cạn thu được 72,6 gam Fe(NO3)3. Giả sử phản ứng không tạo thành các sản phẩm khác (biết 1 mol khí chiếm 24,79 lít đo ở đkc 25oC, 1bar).Xác định công thức của oxide.

Hướng dẫn giải

nNO2=2,47924,79=0,1 (mol)nFe(NO3)3=72,6242=0,3 (mol)

FexOy + (6x – 2y)HNO3 → xFe(NO3)3 + (3x - 2y)NO2 + (3x-y)H2O

Theo phương trình hóa học có:

0,3.( 3x – 2y) = 0,1.x x : y = 3 : 4

Công thức oxit sắt là Fe3O4.

Ví dụ 2: Để xác định hàm lượng ethanol trong máu của người lái xe cần chuẩn độ ethanol bằng K2Cr2O7 trong môi trường acid. Khi đó Cr+6 bị khử thành Cr+3, ethanol (C2H5OH) bị oxi hóa thành acetaldehyde (CH3CHO).

(a) Hãy viết phương trình hóa học của phản ứng.

(b) Khi chuẩn độ 25 gam huyết tương máu của một lái xe cần dùng 20 ml dung dịch K2Cr2O7 0,01M. Xác định nồng độ C2H5OH có trong máu của người lái xe này.

Giả sử rằng trong thí nghiệm trên chỉ có ethanol tác dụng với K2Cr2O7.

Hướng dẫn giải

(a) 3C2H5OH + K2Cr2O7 + 4H2SO4 → 3CH3CHO + Cr2(SO4)3 + K2SO4 + 7H2O

(b) Ta có: nK2Cr2O7 = 0,01.0,02 = 0,0002 (mol)

nC2H5OH = 0,0002.3 = 0,0006 (mol)

mC2H5OH = 0,0006.46 = 0,0276 (gam)

%mC2H5OH trong huyết tương = 0,027625.100%=0,1104%

III. Bài tập minh họa

Câu 1: Hàm lượng iron (II) sulfate được xác định qua phản ứng oxi hóa – khử với potassium permanganate theo sơ đồ sau:

FeSO4 + KMnO4 + H2SO4 - - - → Fe2(SO4)3 + K2SO4 + MnSO4 + H2O

Thể tích KMnO4 0,02M để phản ứng vừa đủ 20 mL dung dịch FeSO­4 0,1M là

A. 20 mL.

B. 30 mL.

C. 40 mL.

D. 50 mL.

Câu 2: Cho potassium iodide (KI) tác dụng với potassium permanganate (KMnO4) trong dung dịch sulfuric acid (H2SO4) thu được 3,02 gam manganese (II) sulfate (MnSO4), I2 và K2SO4. Khối lượng iodine (I2) tạo thành là

A. 1,27 gam.

B. 12,7 gam.

C. 2,54 gam.

D. 25,4 gam.

Câu 3. Hòa tan 14 gam Fe trong dung dịch H2SO4 loãng, dư thu được dung dịch X. Thêm dung dịch KMnO4 1M vào dung dịch X. Biết KMnO4 có thể oxi hóa FeSO4 trong môi trường H2SO4 thành Fe2(SO4)3 và bị khử thành MnSO4. Thể tích dung dịch KMnO4 1M đã phản ứng là

A. 20 mL.

B. 30 mL.

C. 40 mL.

D. 50 mL.

Câu 4: Cho 2,34 gam kim loại M (có hóa trị không đổi là n) tác dụng với dung dịch H2SO4 (đặc nóng, dư) thu được 3,2227 L SO2 (điều kiện chuẩn). Kim loại M là

A. Mg.

B. Fe.

C. Al.

D. Cu.

Câu 5. Xét phản ứng trong giai đoạn đầu của quá trình Ostwald:

NH3 + O2 - - - NO + H2O

Biết trong không khí chứa 21% thể tích oxygen và các thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất. Trong công nghiệp, lượng thể tích không khí cần trộn với 1 thể tích khí ammonia với để thực hiện phản ứng trên là

A. 4,95.

B. 5,95.

B. 6,95.

D. 1,25.

Câu 6: Dẫn khí SO2 vào 100 mL dung dịch KMnO4 0,02 M đến khi dung dịch vừa mất màu tím. Phản ứng xảy ra theo sơ đồ sau:

SO2 + KMnO4 + H2O - - - H2SO4 + K2SO4 + MnSO4

Thể tích khí SO2 đã tham gia phản ứng ở điều kiện chuẩn là

A. 123,95 L.

B. 123,95 mL.

C. 12,395 L.

D. 12,935 mL.

Câu 7: Quặng pyrite có thành phần chính là FeS2 được dùng làm nguyên liệu để sản xuất sulfuric acid. Phản ứng xảy ra theo sơ đồ sau:

FeS2 + O2 to Fe2O3 + SO2

Thể tích không khí (chứa 21% thể tích oxygen, ở điều kiện chuẩn) cần dùng để đốt cháy hoàn toàn 2,4 tấn FeS2 trong quặng pyrite là

A. 6492,6 L.

B. 6492,6 m3.

C. 6492,6 cm3.

D. 6492,6 dm3.

Câu 8: Dưới tác dụng của các chất xúc tác, glucose lên men tạo thành ethanol:

C6H12O6 enzyme 2C2H5OH + 2CO2 (1)

Ethanol sinh ra lên men thành acetic acid:

C2H5OH + O2 enzyme CH3COOH + H2O (2)

Giả sử hiệu suất cả quá trình là 60%. Lượng glucose cần dùng để thu được 1 lít acetic acid 1M là

A. 150 gam.

B. 180 gam.

D. 240 gam.

D. 210 gam.

Câu 9: Sodium peroxide (Na2O2), potassium superoxide (KO2) được sử dụng trong bình lặn để hấp thụ khí carbon dioxide và cung cấp khí oxygen cho con người theo các phản ứng sau:

Na2O2 + CO2 Na2CO3 + O2

KO2 + CO2 K2CO3 + O2

Để thể tích khí carbon dioxide hấp thụ bằng thể tích khí oxygen sinh ra cần trộn Na2O2 và KO2 theo tỉ lệ số mol là

A. 1 : 2.

B. 1 : 3.

C. 1 : 4.

D. 3 : 1.

Câu 10: Cho 8,4 gam Fe phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch HNO3, thể tích khí NO (đkc) bay ra là (coi NO là sản phẩm khử duy nhất)

A. 2,2400 lít.

B. 3,3600 lít.

C. 3,7185 lít

D. 5,6360 lít

Xem thêm các dạng bài tập Hóa học 10 hay, chi tiết khác:

Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:


Giải bài tập lớp 10 sách mới các môn học