Trắc nghiệm lí thuyết Năng lượng hóa học lớp 10 (cách giải + bài tập)

Với 50 câu Trắc nghiệm lí thuyết Năng lượng hóa học lớp 10 chương trình sách mới hay, chi tiết với bài tập tự luyện đa dạng giúp học sinh ôn tập, biết cách làm các dạng bài tập Hóa 10.

Câu 1: Phản ứng tỏa nhiệt là

A. phản ứng hấp thụ năng lượng dưới dạng nhiệt.

B. phản ứng giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt.

C. phản ứng không có sự giải phóng năng lượng.

D. phản ứng có ∆rH > 0.

Câu 2: Cho phương trình nhiệt hóa học của phản ứng

Cu(OH)2(s)toCuO(s)+H2O(l) ΔrH2980=+9,0kJ

Phản ứng trên là phản ứng

A. tỏa nhiệt.

B. không có sự thay đổi năng lượng.

C. thu nhiệt.

D. có sự giải phóng nhiệt lượng ra môi trường.

Câu 3: Phản ứng nào sau đây là phản ứng thu nhiệt?

A. Phản ứng xảy ra khi đốt than.

B. Phản ứng phân hủy đá vôi (CaCO3).

C. Phản ứng đốt cháy khí hydrogen trong không khí.

D. Phản ứng đốt cháy khí methane (CH4).

Câu 4: Phản ứng nảo sau đây là phản ứng tỏa nhiệt?

A. Phản ứng nhiệt phân thuốc tím (KMnO4).

B. Phản ứng nhiệt phân Fe(OH)3.

C. Phản ứng đốt cháy cồn (ethanol).

D. Phản ứng nung NH4Cl(s) tạo ra NH3(g) và HCl(g).

Câu 5: Những ngày nóng nực, pha viên sủi vitamin C vào nước để giải khát, khi viên sủi tan, thấy nước trong cốc mát hơn đó là do

A. xảy ra phản ứng tỏa nhiệt.

B. xảy ra phản ứng thu nhiệt.

C. xảy ra phản ứng trao đổi chất với môi trường.

D. có sự giải phóng nhiệt lượng ra ngoài môi trường.

Câu 6: Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng được kí hiệu là

A. ΔfH2980.

B. fH.

C. ΔrH2980.

D. rH.

Câu 7: Cho các phương trình nhiệt hóa học sau:

(1) CaCO3(s) → CaO(s) + CO2(g) ΔrH2980=+176,0 kJ

(2) CH4(g) + 2O2(g) → CO2(g) + 2H2O(l) ΔrH2980=890,0 kJ

(3) C(graphite) + O2 (g) → CO2 (g) ΔrH2980=393,5 kJ

(4) Fe2O3(s) + 2Al(s) → Al2O3(s) + 2Fe(s) ΔrH2980=851,5 kJ

Số phản ứng thu nhiệt trong các phản ứng trên là

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 8: Phản ứng nào sau đây có thể tự xảy ra ở điều kiện thường?

A. Phản ứng nung vôi.

B. Phản ứng giữa H2 và O2 trong không khí.

C. Phản ứng giữa Fe và dung dịch H2SO4 loãng.

D. Phản ứng nhiệt phân thuốc tím.

Câu 9: Cho các phương trình nhiệt hóa học sau:

(1) 2NaHCO3(s) → Na2CO3(s) + H2O(l) + CO2(g) ΔrH298o=+20,33kJ

(2) 4NH3(g) + 3O2(g) → 2N2(g) + 6H2O(l) ΔrH298o=1531kJ

Nhận xét đúng là

A. Cả hai phản ứng đều thu nhiệt.

B. Cả hai phản ứng đều tỏa nhiệt.

C. Phản ứng (1) tỏa nhiệt, phản ứng (2) thu nhiệt.

D. Phản ứng (1) thu nhiệt, phản ứng (2) tỏa nhiệt.

Câu 10: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Các phản ứng cháy thường là phản ứng tỏa nhiệt.

B. Phản ứng càng tỏa ra nhiều nhiệt càng dễ tự xảy ra.

C. Các phản ứng phân hủy thường là phản ứng thu nhiệt.

D. Các phản ứng khi đun nóng đều dễ xảy ra hơn.

Câu 11: Phản ứng thu nhiệt là

A. phản ứng giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt.

B. phản ứng hấp thụ năng lượng dưới dạng nhiệt.

C. phản ứng giải phóng ion dưới dạng nhiệt.

D. phản ứng hấp thụ ion dưới dạng nhiệt.

Câu 12: Khi nung vôi, người ta sử dụng phản ứng đốt than để cung cấp nhiệt cho phản ứng phân hủy đá vôi. Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Phản ứng đốt than và phản ứng phân hủy đá vôi là phản ứng tỏa nhiệt.

B. Phản ứng đốt than và phản ứng phân hủy đá vôi là phản ứng thu nhiệt.

C. Phản ứng đốt than là phản ứng thu nhiệt, phản ứng phân hủy đá vôi là phản ứng tỏa nhiệt.

D. Phản ứng đốt than là phản ứng tỏa nhiệt, phản ứng phân hủy đá vôi là phản ứng thu nhiệt.

Câu 13: Nhiệt lượng tỏa ra hay thu vào của phản ứng ở điều kiện áp suất không đổi gọi là

A. biến thiên nhiệt lượng của phản ứng.

B. biến thiên enthalpy của phản ứng.

C. enthalpy của phản ứng.

D. biến thiên năng lượng của phản ứng.

Câu 14: Điều kiện chuẩn là

A. điều kiện ứng với áp suất 1 bar (đối với chất khí), nồng độ 1 mol L-1 (đối với chất tan trong dung dịch) và nhiệt độ thường được chọn là 298 K (25oC).

B. điều kiện ứng với áp suất 1 atm (đối với chất khí), nồng độ 1 mol L-1 (đối với chất tan trong dung dịch) và nhiệt độ thường được chọn là 298 K (25oC).

C. điều kiện ứng với áp suất 1 bar (đối với chất khí), nồng độ 1 mol L-1 (đối với chất tan trong dung dịch) và nhiệt độ thường được chọn là 273 K (0oC).

D. điều kiện ứng với áp suất 1 atm (đối với chất khí), nồng độ 1 mol L-1 (đối với chất tan trong dung dịch) và nhiệt độ thường được chọn là 273 K (0oC).

Câu 15: Phản ứng nào sau đây là phản ứng thu nhiệt?

A. Cồn cháy trong không khí.

B. Phản ứng tạo gỉ sắt.

C. Phản ứng oxi hóa glucose trong cơ thể.

D. Phản ứng trong lò nung clinker xi măng.

................................

................................

................................

Xem thêm các dạng bài tập Hóa học 10 hay, chi tiết khác:

Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:


Giải bài tập lớp 10 sách mới các môn học