Bài tập về đơn chất halogen lớp 10 (cách giải + bài tập)

Chuyên đề phương pháp giải bài tập về đơn chất halogen lớp 10 chương trình sách mới hay, chi tiết với bài tập tự luyện đa dạng giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập về đơn chất halogen.

I. Hệ thống lí thuyết

1. Nguyên tố nhóm halogen

- Các nguyên tố halogen trong bảng tuần hoàn là: fluorine (F); chlorine (Cl); bromine (Br); iodine (I) và hai nguyên tố phóng xạ là astatine (At), tennessine (Tc).

- Mỗi nguyên tử nguyên tố nhóm VIIA đều có 7 electron ở lớp ngoài cùng, dạng ns2np5, vì vậy chúng là các phi kim.

- Trong tự nhiên, các nguyên tố nhóm VIIA tồn tại dưới dạng hợp chất (chủ yếu là các muối).

2. Đơn chất halogen

Ở điều kiện thường, đơn chất halogen tồn tại dưới dạng phân tử hai nguyên tử, kí hiệu chung là X2.

- Xu hướng biến đổi một số tính chất của các đơn chất halogen khi đi từ F2 đến I2 là:

+ Màu sắc đậm dần.

+ Thể biến đổi từ khí (fluorine, chlorine) sang lỏng (bromine) rồi đến rắn (iodine).

+ Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi tăng dần.

- Xu hướng tạo liên kết trong các phản ứng hóa học:

+ Xu hướng thứ nhất: Nhận thêm 1 electron từ nguyên tử khác.

+ Xu hướng thứ hai: Góp chung electron hóa trị với nguyên tử nguyên tố khác.

- Xu hướng thể hiện tính oxi hóa:

Ngoại trừ fluorine, các halogen còn lại thể hiện cả tính oxi hóa và tính khử trong các phản ứng hóa học. Tuy nhiên tính chất oxi hóa là tính chất phổ biến.

Từ F2 đến I2 tính oxi hóa giảm dần.

+ Phản ứng với hydrogen

H2(g) + F2(g) 252oC 2HF(g)

H2(g) + Cl2(g) as 2HCl(g)

H2(g) + Br2(g) toC 2HBr(g)

H2(g) + I2(g) to,xt 2HI (g)

+ Phản ứng thế halogen

Trong dung dịch, các halogen có tính oxi hóa mạnh hơn sẽ phản ứng với muối halide của halogen có tính oxi hóa yếu hơn để tạo ra các halogen có tính oxi hóa yếu hơn.

Tuy nhiên trong dung dịch thì fluorine không có phản ứng này.

Ví dụ:

Cl2(g) + 2NaBr(aq) → 2NaCl(aq) + Br2(aq)

+ Phản ứng với nước

Ngoại trừ fluorine, các halogen còn lại khi phản ứng với nước đều thể hiện cả tính oxi hóa và tính khử.

2F2(aq) + 2H2O(l) → O2(g) + 4HF(aq)

Cl2(aq) + H2O(l) ⇄ HCl(aq) + HClO(aq)

Br2(aq) + H2O(l) ⇄ HBr(aq) + HBrO(aq)

+ Phản ứng với dung dịch sodium hydroxide

Ngoại trừ fluorine, các halogen còn lại khi phản ứng với dung dịch sodium hydroxide đều thể hiện cả tính oxi hóa và tính khử.

Ví dụ:

Cl20 + 2NaOH NaCl1 + NaOCl+1 + H2O (*)

Phản ứng (*) còn được thực hiện ở 70oC:

Cl20 + 6NaOH toC 5NaCl1 + NaCl+5O3 + 3H2O.

II. Bài tập minh họa

Câu 1: Cho phản ứng tổng quát sau:

X2(g) + 2NaBr(aq) → 2NaX(aq) + Br2(aq)

X có thể là chất nào sau đây?

A. Cl2.

B. I2.

C. F2.

D. O2.

Câu 2:Hơi bromine có lẫn một ít tạp chất là khí chlorine. Có thể dùng chất nào dưới đây để loại bỏ khí chlorine?

A. KBr.

B. KCl.

C. H2O.

D. NaI.

Câu 3:Phản ứng giữa cặp chất nào sau đây không xảy ra?

A.KI + Br2.

B.KBr + Cl2.

C.KCl + I2.

D.KI + Cl2.

Câu 4: Cho phản ứng sau: Cl2 + 2NaBr → 2NaCl + Br2. Nhận xét nào sau đây đúng?

A. Chlorine là chất oxi hóa.

B. Chlorine có tính oxi hóa yếu hơn bromine.

C. Chlorine khử được ion bromide trong muối.

D. Bromine sinh ra ở dạng rắn, màu nâu đỏ.

Câu 5: Nguyên nhân dẫn đến nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi của các đơn chất halogen tăng từ fluorine đến iodine là do từ fluorine đến iodine,

A. khối lượng phân tử và tương tác van der Waals đều tăng.

B. tính phi kim giảm và tương tác van der Waals tăng.

C. khối lượng phân tử tăng và tương tác van der Waals giảm.

D. độ âm điện và tương tác van der Waals đều giảm.

Câu 6: Cho phản ứng sau:

H2 (g) + Cl2 (g) → 2HCl (g)

Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng là

Biết: Eb (H – H) = 436 kJ/mol, Eb (Cl – Cl) = 243 kJ/mol, Eb (H – Cl) = 432 kJ/ mol.

A. +158 kJ.    B. -158 kJ.

C. +185 kJ.    D. -185 kJ.

Câu 7: Trong công nghiệp, người ta sử dụng phản ứng giữa chlorine với dung dịch nào sau đây để tạo ra nước Javel có tính oxi hóa mạnh phục vụ cho mục đích sát khuẩn, vệ sinh gia dụng?

A. NaBr.

B. NaOH.

C. KCl.

D. MgCl2.

Câu 8: Cho 2,7 gam kim loại R tác dụng hết với khí chlorine thu được 13,35 gam muối. Kim loại R là

A. Mg.

B. Al.

C. Fe.

D. Zn.

Câu 9: Cho 1,2395 lít halogen X2 (ở điều kiện chuẩn) tác dụng vừa đủ với kim loại đồng (copper) thu được 11,2 gam muối CuX2. Nguyên tố halogen là

A. Fluorine.

B. Chlorine.

C. Bromine.

D. Iodine.

Câu 10: Biết 0,02 mol Br2 phản ứng vừa đủ với V ml dung dịch chứa NaI 0,1M. Giá trị của V là

A. 100.

B. 400.

C. 200.

D. 300.

Câu 11:Thể tích khí Cl2 (ở điều kiện chuẩn) vừa đủ để tác dụng hết với dung dịch KI thu được 2,54 gam I2

A. 247,9 ml.

B. 495,8 ml.

C. 371,85 ml.

D. 112 ml.

Câu 12:Cho một lượng dư khí Cl2 vào 200 ml dung dịch NaBr. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 1,755 gam muối. Nồng độ mol/l của dung dịch NaBr là

A. 0,15M.

B. 0,1M.

C. 0,05M.

D. 0,2M.

Câu 13:Cho 2,479 lít khí chlorine (ở điều kiện chuẩn) tác dụng với lượng dư dung dịch hỗn hợp chứa KBr và KI. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được bao nhiêu gam muối chloride ?

A. 7,45 gam.

B. 22,35 gam.

C. 29,8 gam.

D. 14,9 gam.

Câu 14:Cho một lượng khí Cl2 vừa đủ vào dung dịch chứa 9,96 muối KX (X là một nguyên tố halogen) thu được 4,47 gam một muối duy nhất. Công thức phân tử của muối KX là

A. KCl.

B. KF.

C. KBr.

D. KI.

Câu 15: Sục một lượng dư khí chlorine vào dung dịch chứa muối NaBr và KBr thu được muối NaCl và KCl, đồng thời thấy khối lượng muối giảm 4,45 gam. Số mol chlorine đã tham gia phản ứng với 2 muối trên là

A. 0,10 mol.

B. 0,02 mol.

C. 0,05 mol.

D. 0,01 mol.

Xem thêm các dạng bài tập Hóa học 10 hay, chi tiết khác:

Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:


Giải bài tập lớp 10 sách mới các môn học