Giải GDCD lớp 6 trang 36 Cánh diều
Với Giải GDCD lớp 6 trang 36 trong Bài 7: Ứng phó với các tình huống nguy hiểm từ con người Giáo dục công dân lớp 6 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập GDCD lớp 6 trang 36.
Luyện tập 1 trang 36 GDCD 6:
(1) Nêu các tình huống nguy hiểm từ con người và hậu quả có thể xảy ra theo bảng dưới đây:
Không gian |
Ở nhà |
Ở trường |
Ở những nơi khác |
Những nguy hiểm có thể xảy ra |
|
|
|
Hậu quả của tình huống nguy hiểm |
|
|
|
Lời giải:
Các tình huống nguy hiểm từ con người và hậu quả có thể xảy ra:
Không gian |
Ở nhà |
Ở trường |
Ở những nơi khác |
Những nguy hiểm có thể xảy ra |
Trộm cắp |
Bắt nạt |
Cướp giật Xâm hại người khác |
Hậu quả của tình huống nguy hiểm
|
Thiệt hại về của cải vật chất, tổn hại đến tinh thần, sức khỏe và tính mạng của cá nhân, gây mất trật tư an ninh xã hội. |
Với học sinh bắt nạt hình thành những hành vi bạo lực, nguy cơ phạm tội, học hành sa sút… Với nạn nhân của bắt nạt thì sợ sệt, lo hãi, sợ đến đi học, trầm cảm, ý định tự tử… Học sinh chứng kiến có thể bắt chước hành vi bắt nạt, gia tăng nguy cơ có những hành vi bạo lực, hay có sự lo lắng sẽ bị trả thù hoặc cũng sẽ bị bắt nạt như nạn nhân… Gây mất trật tự an toàn xã hội. |
- Hậu quả của tội cướp giật tài sản trước hết là những thiệt hại về tài sản, ngoài ra còn những thiệt hại khác về tính mạng, sức khỏe; gây mất trật tự xã hội – Hậu quả khi bị xâm hại là tổn thương về tinh thần và ảnh hưởng đến tương lai, khó hoà nhập với xã hội; tổn thương vế sức khỏe, thể chất; gây tâm lí hoang mang, lo sợ trong xã hội. |
Luyện tập 2 trang 36 GDCD 6:
(2) Trong các tình huống sau, tình huống nào gây nguy hiểm? Hậu quả của chúng là gì?
A. Hưng thường đi học nhóm về muộn và đi xe đạp một mình qua quãng đường vắng.
B. Nhóm bạn rủ nhau tự đón xe khách, trốn bố mẹ đến nhà một bạn cùng lớp chơi, cách nơi ở khoảng 30 km.
C. Khi trực nhật, Mai sơ ý làm vỡ bình hoa trên bàn giáo viên.
D. Khi bị lạc đường, Phương rất sợ nên không biết phải làm như thế nào.
Lời giải:
- Tình huống nào gây nguy hiểm là
A. Hưng thường đi học nhóm về muộn và đi xe đạp một mình qua quãng đường vắng. Hậu quả: Hưng có thể sẽ gặp phải người xấu muốn bắt cóc, cướp của, xâm hại hoặc gặp sự cố như hỏng xe, ngã xe…
B. Nhóm bạn rủ nhau tự đón xe khách, trốn bố mẹ đến nhà một bạn cùng lớp chơi, cách nơi ở khoảng 30 km. Hậu quả: Nhóm bạn có thể bị kẻ xấu lừa để bắt cóc, cướp của, xâm hại hoặc bị lạc đường, đi nhầm xe…
C. Khi trực nhật, Mai sơ ý làm vỡ bình hoa trên bàn giáo viên. Hậu quả: Nếu không cẩn thận Mai hoặc các bạn có thể bị thương do mảnh vỡ của bình hoa tạo ra.
D. Khi bị lạc đường, Phương rất sợ nên không biết phải làm như thế nào. Hậu quả: Phương hoảng loạn, không tìm được đường. Nếu gặp kẻ xấu có thể bị bắt cóc, cướp của, xâm hại…
Luyện tập 3 trang 36 GDCD 6:
(3) Bố mẹ đi vắng, hai anh em Minh và Ngọc ở nhà học bài. Bỗng có tiếng chuông cửa, Ngọc chạy ra thì thấy một chú tự giới thiệu là nhân viên Công ty Điện lực, đề nghị vào nhà để kiểm tra các thiết bị điện của gia đình. Ngọc định mở cửa cho chủ thợ điện vào thì anh Minh liền lắc đầu từ chối và nói rằng khi bố mẹ về thì chú quay lại.
a) Em có đồng ý với cách giải quyết của Minh trong tình huống trên không? Tại sao?
b) Nếu Ngọc mở cửa cho chú thợ điện vào nhà khi bố mẹ đi vắng, điều gì có thể xảy ra?
Lời giải:
a) Em có đồng ý với cách giải quyết của Minh trong tình huống trên vì bạn rất cẩn thận không mở cửa cho người lạ vào nhà khi bố mẹ đi vắng. Người lạ có thể có ý đồ xấu, gây những hậu quả nghiêm trọng, làm tổn hại đến Minh và Ngọc.
b) Nếu Ngọc mở cửa cho chú thợ điện vào nhà khi bố mẹ đi vắng, chuyện có thể xảy ra là hai anh em bị bắt cóc, xâm hại và mất trộm tài sản.
Luyện tập 4 trang 36 GDCD 6:
(4) Chiến, học sinh lớp 6A hay bắt nạt các bạn học yếu thế hơn mình, trong đó có Dương. Gần đây, Dương phải thức khuya hơn để vừa làm hết bài tập của mình, vừa chép lại bài tập về nhà vào vở cho Chiến. Trong các giờ kiểm tra, Dương phải tìm cách cho Chiến nhìn bài của mình. Cứ nghĩ đến sự đe doạ của Chiến, Dương cảm thấy rất sợ hãi và lo lắng.
a) Theo em, Dương có nên im lặng và làm theo yêu cầu của Chiến không? Vì sao?
b) Nếu là Dương, em sẽ xử lý tình huống này như thế nào?
Lời giải:
a) Theo em, Dương không nên im lặng và làm theo yêu cầu của Chiến vì đó là hành động bắt nạt sai trái. Nếu Dương cứ im lặng thì Chiến sẽ tiếp tục bắt nạt Dương với những hình thức khác và Chiến sẽ còn bắt nạt cả những bạn khác. Điều này sẽ gây hậu quả nghiêm trọng với Dương và các bạn bị bắt nạt.
b) Nếu là Dương em sẽ báo cáo với giáo viên và nói với bố mẹ để nhờ người lớn giải quyết.
Lời giải bài tập Giáo dục công dân lớp 6 Bài 7: Ứng phó với các tình huống nguy hiểm từ con người Cánh diều hay khác:
Xem thêm lời giải bài tập Giáo dục công dân lớp 6 Cánh diều hay, chi tiết khác:
GDCD lớp 6 Bài 8: Ứng phó với các tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên
GDCD lớp 6 Bài 10: Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 6 hay khác:
- Giải sgk Giáo dục công dân 6 Cánh diều
- Giải SBT Giáo dục công dân 6 Cánh diều
- Giải lớp 6 Cánh diều (các môn học)
- Giải lớp 6 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 6 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Soạn Văn 6 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn Văn 6 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 6 - Cánh diều
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Explore English
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 6 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 6 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 6 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 6 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 6 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 6 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 6 - Cánh diều