Giáo dục công dân 6 Cánh diều Bài 6: Tự nhận thức bản thân

Với soạn, giải bài tập Giáo dục công dân lớp 6 Bài 6: Tự nhận thức bản thân sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập GDCD 6 Bài 6.

Khởi động

Khám phá

Giải GDCD 6 trang 29

Luyện tập

Giải GDCD 6 trang 31

Vận dụng

Giải GDCD 6 trang 32

Xem thêm các bài giải bài tập Giáo dục công dân lớp 6 Cánh diều hay, chi tiết khác:


Lý thuyết GDCD 6 Bài 6: Tự nhận thức bản thân (hay, chi tiết)

1. Tự nhận thức bản thân

- Tự nhận thức bản thân là tự nhận ra những điểm mạnh, điểm yếu, đặc điểm riêng của mình để từ đó hoàn thiện bản thân.

 Lý thuyết GDCD 6 Bài 6: Tự nhận thức bản thân | Cánh diều

2. Ý nghĩa của tự nhận thức bản thân

- Tự nhận thức đúng đắn về bản thân giúp chúng ta tin tưởng vào những giá trị của chính mình để phát huy những ưu điểm, hạn chế nhược điểm và kiên định với những mục tiêu đã đặt ra.

3. Các cách tự nhận thức bản thân

- Tự suy nghĩ, phân tích, đánh giá điểm mạnh - yếu, sở thích, tính cách của bản thân.

Lý thuyết GDCD 6 Bài 6: Tự nhận thức bản thân | Cánh diều

- So sánh những nhận xét, đánh giá của người khác về mình với tự nhận xét, tự đánh giá của bản thân.

- So sánh mình với những tấm gương người tốt, việc tốt để thấy mình cần phát huy và cần cố gắng điều gì.


Lý thuyết GDCD 6 Bài 6: Tự nhận thức bản thân | Cánh diều

- Lập kế hoạch phát huy ưu điểm và sửa chữa nhược điểm của bản thân.

Lý thuyết GDCD 6 Bài 6: Tự nhận thức bản thân | Cánh diều


Trắc nghiệm GDCD 6 Bài 6: Tự nhận thức bản thân (có đáp án)

Câu hỏi nhận biết 

Câu 1: Tự nhận thức bản thân được hiểu là

A. tự làm lấy công việc của mình, không ỷ lại vào người khác.

B. biết nhìn nhận, đánh giá đúng về bản thân mình (khả năng, hiểu biết..).

C. sự trung thực, luôn sống và làm theo lẽ phải.

D. tự giác làm việc một cách chăm chỉ, đều đặn, thường xuyên.

Câu 2: Tự nhận thức bản thân sẽ giúp chúng ta

A. biết rõ khả năng của bản thân để đề ra mục tiêu cho phù hợp.

B. tự ti, xấu hổ về những điểm yếu của bản thân.

C. tự mãn về những thành tựu mà bản thân đã đạt được.

D. sống biệt lập, tách biệt với mọi người xung quanh.

Câu 3: Tự nhận thức bản thân có ý nghĩa như thế nào?

A. Kiêu ngạo vì bản thân có nhiều ưu điểm.

B. Tự ti, xấu hổ về những điểm yếu của bản thân.

C. Sống biệt lập, tách biệt với mọi người xung quanh.

D. Nhận ra được điểm mạnh – điểm yếu của bản thân.

Câu 4. Nội dung nào dưới đây không phải là biện pháp để tự nhận thức bản thân?

A. Đánh giá bản thân qua thái độ, hành vi, kết quả trong từng hoạt động.

B. Quan sát phản ứng, lắng nghe nhận xét của người khác về mình.

C. Chấp nhận tất cả những nhận xét, đánh giá của người khác về mình.

D. Tham gia nhiều hoạt động để rèn luyện và phát triển bản thân.

Câu hỏi thông hiểu 

Câu 1: N là lớp trưởng của lớp 7A.Tuần vừa rồi, N đã tự đánh giá bản thân mình chưa tốt ở vài điểm, hứa với cô giáo chủ nhiệm và cả lớp sẽ khắc phục những điểm đó. Việc làm của N thể hiện N là người như thế nào?

A. N biết yêu thương người khác.

B. N có đức tính kiên trì.

C. N đã biết tự nhận thức bản thân.

D. N rất chăm chỉ, siêng năng.

Câu 2: Bạn học sinh nào dưới đây đã biết tự nhận thức bản thân?

A .Sau giờ học, N thường đi đá bóng tối mịt mới về.

B. L học kém môn toán nên thường chép bài bạn trong giờ kiểm tra.

C. Do học kém tiếng Anh, nên P chủ động học thêm, rèn luyện kĩ năng giao tiếp.

D. M luôn cho rằng mình đúng, không tiếp thu sự góp ý của mọi người.

Câu 3: Bạn học sinh nào dưới đây chưa biết tự nhận thức bản thân?

A. Mỗi khi nhận được lời nhận xét của các bạn, L thường tỏ ra khó chịu.

B. V chủ động lên kế hoạch học tập để cải thiện kết quả học tập môn Toán.

C. H vui vẻ tiếp thu ý kiến nhận xét của người khác về bản thân mình.

D. P có giọng hát hay nên P mong muốn sau này có thể trở thành ca sĩ.

Câu 4: “Nhận thức những khuyết điểm của bản thân và khắc phục chúng” là lời khuyên đúng đắn về cách để chúng ta

A. tự nhận thức về bản thân mình.

B. yêu đời hơn, sống có ý nghĩa hơn.

C. tăng sự gắn bó, đoàn kết.

D. sống vui vẻ hơn.


Các loạt bài lớp 6 Cánh diều khác