Giáo dục công dân 6 Cánh diều Bài 12: Quyền trẻ em

Với soạn, giải bài tập Giáo dục công dân lớp 6 Bài 12: Quyền trẻ em sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập GDCD 6 Bài 12.

Khởi động

Khám phá

Luyện tập

Giải GDCD 6 trang 62

Giải GDCD 6 trang 63

Vận dụng

Xem thêm các bài giải bài tập Giáo dục công dân lớp 6 Cánh diều hay, chi tiết khác:


Lý thuyết GDCD 6 Bài 12: Quyền trẻ em (hay, chi tiết)

1. Tìm hiểu các quyền cơ bản của trẻ em

- Quyền trẻ em là những lợi ích mà trẻ em được hưởng để được sống và phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần.

- Các quyền cơ bản của trẻ em được phân chia theo 4 nhóm quyền sau đây:

+ Nhóm quyền được sống còn: Trẻ em có quyền được khai sinh; được bảo vệ tính mạng, được chăm sóc tốt nhất về sức khoẻ; được sống chung với cha mẹ; được ưu tiên tiếp cận, sử dụng dịch vụ phòng bệnh và khám bệnh, chữa bệnh…

 Lý thuyết GDCD 6 Bài 12: Quyền trẻ em | Cánh diều

+ Nhóm quyền được bảo vệ: Trẻ em có quyền được bảo vệ dưới mọi hình thức để không bị bạo lực, bỏ rơi, bỏ mặc, bị bóc lột và xâm hại làm tổn hại đến sự phát triển toàn diện của trẻ em.

Lý thuyết GDCD 6 Bài 12: Quyền trẻ em | Cánh diều

+ Nhóm quyền được phát triển: Trẻ em có quyền học tập, vui chơi, giải trí, tham gia các hoạt động văn hoá văn nghệ.

Lý thuyết GDCD 6 Bài 12: Quyền trẻ em | Cánh diều

+ Nhóm quyền được tham gia: Trẻ em có quyền được tiếp cận thông tin và tham gia hoạt động xã hội; được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng về các vấn đề liên quan đến trẻ em.

Lý thuyết GDCD 6 Bài 12: Quyền trẻ em | Cánh diều

2. Ý nghĩa của quyền trẻ em và việc thực hiện quyền trẻ em

a. Ý nghĩa của quyền trẻ em

Quyền trẻ em có ý nghĩa rất quan trọng, là điều kiện cần thiết để cho trẻ em được sống, được phát triển toàn diện trong bầu không khí hạnh phúc, yêu thương, an toàn, lành mạnh, bình đẳng.

b. Ý nghĩa của việc thực hiện quyền trẻ em

- Thực hiện quyền trẻ em để trẻ em được yêu thương, chăm sóc, giáo dục, vui chơi giải trí, được sống hạnh phúc, tạo điều kiện để xây dựng gia đình hạnh phúc; là điều kiện tốt nhất cho sự phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ và tinh thần của trẻ em.

 3. Tìm hiểu trách nhiệm của gia đình, nhà trường, xã hội và bổn phận của trẻ em trong việc thực hiện quyền trẻ em

a. Trách nghiệm của gia đình, nhà trường và xã hội

- Chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em;

- Dành điều kiện tốt nhất và tạo môi trường lành mạnh cho sự phát triển toàn diện của trẻ em.

- Đảo đảm cho trẻ em được học tập và phát triển; 

- Giáo dục, giúp đỡ để trẻ em hiểu và thực hiện được quyền và bổn phận của trẻ em. 

b. Bổn phận của trẻ em

- Bổn phận của trẻ em đối với gia đình:

+ Kính trọng, lễ phép, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.

Lý thuyết GDCD 6 Bài 12: Quyền trẻ em | Cánh diều

+ Học tập, rèn luyện, giữ gìn nề nếp gia đình.

- Bổn phận của trẻ em đối với nhà trường:

+ Tôn trọng giáo viên, cán bộ, nhân viên nhà trường.

+ Rèn luyện đạo đức, thực hiện tốt nhiệm vụ học tập.

+ Chấp hành đầy đủ nội quy, quy định của nhà trường.

- Bổn phận của trẻ em đối với bản thân:

+ Sống trung thực, khiêm tốn.

+ Không đánh bạc, không mua, bán, sử dụng rượu, bia, thuốc lá và chất gây nghiện, chất kích thích khác. 


Trắc nghiệm GDCD 6 Bài 12: Quyền trẻ em (có đáp án)

Câu hỏi nhận biết

Câu 1: Thực hiện các quyền trẻ em là trách nhiệm chung của

A. trẻ em và gia đình.

B. mỗi cá nhân, gia đình, nhà trường và xã hội.

C. nhà trường và xã hội.

D. gia đình và xã hội.

Câu 2: Nhà trường có trách nhiệm như thế nào trong việc thực hiện quyền trẻ em?

A. Khai sinh, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ em.

B. Chủ động thực hiện quyền trẻ em để phát triển và bảo vệ bản thân.

C. Quản lí, chăm sóc sức khỏe, đảm bảo môi trường học tập an toàn cho học sinh.

D. Xây dựng và thực hiện các chính sách về quyền trẻ em.

Câu 3: Gia đình có trách nhiệm như thế nào trong việc thực hiện quyền trẻ em?

A. Khai sinh, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ em.

B. Chủ động thực hiện quyền trẻ em để phát triển và bảo vệ bản thân.

C. Quản lí, chăm sóc sức khỏe, đảm bảo môi trường học tập an toàn cho học sinh.

D. Xây dựng và thực hiện các chính sách về quyền trẻ em.

Câu 4: Xã hội có trách nhiệm như thế nào trong việc thực hiện quyền trẻ em?

A. Khai sinh, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ em.

B. Chủ động thực hiện quyền trẻ em để phát triển và bảo vệ bản thân.

C. Quản lí, chăm sóc sức khỏe, đảm bảo môi trường học tập an toàn cho học sinh.

D. Xây dựng và thực hiện các chính sách về quyền trẻ em.

Câu 5: Học sinh có trách nhiệm như thế nào trong việc thực hiện quyền trẻ em?

A. Khai sinh, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ em.

B. Chủ động thực hiện quyền trẻ em để phát triển và bảo vệ bản thân.

C. Quản lí, chăm sóc sức khỏe, đảm bảo môi trường học tập an toàn cho học sinh.

D. Xây dựng và thực hiện các chính sách về quyền trẻ em.

Câu hỏi thông hiểu 

Câu 1: Hành động nào sau đây là việc làm thực hiện đúng quyền trẻ em?

A. Bắt trẻ em làm việc nặng quá mức.

B. Lợi dụng trẻ em đi ăn xin để bóc lột, lấy tiền.

C. Tiến hành khai sinh cho trẻ em.

D. Lợi dụng trẻ em để buôn bán ma túy.

Câu 2: Đâu là việc làm thể hiện gia đình đã thực hiện quyền trẻ em?

A. Xã B tổ chức tiêm phòng vacxin cho trẻ từ 13-16 tuổi.

B. Anh T bắt bé K (con anh T) nghỉ học để đi làm kiếm tiền.

C. Anh T tới Ủy ban nhân dân xã để làm thủ tục khai sinh cho con.

D. Trường X tổ chức giao lưu, chia sẻ về cách phòng chống bạo lực học đường.

Câu 3: Việc làm nào dưới đây không thực hiện đúng quyền trẻ em?

A. Bóc lột sức lao động của trẻ em.

B. Cô C đưa con tới trạm y tế xã để tiềm phòng vắc-xin.

C. Nhà nước xử lí nghiêm minh hành vi bạo hành trẻ em.

D. Khuyến khích trẻ em tham gia các hoạt động học tập, vui chơi.

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 6 hay khác:


Giải bài tập lớp 6 Cánh diều khác