Trắc nghiệm Giáo dục công dân 6 Cánh diều Bài 12 (có đáp án): Quyền trẻ em
Với 10 câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục công dân 6 Bài 12: Quyền trẻ em sách Cánh diều có đáp án chi tiết đầy đủ các mức độ sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm GDCD 6.
Câu 1: Quyền trẻ em là những lợi ích mà trẻ em được hưởng để
A. được sống và phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần.
B. phát triển tốt nhất về thể chất.
C. phát triển các năng khiếu như: ca hát, vũ đạo…
D. được tiêm phòng Vắc-xin và khám chữa bệnh miễn phí.
Câu 2: Các quyền cơ bản của trẻ em có thể phân thành mấy nhóm quyền?
A. 2 nhóm quyền
B. 3 nhóm quyền.
C. 4 nhóm quyền.
D. 5 nhóm quyền.
Câu 3: Quy định “Trẻ em có quyền được khai sinh” thuộc nhóm quyền nào dưới đây?
A. Quyền được sống còn.
B. Quyền được bảo vệ.
C. Quyền được phát triển.
D. Quyền được tham gia.
Câu 4: Quy định “Trẻ em có quyền bảo vệ dưới mọi hình thức để không bị bạo lực, bỏ rơi, bỏ mặc, bị bóc lột và xâm hại” thuộc nhóm quyền nào dưới đây?
A. Quyền được sống còn.
B. Quyền được bảo vệ.
C. Quyền được phát triển.
D. Quyền được tham gia.
Câu 5: Quy định “trẻ em có quyền học tập, vui chơi, giải trí, tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ” thuộc nhóm quyền nào dưới đây?
A. Quyền được sống còn.
B. Quyền được bảo vệ.
C. Quyền được phát triển.
D. Quyền được tham gia.
Câu 6: Quy định “Trẻ em có quyền được tiếp cận thông tin và tham gia các hoạt động xã hội” thuộc nhóm quyền nào dưới đây?
A. Quyền được sống còn.
B. Quyền được bảo vệ.
C. Quyền được phát triển.
D. Quyền được tham gia.
Câu 7: Nội dung nào sau đây không đúng khi nói về bổn phận của trẻ em với nhà trường?
A. Tôn trọng giáo viên, cán bộ, nhân viên nhà trường.
B. Rèn luyện đạp đức, thực hiện tốt nhiệm vụ học tập.
C. Chấp hành đầy đủ nội quy, quy định của nhà trường.
D. Sống buông thả bản thân, sa ngã vào các tệ nạn xã hội.
Câu 8: Đối với gia đình, trẻ em cần có bổn phận như thế nào?
A. Kính trọng, lễ phép, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.
B. Ganh ghét, đố kị, tị nạnh với anh/ chị/ em.
C. Dựa dẫm, ỉ lại vào sự yêu thương của bố mẹ.
D. Chỉ cần chăm ngoan, học giỏi, không cần lễ phép.
Câu 9: Đọc thông tin dưới đây và trả lời câu hỏi:
(1) Trẻ em không phải làm các công việc nặng nhọc quá sức so với bản thân
(2) Trẻ em được bảo vệ chống lại việc bóc lột, xâm hại.
Theo em, các quyền trên thuộc nhóm quyền nào dưới đây?
A. Quyền được sống còn.
B. Quyền được bảo vệ.
C. Quyền được phát triển.
D. Quyền được tham gia.
Câu 10:
(1) Trẻ em mồ côi được chăm sóc tại cơ sở bảo trợ
(2) Trẻ em có quyền có quốc tịch
(3) Trẻ em được tiêm phòng vắc-xin theo quy định của nhà nước.
(4) Trẻ em có quyền được bày tỏ ý kiến quan điểm cá nhân
(5) Trẻ em khuyết tật được học ở trường chuyên biệt .
Trong số các quyền cụ thể nêu trên, những quyền nào thuộc nhóm quyền được sống còn?
A. Quyền số (1), (2), (3).
B. Quyền số (1), (5), (4).
C. Quyền số (4), (2), (5).
D. Quyền số (3), (1), (4).
Câu 11: Đọc thông tin dưới đây và trả lời câu hỏi:
Trên đường đi làm, anh H và anh K trông thấy bác A đang lớn tiếng quát mắng và đánh bé M trên vỉa hè, mặc cho bé khóc lóc van xin. Thương bé M, anh H định dừng xe để can ngăn. Tuy nhiên anh K không đồng ý. Anh K bảo: “M là con của ông A, nó hư quá nên bố nó mới đánh đòn. Vả lại, bố đánh con là chuyện bình thường, các cụ chẳng bảo “thương cho roi cho vọt”, mình là người dưng như mình có quyền gì đâu mà can thiệp”.
Theo em, trong tình huống trên, nhân vật nào có suy nghĩ/ hành động đúng với quyền trẻ em?
A. Anh H.
B. Anh K.
C. Bác A.
D. Bác A và anh K.
Câu 12: Đọc thông tin dưới đây và trả lời câu hỏi:
Bà H đang làm chủ một cơ sở kinh doanh đồ thủ công mĩ nghệ. Để tiết kiệm chi phí, bà H đã thuê một số lao động trẻ em tới làm việc. Những lao động trẻ em này chủ yếu là con em các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn trong vùng. Mỗi ngày các em phải làm việc hơn 10 tiếng nhưng thu nhập chỉ bằng một phần ba người lớn, các em không được ký hợp đồng lao động và không được đóng bảo hiểm. Bà H còn thường xuyên kiếm cớ để phạt tiền các em nên khoản tiền hàng tháng các em nhận về chẳng được là bao.
Theo em, hành vi của bà H đã xâm phạm quyền cơ bản nào của trẻ em?
A. Quyền được sống còn.
B. Quyền được bảo vệ.
C. Quyền được phát triển.
D. Quyền được tham gia.
Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục công dân lớp 6 Cánh diều có đáp án hay khác:
Trắc nghiệm GDCD 6 Bài 7: Ứng phó với các tình huống nguy hiểm từ con người
Trắc nghiệm GDCD 6 Bài 8: Ứng phó với các tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên
Trắc nghiệm GDCD 6 Bài 10: Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Trắc nghiệm GDCD 6 Bài 11: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 6 hay khác:
- Giải sgk Giáo dục công dân 6 Cánh diều
- Giải SBT Giáo dục công dân 6 Cánh diều
- Giải lớp 6 Cánh diều (các môn học)
- Giải lớp 6 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 6 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Soạn Văn 6 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn Văn 6 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 6 - Cánh diều
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Explore English
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 6 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 6 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 6 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 6 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 6 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 6 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 6 - Cánh diều