Trắc nghiệm Giáo dục công dân 6 Cánh diều Bài 1 (có đáp án): Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ
Với 10 câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục công dân 6 Bài 1: Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ sách Cánh diều có đáp án chi tiết đầy đủ các mức độ sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm GDCD 6.
Câu 1: Hành vi nào dưới đây thể hiện sự giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ?
A. Làm tổn hại đến thanh danh gia đình, dòng họ.
B. Tự ti vì nghề làm chiếu cói của gia đình, dòng họ.
C. Tự hào và kế thừa nghề làm bánh lâu đời của gia đình mình.
D. Xấu hổ vì nghề làm đồ chơi trung thu truyền thống của gia đình.
Câu 2: Truyền thống gia đình, dòng họ được hiểu là những
A. công việc mà gia đình đang làm.
B. nghề nghiệp được gia đình làm nhiều nhất.
C. công việc nhà nông được truyền lại từ ông bà.
D. giá trị tốt đẹp mà gia đình, dòng họ đã tạo ra, được lưu truyền qua nhiều thế hệ.
Câu 3: Hành vi nào dưới đây thể hiện sự giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ?
Theo em, giữ gìn truyền thống gia đình, dòng họ là gì?
A. Không làm điều gì tổn hại đến thanh danh của gia đình, dòng họ.
B. Sa ngã vào các tệ nạn xã hội như: cờ bạc, ma túy…
C. Gây gổ, đánh nhau, bắt nạt bạn cùng lớp.
D. Nói xấu, bêu xấu người khác.
Câu 4:Nội dung nào dưới đây không đúng khi phản ánh về ý nghĩa của việc giữ gìn truyền thống của gia đình, dòng họ?
A. Giúp chúng ta có thêm kinh nghiệm và sức mạnh trong cuộc sống.
B. Góp phần làm phong phú thêm truyền thống và bản sắc dân tộc.
C. Giữ gìn được truyền thống đẹp của dòng họ, gia đình.
D. Khiến bản thân chúng ta tự mãn với những thành tựu mà gia đình đạt được.
Câu 5: Câu tục ngữ: “Giấy rách phải giữ lấy lề” muốn khuyên chúng ta cần: bảo vệ, giữ gìn phẩm chất tốt đẹp của cá nhân và phát huy
A. tình yêu thương, nhân ái.
B. lòng tốt bụng, tâm hồn hướng thiện.
C. truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.
D. tinh thần yêu quê hương, đất nước.
Câu 6: Đọc thông tin sau và trả lời câu hỏi:
Cố Giáo sư Nguyễn Lân là giáo sư, nhà giáo nhân dân, nhà biên soạn từ điển, học giả nổi tiếng của Việt Nam. Ông cống hiến trọn đời cho sự nghiệp giáo dục của nước nhà. Nghị lực và lửa yêu nghề của Giáo sư Nguyễn Lân đã truyền lại cho 8 người con, tất cả đều hiếu học. Dù theo đuổi những chuyên ngành khác nhau nhưng cả 8 người con của cố Giáo sư Nguyễn Lân đều chọn nghề làm thầy cao quý, đó là thầy giáo.
Việc những người con của cố GS. Nguyễn Lân đều lựa chọn nối tiếp nghề giáo đã thể hiện điều gì?
A. Tinh thần ham học hỏi của các con cố GS. Nguyễn Lân.
B. Các con của cố GS. Nguyễn Lân đều là những người yêu nước.
C. Các con của cố GS. Nguyễn Lân đã giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình.
D.Tinh thần nhiệt huyết, không ngại khó khăn của các con cố GS. Nguyễn Lân.
Câu 7: Đâu không phải là hành vi thể hiện việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ?
A. Không làm điều gì tổn hại đến thanh danh của gia đình, dòng họ.
B. Nghe theo lời dụ dỗ của kẻ xấu phá hoại truyền thống của gia đình.
C. Quảng bá, giới thiệu nghề truyền thống của gia đình trên mạng xã hội.
D. Dẫn khách du lịch đến tham quan làng nghề truyền thống của địa phương.
Câu 8: Theo em, quan điểm nào dưới đây không đúng?
A. Cần giữ gìn truyền thống gia đình, dòng họ bằng những việc làm thiết thực.
B. Mỗi gia đình, dòng họ đều có những truyền thống đẹp cần phát huy.
C. Truyền thống gia đình, dòng họ giúp chúng ta có thêm kinh nghiệm, sức mạnh.
D. Chỉ những gia đình, dòng họ nổi tiếng mới có truyền thống tốt đẹp.
Câu 9:Đọc các thông tin dưới đây và trả lời câu hỏi:
Nhà T ở Phú Nhi, Sơn Tây có truyền thống làm bánh tẻ. T rất hào hứng kể cho các bạn cùng lớp đại học nghe về quy trình làm ra một chiếc bánh tẻ gia đình mình. T mơ ước sau này có thể mở rộng cơ sở sản xuất và tăng cường quảng bá thương hiệu bánh tẻ của gia đình tới người tiêu dùng.
T đã làm gì để giữ gìn truyền thống của gia đình mình?
A. Xấu hổ, không dám kể với bạn bè về nghề truyền thống của gia đình.
B. Hào hứng giới thiệu và mơ ước được quảng bá hình ảnh về nghề truyền thống.
C. Ghét bỏ gia đình khi gia đình muốn T tiếp nối sự nghiệp làm bánh tẻ.
D. Cho rằng nghề làm bánh tẻ không có gì đánh để tự hào.
Câu 10: Đọc các thông tin dưới đây và trả lời câu hỏi:
Nằm nép mình bên dòng sông Đáy, làng Chuông nức tiếng với nghề làm nón suốt hơn 3 thế kỷ qua. Trải qua bao thăng trầm của thời gian, người dân làng Chuông vẫn âm thầm lưu giữ hồn quê hương qua những sản phẩm chiếc nón lá.
Bà H (làng Chuông, xã Phương Trung) miệt mài với từng công đoạn để làm nên những chiếc nón lá. Bà H cho biết, khi mới 6 tuổi bà đã biết khâu nón một cách thành thạo. Dấu vết nghề nón in hằn trên từng ngón tay của bà qua những vết kim đã đen màu theo thời gian. “Từ khi mới chỉ 4 -5 tuổi, tôi đã được mẹ cho làm quen với các công đoạn của nghề làm nón lá. Đến nay đã gần 50 năm gắn bó với nghề”, bà cho biết.
Theo em, bà H đã làm gì để giữ truyền thống làm nghề nón cho gia đình và quê hương mình?
A. Học nghề làm nón từ mẹ.
B. Yêu quí và gắn bó với nghề làm nón lá.
C. Chán ghét và bỏ công việc làm nghề nón.
D. A và B đều đúng.
Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục công dân lớp 6 Cánh diều có đáp án hay khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 6 hay khác:
- Giải sgk Giáo dục công dân 6 Cánh diều
- Giải SBT Giáo dục công dân 6 Cánh diều
- Giải lớp 6 Cánh diều (các môn học)
- Giải lớp 6 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 6 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Soạn Văn 6 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn Văn 6 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 6 - Cánh diều
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Explore English
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 6 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 6 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 6 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 6 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 6 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 6 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 6 - Cánh diều