Giáo án KHTN 8 Kết nối tri thức (năm 2024 mới nhất) | Giáo án Khoa học tự nhiên 8

Tài liệu Giáo án KHTN 8 Kết nối tri thức mới, chuẩn nhất theo mẫu Kế hoạch bài dạy (KHBD) chuẩn của Bộ GD&ĐT giúp Thầy/Cô dễ dàng soạn giáo án môn Khoa học tự nhiên 8 theo chương trình sách mới.

Xem thử Giáo án KHTN 8 KNTT Xem thử Giáo án điện tử KHTN 8 KNTT

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án KHTN 8 Kết nối tri thức (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

Xem thử Giáo án KHTN 8 KNTT Xem thử Giáo án điện tử KHTN 8 KNTT

BÀI 1: SỬ DỤNG MỘT SỐ HOÁ CHẤT, THIẾT BỊ CƠ BẢN TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM

I. MỤC TIÊU

1. Năng lực

a. Năng lực khoa học tự nhiên

- Nhận thức khoa học tự nhiên: Nhận biết được một số dụng cụ hoá chất và nêu được các quy tắc sử dụng dụng cụ, hoá chất an toàn trong phòng thí nghiệm; Nhận biết được một số thiết bị đo trong môn KHTN8 và cách sử dụng điện an toàn.

- Tìm hiểu tự nhiên: Biết cách khai thác thông tin trên nhãn hoá chất để sử dụng chúng đúng cách và an toàn; Sử dụng được một số hoá chất, dụng cụ thí nghiệm, thiết bị điện trong thực tế cuộc sống và trong phòng thí nghiệm.

b. Năng lực chung

+ Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu các phương pháp và kĩ thuật học tập môn Khoa học tự nhiên.

+ Giao tiếp và hợp tác: Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày báo cáo.

+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập.

2. Phẩm chất

- Hứng thú, tự giác, chủ động, sáng tạo trong tiếp cận kiến thức mới qua sách vở và thực tiễn.

- Trung thực, cẩn thận trong thực hành, ghi chép kết quả thực hành, thí nghiệm.

- Có ý thức sử dụng hợp lý và bảo vệ nguồn tài sản chung.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên

- Hình ảnh một số nhãn hoá chất (hoặc hình ảnh phóng to hình 1.1); hình ảnh các thiết bị điện (có trong mục III.3 SGK KHTN8).

- Một số dụng cụ thuỷ tinh như: ống nghiệm, cốc thuỷ tinh, bình nón, phễu lọc, ống đong, ống hút nhỏ giọt, kẹp gỗ … (hoặc hình ảnh phóng to hình 1.2).

- Một số thiết bị: máy đo pH, huyết áp kế …

- Thiết kế phiếu học tập, slide, máy tính tính, máy chiếu …

2. Học sinh

- Các mẫu nước (nước máy, nước mưa, nước ao, nước chanh, nước cam, nước vôi trong … để đo pH, mỗi HS chuẩn bị 1 mẫu).

- SGK, vở ghi…

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. KHỞI ĐỘNG 

Hoạt động 1: Mở đầu

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài mới.

b. Nội dung: GV dựa vào câu hỏi mở đầu SGK – KHTN8 tr6 để dẫn dắt vào bài mới.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh, câu trả lời có thể đúng hoặc sai, giáo viên không nhận xét tính đúng sai mà căn cứ vào đó để dẫn dắt vào bài mới.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Giáo viên nêu nhiệm vụ: Trong chương trình KHTN chúng ta thường xuyên được thực hành làm các thí nghiệm. Vậy trong thực hành, học sinh cần chú ý những điều gì khi sử dụng các dụng cụ thí nghiệm, thiết bị đo và hoá chất để đảm bảo thành công và an toàn?

- Học sinh nhận nhiệm vụ.

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

- Học sinh làm việc theo cặp cùng bàn, thảo luận.

- Giáo viên theo dõi và hỗ trợ HS khi cần thiết.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện một cặp đôi báo cáo kết quả.

- Giáo viên không nhận xét tính đúng sai mà căn cứ vào đó để dẫn dắt vào bài mới.

GV dẫn dắt vào bài: Để biết được những điều cần chú ý khi sử dụng các dụng cụ thí nghiệm, thiết bị đo và hoá chất đảm bảo thành công và an toàn chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay:

Bài 1: Sử dụng một số hoá chất, thiết bị cơ bản trong phòng thí nghiệm

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 2: Tìm hiểu cách nhận biết hoá chất và quy tắc sử dụng hoá chất an toàn trong phòng thí nghiệm

a) Mục tiêu:

- Học sinh nêu được một số hoá chất và quy tắc sử dụng hoá chất an toàn trong phòng thí nghiệm.

- Học sinh khai thác được thông tin trên nhãn hoá chất để sử dụng hoá chất một cách đúng cách và an toàn.

b) Nội dung: Học sinh thảo luận theo nhóm nhỏ, hoàn thành phiếu học tập từ đó lĩnh hội kiến thức.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Câu 1: Nhãn hoá chất cho biết các thông tin gì? Hãy cho biết thông tin có trên các nhãn hoá chất ở Hình 1.1?

Giáo án Hóa học 8 Kết nối tri thức (năm 2024 mới nhất) | Giáo án Khoa học tự nhiên 8

Câu 2: Trình bày cách lấy hoá chất rắn và hoá chất lỏng.

Câu 3: Chỉ ra những tình huống nguy hiểm có thể gặp phải trong khi tiến hành thí nghiệm với hoá chất. Đề xuất cách xử lí an toàn cho mỗi tình huống đó.

c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.

Dự kiến sản phẩm:

Câu 1: Các hoá chất trong phòng thí nghiệm đều được đựng trong chai hoặc lọ kín, thường được làm bằng thuỷ tinh, nhựa, ... và có dán nhãn ghi tên, công thức hoá học, trọng lượng hoặc thể tích, độ tinh khiết, nhà sản xuất, các kí hiệu cảnh báo, điều kiện bảo quản, ... Các dung dịch hoá chất pha sẵn có nồng độ của chất tan ...

- Nhãn a) cho biết:

+ Tên hoá chất: sodium hydroxide.

+ Công thức hoá học: NaOH.

+ Độ tinh khiết: AR – hoá chất tinh khiết.

+ Khối lượng: 500g.

+ Tiêu chuẩn chất lượng: TCCS 51/2008/HCĐG.

+ Hạn sử dụng: 3 năm kể từ ngày sản xuất.

- Nhãn b) cho biết:

+ Tên hoá chất: Hydrochloric acid.

+ Nồng độ chất tan: 37%.

+ Công thức hoá học: HCl.

+ Khối lượng mol: 36,46 g/mol.

+ Các kí hiệu cảnh báo:

Giáo án Hóa học 8 Kết nối tri thức (năm 2024 mới nhất) | Giáo án Khoa học tự nhiên 8

- Nhãn c) cho biết:

Giáo án Hóa học 8 Kết nối tri thức (năm 2024 mới nhất) | Giáo án Khoa học tự nhiên 8 : Lưu ý khi vận chuyển, hoá chất nguy hiểm.

+ Oxidizing: có tính oxi hoá.

+ Gas: thể khí.

+ Tên chất: oxygen.

+ Mã số: UN 1072 – mã số này là danh mục để xác định hoá chất nguy hiểm oxygen, nén.

+ Khối lượng: 25 kg.

Câu 2:

- Cách lấy hoá chất rắn: Không được dùng tay trực tiếp lấy hoá chất. Khi lấy hoá chất rắn ở dạng hạt nhỏ hay bột ra khỏi lọ phải dùng thìa kim loại hoặc thuỷ tinh để xúc. Lấy hoá chất rắn ở dạng hạt to, dây, thanh có thể dùng panh để gắp. Không được đặt lại thìa, panh vào các lọ đựng hoá chất sau khi đã sử dụng.

- Cách lấy hoá chất lỏng: Không được dùng tay trực tiếp lấy hoá chất. Lấy hoá chất lỏng từ chai miệng nhỏ thường phải rót qua phễu hoặc qua cốc, ống đong có mỏ, lấy lượng nhỏ dung dịch thường dùng ống hút nhỏ giọt; rót hoá chất lỏng từ lọ cần hướng nhãn hoá chất lên phía trên tránh để các giọt hoá chất dính vào nhãn làm hỏng nhãn.

Câu 3:

- Những tình huống nguy hiểm có thể gặp phải trong khi tiến hành thí nghiệm với hoá chất và cách xử lí:

+ Nếu bị bỏng vì acid đặc, nhất là sulfuric acid đặc thì phải dội nước rửa ngay nhiều lần, nếu có vòi nước thì cho chảy mạnh vào vết bỏng 3 – 5 phút, sau đó rửa bằng dung dịch NaHCO3, không được rửa bằng xà phòng.

+ Bị bỏng vì kiềm đặc thì lúc đầu chữa như bị bỏng acid, sau đó rửa bằng dung dịch loãng acetic acid 5% hay giấm.

+ Khi bị ngộ độc bởi các khí độc, cần đình chỉ thí nghiệm, mở ngay cửa và cửa sổ, đưa ngay bệnh nhân ra ngoài chỗ thoáng gió, đưa các bình có chứa hoặc sinh ra khí độc vào tủ hốt hoặc đưa ra ngoài phòng…

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Giáo viên yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm nhỏ (theo bàn) thảo luận và hoàn thiện phiếu học tập số 1.

- HS nhận nhiệm vụ.

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nghiên cứu tài liệu, thảo luận nhóm, hoàn thiện phiếu học tập số 1.

- GV theo dõi, đôn đốc và hỗ trợ học sinh khi cần thiết.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện 3 nhóm lần lượt trình bày đáp án từng câu hỏi, các nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV tổng kết, chuẩn hoá kiến thức.

I. Nhận biết hoá chất và quy tắc sử dụng  hoá chất an toàn trong phòng thí nghiệm

1. Nhận biết hoá chất

Các hoá chất trong phòng thí nghiệm đều được đựng trong chai hoặc lọ kín, thường được làm bằng thuỷ tinh, nhựa, ... và có dán nhãn ghi tên, công thức hoá học, trọng lượng hoặc thể tích, độ tinh khiết, nhà sản xuất, các kí hiệu cảnh báo, điều kiện bảo quản, ... Các dung dịch hoá chất pha sẵn có nồng độ của chất tan ...

2. Quy tắc sử dụng hoá chất an toàn trong phòng thí nghiệm

- Không sử dụng hoá chất đựng trong đồ chứa không có nhãn hoặc nhãn mờ, mất chữ. Đọc cẩn thận nhãn hoá chất, tìm hiểu kĩ tính chất, cảnh báo … của mỗi loại hoá chất trước khi sử dụng.

- Thực hiện thí nghiệm cẩn thận, đúng quy tắc, không dùng tay trực tiếp lấy hoá chất.

- Khi bị hoá chất dính vào người hoặc hoá chất bị đổ, bị tràn cần báo cáo với giáo viên để được hướng dẫn xử lí.

- Các hoá chất dùng xong còn thừa, không được đổ trở lại bình chứa mà cần được xử lí theo hướng dẫn của giáo viên.

Hoạt động 3: Tìm hiểu một số dụng cụ thí nghiệm và cách sử dụng

a) Mục tiêu: Học sinh nêu được một số dụng cụ thí nghiệm thông dụng (ống nghiệm, cốc thuỷ tinh, bình nón, phễu lọc, ống đong, ống hút, ống nhỏ giọt, kẹp gỗ …) và cách sử dụng một số dụng cụ thí nghiệm này.

b) Nội dung:

Học sinh thảo luận theo nhóm nhỏ, hoàn thành phiếu học tập số 2, từ đó lĩnh hội kiến thức.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

Câu 1: Tìm dụng cụ cần thiết trong cột B phù hợp với mục đích sử dụng trong cột A.

Giáo án Hóa học 8 Kết nối tri thức (năm 2024 mới nhất) | Giáo án Khoa học tự nhiên 8

Câu 2: Khi đun nóng hoá chất trong ống nghiệm, không nên kẹp ống nghiệm quá cao hoặc quá thấp và phải hơ nóng đều ống nghiệm. Hãy giải thích điều này.

Câu 3: Nêu cách sử dụng ống hút nhỏ giọt khi làm thí nghiệm.

c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.

Dự kiến sản phẩm:

Câu 1:

a – 2; b – 4; c – 6; d – 1; e – 3; g - 5.

Câu 2:

- Khi kẹp ống nghiệm, cần kẹp ở vị trí 1/3 ống nghiệm, tính từ miệng ống nghiệm xuống.

Không nên kẹp ống nghiệm quá cao để dễ dàng thao tác thí nghiệm; không nên kẹp ống nghiệm quá thấp tránh để tuột, rơi ống nghiệm, đặc biệt là ống nghiệm đã chứa hoá chất, gây nguy hiểm.

- Khi đun hoá chất cần phải hơ nóng đều ống nghiệm, sau đó mới đun trực tiếp tại nơi có hoá chất. Việc hơ nóng đều ống nghiệm giúp nhiệt toả đều, tránh làm nứt, vỡ ống nghiệm khi lửa tụ nhiệt tại một điểm.

Câu 3: Cách sử dụng ống hút nhỏ giọt khi làm thí nghiệm: Ống hút nhỏ giọt thường có quả bóp cao su để lấy chất lỏng với lượng nhỏ. Khi lấy chất lỏng, bóp chặt và giữ quả bóp cao su, đưa ống hút nhỏ giọt vào lọ đựng hoá chất, thả chậm quả bóng cao su để hút chất lỏng lên. Chuyển ống hút nhỏ giọt đến ống nghiệm và bóp nhẹ quả bóp cao su để chuyển từng giọt dung dịch vào ống nghiệm. Không chạm đầu ống hút nhỏ giọt vào thành ống nghiệm.

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Giáo viên yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm nhỏ (theo bàn) thảo luận và hoàn thiện phiếu học tập số 2.

- HS nhận nhiệm vụ.

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nghiên cứu tài liệu, thảo luận nhóm, hoàn thiện phiếu học tập số 2.

- GV theo dõi, đôn đốc và hỗ trợ học sinh khi cần thiết.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện 3 nhóm lần lượt trình bày đáp án từng câu hỏi, các nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV tổng kết, chuẩn hoá kiến thức.

II. Giới thiệu một số dụng cụ thí nghiệm và cách sử dụng

1. Một số dụng cụ thí nghiệm thông dụng

Ống nghiệm, cốc thuỷ tinh, bình nón, phễu lọc, ống đong, ống hút nhỏ giọt, kẹp gỗ…

2. Cách sử dụng một số dụng cụ thí nghiệm

a) Ống nghiệm

- Khi thực hiện thí nghiệm, giữ ống nghiệm bằng tay không thuận, dùng tay thuận để thêm hoá chất vào ống nghiệm.

- Khi đun nóng hoá chất trong ống nghiệm cần kẹp ống nghiệm bằng kẹp ở khoảng 1/3 ống nghiệm tính từ miệng ống. Từ từ đưa đáy ống nghiệm vào ngọn lửa đèn cồn, miệng ống nghiêng về phía không có người, làm nóng đều đáy ống nghiệm rồi mới đun trực tiếp tại nơi có hoá chất. Điều chỉnh đáy ống nghiệm vào vị trí nóng nhất của ngọn lửa (khoảng 2/3 ngọn lửa từ dưới lên), không để đáy ống nghiệm chạm vào bấc đèn cồn.

b) Ống hút nhỏ giọt

Ống hút nhỏ giọt thường có quả bóp cao su để lấy chất lỏng với lượng nhỏ. Khi lấy chất lỏng, bóp chặt và giữ quả bóp cao su, đưa ống hút nhỏ giọt vào lọ đựng hoá chất, thả chậm quả bóng cao su để hút chất lỏng lên. Chuyển ống hút nhỏ giọt đến ống nghiệm và bóp nhẹ quả bóp cao su để chuyển từng giọt dung dịch vào ống nghiệm. Không chạm đầu ống hút nhỏ giọt vào thành ống nghiệm.

Hoạt động 4: Tìm hiểu về thiết bị đo pH

a) Mục tiêu:

- Học sinh nắm được cách sử dụng thiết bị đo pH.

- Học sinh thực hiện đo và đọc kết quả pH của một số dung dịch.

b) Nội dung: Học sinh làm việc theo nhóm, nghiên cứu SGK và thực hiện hoạt động – SGK tr8, hoàn thành phiếu học tập số 3, từ đó lĩnh hội kiến thức.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3

Câu 1: Nêu cách sử dụng thiết bị đo pH.

Câu 2: Sử dụng thiết bị đo pH để xác định pH của các mẫu sau: a) nước máy; b) nước mưa; c) nước hồ/ ao; d) nước chanh; e) nước cam; g) nước vôi trong.

c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.

Dự kiến:

Câu 1: Cách sử dụng thiết bị đo pH: cho điện cực của thiết bị vào dung dịch cần đo pH, giá trị pH của dung dịch sẽ xuất hiện trên thiết bị đo.

Câu 2: Kết quả tham khảo:

Mẫu

pH

a) nước máy

7,5

b) nước mưa

6,5

c) nước hồ/ ao

7,6

d) nước chanh

2,4

e) nước cam

3,5

g) nước vôi trong

12

 

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chiếu hình ảnh máy đo pH phân tích cấu tạo máy đo pH và cách sử dụng.

- GV giao mỗi nhóm 1 bút đo pH, yêu cầu HS quan sát. Sau đó GV làm mẫu đo pH của 1 dung dịch bất kì bằng bút đo pH.

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm hoàn thiện phiếu học tập số 3.

- HS nhận nhiệm vụ.

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

- Học sinh thảo luận nhóm hoàn thiện câu hỏi 1 sau đó thực hành theo nhóm xác định pH của các dung dịch và ghi lại kết quả.

- GV quan sát, đôn đốc và hỗ trợ học sinh khi cần thiết.

Bước 3. Báo cáo kết quả

- Đại diện từng nhóm HS báo cáo kết quả, các nhóm khác theo dõi nhận xét.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV tổng kết, chuẩn hoá kiến thức.

III. Giới thiệu một số thiết bị và cách sử dụng

1. Thiết bị đo pH

Cách sử dụng thiết bị đo pH: cho điện cực của thiết bị vào dung dịch cần đo pH, giá trị pH của dung dịch sẽ xuất hiện trên thiết bị đo.

Hoạt động 5: Tìm hiểu về huyết áp kế

a) Mục tiêu: Học sinh nắm được cấu tạo của huyết áp kế đồng hồ, biết cách sử dụng huyết áp kế đồng hồ để đo huyết áp.

b) Nội dung:

- HS tìm hiểu SGK và quan sát thực tế huyết áp kế đồng hồ nêu được cấu tạo và cách sử dụng huyết áp kế đồng hồ.

- HS thực hành đo huyết áp của bạn cùng bàn bằng huyết áp kế đồng hồ.

c) Sản phẩm:

- Cấu tạo huyết áp kế đồng hồ: gồm một bao làm bằng cao su, được bọc trong băng vải dài để có thể quấn quanh cánh tay, nối với áp kế đồng hồ bằng đoạn ống cao su. Áp kế này lại được nối với bóp cao su có van và một ốc có thể vặn chặt hoặc nới lỏng.

- Kết quả đo huyết áp của bạn bên cạnh.

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giới thiệu huyết áp kế đồng hồ, yêu cầu HS nêu cấu tạo của huyết áp kế đồng hồ.

- GV tiến hành đo huyết áp của một bạn HS để làm mẫu. Sau đó yêu cầu HS thực hành đo huyết áp của bạn bên cạnh, ghi lại kết quả.

- HS nhận nhiệm vụ.

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thực hiện nhiệm vụ.

- GV đôn đốc, theo dõi và hỗ trợ học sinh khi cần thiết.

Bước 3. Báo cáo kết quả

- Một số HS đại diện báo cáo kết quả đo huyết áp của bạn bên cạnh.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV tổng kết và có thể mở rộng thêm kiến thức về chỉ số huyết áp đến sức khoẻ con người.

2. Huyết áp kế

- Huyết áp kế dùng để đo huyết áp gồm huyết áp kế đồng hồ và huyết áp kế thuỷ ngân….

- Cấu tạo huyết áp kế đồng hồ: gồm một bao làm bằng cao su, được bọc trong băng vải dài để có thể quấn quanh cánh tay, nối với áp kế đồng hồ bằng đoạn ống cao su. Áp kế này lại được nối với bóp cao su có van và một ốc có thể vặn chặt hoặc nới lỏng.

 

 

Hoạt động 6: Tìm hiểu thiết bị điện và cách sử dụng

a) Mục tiêu: Học sinh nêu được 1 số thiết bị điện và cách sử dụng các thiết bị này.

b) Nội dung: Học sinh nghiên cứu SGK, thảo luận theo nhóm hoàn thành phiếu học tập số 4, từ đó lĩnh hội kiến thức:

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4

Câu 1: Trong gia đình cũng có một số thiết bị điện cơ bản, kể tên những thiết bị đó?

Câu 2: Kể và mô tả về một số loại pin mà em biết.

Câu 3: Quan sát ampe kế, vôn kế trong Hình 1.6:

Giáo án Hóa học 8 Kết nối tri thức (năm 2024 mới nhất) | Giáo án Khoa học tự nhiên 8

a. Chỉ ra các điểm đặc trưng của ampe kế và vôn kế.

b. Chỉ ra sự khác nhau giữa hai dụng cụ này.

Câu 4: Hãy thảo luận nhóm về cách sử dụng điện an toàn trong phòng thí nghiệm:

- Khi sử dụng thiết bị đo điện (ampe kế, vôn kế, joulemeter, …) cần lưu ý điều gì để đảm bảo an toàn cho thiết bị và người sử dụng?

- Khi sử dụng nguồn điện và biến áp nguồn cần lưu ý điều gì?

- Trình bày cách sử dụng an toàn các thiết bị điện.

c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh. Dự kiến:

Câu 1:

- Điện trở, biến trở thường có trong các thiết bị sử dụng điện: quạt điện, bếp điện, ti vi, …

- Pin thường có trong các thiết bị điều khiển, đồ chơi trẻ em.

- Công tắc, cầu chì, aptômát thường mắc trong mạch điện để bảo vệ các thiết bị sử dụng điện.

- Ổ cắm điện, dây nối là các thiết bị điện hỗ trợ khi lắp mạch điện.

Câu 2:

- Pin tiểu (Pin 2A/ pin con thỏ, pin 3A) thường dùng trong các thiết bị điện tử cẩm tay như đồng hồ treo tường, điều khiển, đồ chơi trẻ em, …

- Pin trung (pin C) có hình trụ tròn, có kích thước 50 × 26mm, có dung lượng trung bình là khoảng 6000mAh và được sử dụng linh hoạt trong các thiết bị thông dụng như mồi lửa bếp ga, đài cát – sét, …

- Pin đại (pin D, pin LR20) là loại pin có dung lượng lớn nhất trong các loại pin hình trụ, với dung lượng tối đa lên tới 12.000 mAh, kích thước là 60 × 34 mm. Thường được sử dụng trong các mẫu đèn pin cỡ lớn.

- Pin cúc áo (pin điện tử) là loại pin dẹt, có kích thước rất nhỏ với đường kính khoảng 20mm, chiều cao khoảng 2,9 mm đến 3,2 mm tùy thuộc vào kiểu máy và có dung lượng từ 110mAh đến 150mAh. Thường được dùng làm nguồn điện cho các thiết bị, đồ dùng, vật dụng nhỏ như đồng hồ, đồ chơi.

Câu 3:

a. Các điểm đặc trưng của ampe kế và vôn kế.

- Các điểm đặc trưng của ampe kế:

+ Trên màn hình của ampe kế có chữ A hoặc mA.

+ Có các chốt được ghi dấu (+) với chốt dương và dấu (–) với chốt âm.

+ Có nút điều chỉnh kim để có thể đưa ampe kế về chỉ số 0.

- Các điểm đặc trưng của vôn kế:

+ Trên màn hình của ampe kế có chữ V hoặc mV.

+ Có các chốt được ghi dấu (+) với chốt dương và dấu (–) với chốt âm.

+ Có nút điều chỉnh kim để có thể đưa vôn kế về chỉ số 0.

b. Sự khác nhau giữa hai dụng cụ ampe kế và vôn kế.

So sánh

Ampe kế

Vôn kế

Chức năng

Là dụng cụ đo cường độ dòng điện.

Là dụng cụ đo hiệu điện thế.

Cách mắc

Mắc nối tiếp với thiết bị điện: Cực (+) của ampe kế mắc với cực (+) của nguồn điện, cực (-) của ampe kế mắc với cực (+) của thiết bị điện, cực (-) của thiết bị điện mắc với cực (-) của nguồn điện.

Mắc song song với thiết bị điện để đo hiệu điện thế của thiết bị.

Mắc song song với nguồn điện để đo hiệu điện thế của nguồn.

Cụ thể: cực (+) của vôn kế nối với cực (+) của nguồn điện/thiết bị điện, cực (-) của vôn kế nối với cực (-) của nguồn điện/thiết bị điện.

Điện trở

Ampe kế có điện trở không đáng kể.

Vôn kế có điện trở vô cùng lớn.

Câu 4:

- Để đảm bảo an toàn cho thiết bị và người sử dụng khi sử dụng thiết bị đo điện (ampe kế, vôn kế, joulemeter, …) ta cần lưu ý:

+ Sử dụng đúng chức năng, đúng thang đo của thiết bị đo điện.

+ Mắc vào mạch điện đúng cách.

+ Sử dụng nguồn điện phù hợp với thiết bị đo điện.

- Khi sử dụng nguồn điện và biến áp nguồn cần lưu ý:

+ Chọn đúng điện áp.

+ Chọn đúng chức năng.

+ Mắc đúng các chốt cắm.

- Cách sử dụng an toàn các thiết bị điện:

+ Lắp đặt thiết bị đóng ngắt điện, thiết bị điện hỗ trợ đúng cách, phù hợp.

+ Giữ khoảng cách an toàn với nguồn điện trong gia đình.

+ Tránh xa nơi điện thế nguy hiểm.

+ Tránh sử dụng thiết bị điện khi đang sạc.

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Giáo viên yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm nhỏ (theo bàn) thảo luận và hoàn thiện phiếu học tập số 4.

- HS nhận nhiệm vụ.

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nghiên cứu tài liệu, thảo luận nhóm, hoàn thiện phiếu học tập số 4.

- GV theo dõi, đôn đốc và hỗ trợ học sinh khi cần thiết.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện 4 nhóm lần lượt trình bày đáp án từng câu hỏi, các nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV tổng kết, chuẩn hoá kiến thức.

3. Thiết bị điện và cách sử dụng

a) Thiết bị cung cấp điện (nguồn điện)

Các thí nghiệm thường dùng nguồn điện là pin 1,5 V. Để có bộ nguồn 3 V thì dùng hai pin, để có bộ nguồn 6 V thì dùng 4 pin.

b) Biến áp nguồn

Biến áp nguồn là thiết bị có chức năng chuyển đổi điện áp xoay chiều có giá trị 220 V thành điện áp xoay chiều hoặc điện áp một chiều có giá trị nhỏ đảm bảo an toàn khi tiến hành thí nghiệm.

c) Thiết bị đo điện

Thiết bị đo điện gồm ampe kế và vôn kế: ampe kế đo cường độ dòng điện, vôn kế đo hiệu điện thế.

d) Joulemeter

Joulemeter là thiết bị có chức năng dùng để đo dòng điện, điện áp, công suất và năng lượng điện cung cấp cho mạch điện. Các giá trị này được hiển thị trên màn hình LED.

e) Thiết bị sử dụng điện

Một số thiết bị sử dụng điện trong phòng thí nghiệm:

- Biến trở;

- Điôt phát quang (kèm điện trở bảo vệ)

- Bóng đèn kèm đui 3 V

g) Thiết bị điện hỗ trợ

Một số thiết bị điện hỗ trợ trong phòng thí nghiệm:

- Công tắc;

- Cầu chì ống;

- Dây nối…

C. LUYỆN TẬP

a) Mục tiêu:

- Hệ thống được một số kiến thức đã học. 

b) Nội dung:

- GV yêu cầu học sinh làm việc theo cặp đôi, hoàn thiện phiếu học tập số 5:

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 5

Câu 1: Kí hiệu cảnh báo dưới đây được in trên nhãn chai hoá chất. Kí hiệu này có nghĩa là

Giáo án Hóa học 8 Kết nối tri thức (năm 2024 mới nhất) | Giáo án Khoa học tự nhiên 8

A. hoá chất dễ cháy.

B. hoá chất độc với môi trường.

C. hoá chất kích ứng đường hô hấp.

D. hoá chất gây hại cho sức khoẻ.

Câu 2: Việc làm nào sau đây không đảm bảo quy tắc an toàn trong phòng thí nghiệm?

A. Không sử dụng hoá chất đựng trong đồ chứa không có nhãn hoặc nhãn mờ.

B. Đọc cẩn thận nhãn hoá chất trước khi sử dụng.

C. Có thể dùng tay trực tiếp lấy hoá chất.

D. Không được đặt lại thìa, panh vào lọ đựng hoá chất sau khi đã sử dụng.

Câu 3: Để lấy một lượng nhỏ dung dịch (khoảng 1 mL) thường dùng dụng cụ nào sau đây?

A. Phễu lọc.

B. Ống đong có mỏ.

C. Ống nghiệm.

D. Ống hút nhỏ giọt.

Câu 4: Khi đun nóng hoá chất trong ống nghiệm, cách làm nào sau đây là sai?

A. Kẹp ống nghiệm bằng kẹp ở khoảng 1/3 ống nghiệm tính từ miệng ống.

B. Miệng ống nghiệm nghiêng về phía không có người.

C. Làm nóng đều đáy ống nghiệm rồi mới đun trực tiếp tại nơi có hoá chất.

D. Để đáy ống nghiệm sát vào bấc đèn cồn.

Câu 5: Mẫu nước nào sau đây có pH > 7?

A. Nước cam.

B. Nước vôi trong.

C. Nước chanh.

D. Nước coca cola.

Câu 6: Thiết bị cung cấp điện là

A. pin 1,5 V.

B. ampe kế.

C. vôn kế.

D. công tắc.

Câu 7: Thiết bị đo cường độ dòng điện là

A. vôn kế.

B. ampe kế.

C. biến trở.

D. cầu chì ống.

Câu 8: Biến áp nguồn là thiết bị có chức năng

A. đo cường độ dòng điện.

B. đo hiệu điện thế.

C. chuyển đổi điện áp xoay chiều có giá trị 220V thành điện áp xoay chiều hoặc điện áp một chiều có giá trị nhỏ.

D. đo dòng điện, điện áp, công suất và năng lượng điện cung cấp cho mạch điện.

Câu 9: Thiết bị sử dụng điện là

A. điốt phát quang (kèm điện trở bảo vệ).

B. dây nối.

C. công tắc.

D. cầu chì.

Câu 10: Thiết bị có chức năng dùng để đo dòng điện, điện áp, công suất và năng lượng điện cung cấp cho mạch điện là

A. biến trở.

B. joulemeter.

C. cầu chì.

D. biến áp nguồn.

c) Sản phẩm:

Câu trả lời của học sinh. Đáp án

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

A

C

D

D

B

A

B

C

A

B

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV phát phiếu học tập số 5, yêu cầu học sinh thảo luận theo cặp đôi trong 15 phút, hoàn thành phiếu học tập.

- HS nhận nhiệm vụ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- Học sinh thảo luận theo cặp đôi.

- GV đôn đốc và hỗ trợ khi cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- Lần lượt đại diện từng nhóm báo cáo kết quả, mỗi bạn báo cáo 1 câu, không trùng lặp.

- Các nhóm còn lại theo dõi, nhận xét, góp ý (nếu có)

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, chuẩn hoá kiến thức.

D. VẬN DỤNG

a) Mục tiêu:

- Phát triển năng lực tự học, tự tìm hiểu của học sinh.

b) Nội dung:

­­- Học sinh làm việc ở nhà: Sưu tầm hình ảnh 1 số nhãn dán hoá chất (trên sách, báo, internet …) và khai thác các thông tin trên nhãn hoá chất để sử dụng hoá chất đúng cách, an toàn.

c) Sản phẩm:

- Báo cáo của học sinh.

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Giáo viên yêu cầu học sinh về nhà: Sưu tầm hình ảnh 1 số nhãn dán hoá chất (trên sách, báo, internet …) và khai thác các thông tin trên nhãn hoá chất để sử dụng hoá chất đúng cách, an toàn. Học sinh nộp sản phẩm vào buổi học sau.

- HS nhận nhiệm vụ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thực hiện tại nhà.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- HS nộp báo cáo sản phẩm vào buổi học sau.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, đánh giá và có thể cho điểm với những bài làm tốt.


BÀI 2: PHẢN ỨNG HOÁ HỌC

I. MỤC TIÊU

1. Năng lực

a. Năng lực khoa học tự nhiên

+ Nêu được khái niệm, đưa ra được ví dụ minh hoạ và phân biệt được biến đổi vật lí, biến đổi hoá học.

+ Tiến hành được một số thí nghiệm về biến đổi vật lí và biến đổi hoá học.

+ Nêu được khái niệm phản ứng hoá học, chất đầu, sản phẩm và sự sắp xếp khác nhau của các nguyên tử trong phân tử các chất.

+ Chỉ ra được một số dấu hiệu chứng tỏ có phản ứng hoá học xảy ra.

+ Nêu được khái niệm, đưa ra được ví dụ minh hoạ về phản ứng toả nhiệt, thu nhiệt và trình bày được các ứng dụng phổ biến của phản ứng toả nhiệt (đốt cháy than, xăng, dầu).

b. Năng lực chung

+ Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực nghiên cứu SGK, tài liệu tham khảo …

+ Giao tiếp và hợp tác: Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày báo cáo.

+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập.

2. Phẩm chất

- Hứng thú, tự giác, chủ động, sáng tạo trong tiếp cận kiến thức mới qua sách vở và thực tiễn.

- Trung thực, cẩn thận trong thực hành, ghi chép kết quả thực hành, thí nghiệm.

- Có ý thức sử dụng hợp lý và bảo vệ nguồn tài sản chung.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên

- 6 bộ dụng cụ cho 6 nhóm:

+ Hoá chất: nước đá viên, dung dịch: HCl, NaOH, CuSO4, BaCl2, Zn.

+ Dụng cụ: cốc thuỷ tinh (dung tích 250 mL), nhiệt kế, đèn cồn, kiềng sắt, giá để ống nghiệm, ống nghiệm, ống hút nhỏ giọt.

- Video thí nghiệm sắt phản ứng với lưu huỳnh (nếu không có video tương tự như các bước tiến hành trong SGK thì GV có thể tự làm thí nghiệm tại phòng thí nghiệm sau đó quy video lại hoặc GV biểu diễn thí nghiệm trên lớp).

- Thiết kế phiếu học tập, slide.

- Máy tính, máy chiếu …

2. Học sinh

- SGK, vở ghi …

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. KHỞI ĐỘNG 

Hoạt động 1: Mở đầu

a. Mục tiêu: Khơi gợi kiến thức cũ, tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài mới.

b. Nội dung: HS thảo luận theo cặp đôi, trả lời câu hỏi mở đầu trang 11 - SGK – KHTN8 từ đó hình thành mục tiêu bài học.

CÂU HỎI MỞ ĐẦU

Khi đốt nến, một phần nến chảy lỏng, một phần nến bị cháy. Cây nến ngắn dần. Vậy phần nến nào đã bị biến đổi thành chất mới?

c. Sản phẩm:

Câu trả lời của học sinh. Dự kiến:

Phần nến bị cháy đã bị biến đổi thành chất mới. Cụ thể nến cháy sinh ra carbon dioxide và nước.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV nêu vấn đề: Trong chương trình KHTN6 các em đã được biết thế nào là hiện tượng vật lí, thế nào là hiện tượng hoá học. Vậy khi đốt nến, một phần nến chảy lỏng, một phần nến bị cháy. Cây nến ngắn dần. Vậy phần nến nào đã bị biến đổi thành chất mới? Các em hãy thảo luận cùng bạn bên cạnh để trả lời câu hỏi này.

- HS nhận nhiệm vụ.

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận cặp đôi.

- GV quan sát, đôn đốc và hỗ trợ HS khi cần thiết.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện học sinh trình bày câu trả lời, các HS còn lại theo dõi nhận xét.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV chuẩn hoá kiến thức và dẫn dắt vào bài mới.

GV dẫn dắt vào bài: Để củng cố kiến thức về biến đổi vật lí, biến đổi hoá học và đào sâu kiến thức về biến đổi hoá học các em cùng cô tìm hiểu bài học hôm nay:

Bài 2: Phản ứng hoá học

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 2: Tìm hiểu về biến đổi vật lí và biến đổi hoá học

a) Mục tiêu:

- Nêu được khái niệm, đưa ra được ví dụ minh hoạ và phân biệt được biến đổi vật lí, biến đổi hoá học.

- Tiến hành được một số thí nghiệm về biến đổi vật lí, biến đổi hoá học.

- Quan sát thí nghiệm hoặc hiện tượng thực tiễn xác định được giai đoạn biến đổi vật lí, giai đoạn biến đổi hoá học.

b) Nội dung:

- Học sinh làm việc nhóm, làm thí nghiệm (hoặc quan sát thí nghiệm), hoàn thành phiếu học tập, từ đó lĩnh hội kiến thức.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Thí nghiệm 1: Thí nghiệm về biến đổi vật lí

Thực hiện thí nghiệm như hình vẽ:

Giáo án Hóa học 8 Kết nối tri thức (năm 2024 mới nhất) | Giáo án Khoa học tự nhiên 8

Quan sát hiện tượng và trả lời các câu hỏi sau:

1. Xác định các giá trị nhiệt độ tương ứng với các bước thí nghiệm mô tả trong Hình 2.1. 2. Ở quá trình ngược lại, hơi nước ngưng tụ thành nước lỏng, nước lỏng đông đặc thành nước đá. Vậy trong quá trình chuyển thể, nước có biến đổi thành chất khác không?

Thí nghiệm 2: Thí nghiệm về biến đổi hoá học

Quan sát video thí nghiệm và trả lời các câu hỏi sau:

1. Sau khi trộn bột sắt và bột lưu huỳnh, hỗn hợp thu được có bị nam châm hút không?

2. Chất trong ống nghiệm (2) sau khi đun nóng và để nguội có bị nam châm hút không?

3. Sau khi trộn bột sắt và bột lưu huỳnh, có chất mới được tạo thành không? Giải thích.

4. Sau khi đun nóng hỗn hợp bột sắt và bột lưu huỳnh, có chất mới được tạo thành không? Giải thích.

c) Sản phẩm:

- Câu trả lời của HS, dự kiến:

Thí nghiệm 1: Thí nghiệm về biến đổi vật lí

1. Kết quả được thể hiện ở bảng sau:

Bước

a

b

c

Nhiệt độ

0 oC

5 oC

100 oC

2. Trong quá trình chuyển thể, nước chỉ bị thay đổi trạng thái, không bị biến đổi thành chất khác.

Thí nghiệm 2: Thí nghiệm về biến đổi hoá học

1. Sau khi trộn bột sắt và bột lưu huỳnh, đưa nam châm lại gần ống nghiệm (1) thấy nam châm hút, suy ra hỗn hợp thu được có bị nam châm hút.

2. Chất trong ống nghiệm (2) sau khi đun nóng và để nguội không bị nam châm hút.

3. Sau khi trộn bột sắt và bột lưu huỳnh không có chất mới tạo thành, do đây chỉ là sự trộn vật lí, không có sự thay đổi về chất và lượng, sắt trong hỗn hợp vẫn bị nam châm hút.

4. Sau khi đun nóng hỗn hợp bột sắt và bột lưu huỳnh, có chất mới được tạo thành. Do đã có phản ứng hoá học xảy ra, sinh ra chất mới không bị nam châm hút.

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về biến đổi vật lí

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 6 nhóm, yêu cầu các nhóm nghiên cứu SGK tìm hiểu cách tiến hành thí nghiệm 1. Sau đó các nhóm tiến hành làm thí nghiệm 1, thảo luận và trả lời các câu hỏi 1, 2 (thí nghiệm 1) trong phiếu học tập số 1 (thời gian 10 phút).

- HS nhận nhiệm vụ.

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc theo nhóm.

- GV quan sát, đôn đốc và hỗ trợ HS khi cần thiết.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện 2 nhóm báo cáo kết quả của nhóm mình, các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, góp ý.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, chuẩn hoá kiến thức.

 

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu về biến đổi hoá học

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK nêu cách tiến hành thí nghiệm sắt phản ứng với lưu huỳnh. Sau đó yêu cầu HS quan sát video thí nghiệm, thảo luận nhóm hoàn thành 4 câu hỏi (thí nghiệm 2). Thời gian làm việc 10 phút.

- HS nhận nhiệm vụ.

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

- Học sinh quan sát video thí nghiệm, thảo luận theo nhóm, hoàn thành phiếu học tập.

- GV quan sát, đôn đốc và hỗ trợ HS khi cần thiết.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện 2 nhóm báo cáo kết quả của nhóm mình, các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, góp ý.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, chuẩn hoá kiến thức.

I. Biến đối vật lí và biến đổi hoá học

1. Biến đổi vật lí

Các quá trình như hoà tan, đông đặc, nóng chảy, … các chất chỉ chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác, không tạo thành chất mới, đó là biến đổi vật lí.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Biến đổi hoá học

Các quá trình như đốt cháy nhiên liệu, phân huỷ chất (ví dụ: nung đá vôi, …), tổng hợp chất (ví dụ: quá trình quang hợp, …) … có sự tạo thành chất mới, đó là biến đổi hoá học.

Chú ý:

Trong cơ thể người và động vật, sự trao đổi chất là một loạt các quá trình sinh hoá, đó là những quá trình phức tạp, bao gồm cả biến đổi vật lí và biến đổi hoá học.

Hoạt động 3: Tìm hiểu về phản ứng hoá học

a) Mục tiêu:

- Nêu được khái niệm phản ứng hoá học, chất đầu, sản phẩm và sự sắp xếp khác nhau của các nguyên tử trong phân tử các chất.

- Tiến hành thí nghiệm và chỉ ra được một số dấu hiệu chứng tỏ có phản ứng hoá học xảy ra.

b) Nội dung:

- Học sinh hoạt động theo nhóm, nghiên cứu tài liệu, làm thí nghiệm, hoàn thành phiếu học tập số 2, từ đó lĩnh hội kiến thức.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

Câu 1: Than (thành phần chính là carbon) cháy trong không khí tạo thành khí carbon dioxide.

a) Hãy viết phương trình phản ứng dạng chữ của phản ứng này.

Chất nào là chất phản ứng? Chất nào là sản phẩm?

b) Trong quá trình phản ứng, lượng chất nào giảm dần? Lượng chất nào tăng dần?

Câu 2: Quan sát Hình 2.3 và trả lời câu hỏi:

Giáo án Hóa học 8 Kết nối tri thức (năm 2024 mới nhất) | Giáo án Khoa học tự nhiên 8

1. Trước và sau phản ứng, những nguyên tử nào liên kết với nhau?

2. Trong quá trình phản ứng, số nguyên tử H và số nguyên tử O có thay đổi không?

Câu 3: Tiến hành hoạt động thí nghiệm: Dấu hiệu nhận biết có chất mới tạo thành. Quan sát hiện tượng và trả lời câu hỏi: Ống nghiệm nào xảy ra hiện tượng hoá học? Giải thích.

Câu 4: Trong phản ứng giữa oxygen và hydrogen, nếu oxygen hết thì phản ứng có xảy ra nữa không?

Câu 5: Nhỏ giấm ăn vào viên đá vôi. Dấu hiệu nào cho biết đã có phản ứng hoá học xảy ra?

c) Sản phẩm:

- Câu trả lời của HS, dự kiến:

Câu 1:

a) Phương trình phản ứng dạng chữ của phản ứng:

Carbon + oxygen → carbon dioxide.

Trong đó chất phản ứng là carbon và oxygen; chất sản phẩm là carbon dioxide.

b) Trong quá trình phản ứng, lượng chất phản ứng (carbon, oxygen) giảm dần, lượng chất sản phẩm (carbon dioxide) tăng dần.

Câu 2:

1. Trước phản ứng 2 nguyên tử H liên kết với nhau, 2 nguyên tử O liên kết với nhau.

Sau phản ứng 1 nguyên tử O liên kết với 2 nguyên tử H.

2. Trong quá trình phản ứng, số nguyên tử H và số nguyên tử O không thay đổi.

Câu 3:

Ống nghiệm (1) và (3) xảy ra phản ứng hoá học do có những dấu hiệu nhận ra có chất mới tạo thành. Cụ thể:

+ Ống nghiệm (1) viên kẽm tan dần, có khí không màu thoát ra.

+ Ống nghiệm (3) có kết tủa xanh tạo thành.

Câu 4:

Trong phản ứng giữa oxygen và hydrogen, nếu oxygen hết thì phản ứng dừng lại.

Câu 5:

Nhỏ giấm ăn vào viên đá vôi. Dấu hiệu cho biết đã có phản ứng hoá học xảy ra là xuất hiện sủi bọt khí, chỗ đá vôi bị nhỏ giấm tan ra.

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu khái niệm và diễn biến của  phản ứng hoá học.

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK, làm việc theo nhóm, hoàn thiện câu hỏi 1, 2 trong phiếu học tập số 2.

- HS nhận nhiệm vụ.

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS hoạt động theo nhóm, hoàn thiện các câu hỏi 1, 2 trong phiếu học tập.

- GV quan sát, đôn đốc và hỗ trợ HS khi cần thiết.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại điện 2 nhóm báo cáo kết quả, các nhóm còn lại theo dõi, nhận xét, góp ý.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV tổng kết, chuẩn hoá kiến thức.

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu hiện tượng kèm theo các phản ứng hoá học

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK nêu cách tiến hành thí nghiệm – SGK trang 14. Sau đó yêu cầu HS làm thí nghiệm theo nhóm và hoàn thiện các câu hỏi còn lại trong phiếu học tập số 2 (thời gian 10 phút).

- HS nhận nhiệm vụ.

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc theo nhóm, làm thí nghiệm và hoàn thiện các câu còn lại trong phiếu học tập số 2.

- GV quan sát, theo dõi và đôn đốc và hỗ trợ HS khi cần thiết.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện 3 nhóm HS trình bày kết quả 3 câu hỏi. Các HS còn lại theo dõi, nhận xét.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV tổng kết, chuẩn hoá kiến thức.

II. Phản ứng hoá học

1. Khái niệm

- Quá trình biến đổi từ chất này thành chất khác được gọi là phản ứng hoá học.

- Chất ban đầu bị biến đổi trong phản ứng được gọi là chất phản ứng hay chất tham gia. Chất mới sinh ra được gọi là sản phẩm.

- Phản ứng hoá học được biểu diễn bằng phương trình dạng chữ như sau:

Tên chất phản ứng → Tên chất sản phẩm

- Trong quá trình phản ứng, lượng chất phản ứng giảm dần, lượng chất sản phẩm tăng dần.

- Phản ứng xảy ra hoàn toàn khi có ít nhất một chất phản ứng đã phản ứng hết.

2. Diễn biến phản ứng hoá học

Trong phản ứng hoá học, xảy ra sự phá vỡ các liên kết trong phân tử chất đầu, hình thành các liên kết mới, tạo ra các phân tử mới. Kết quả là chất này biến đổi thành chất khác.

 

3. Hiện tượng kèm theo các phản ứng hoá học

- Phản ứng hoá học xảy ra khi có chất mới được tạo thành với những tính chất mới, khác biệt với chất ban đầu.

- Những dấu hiệu dễ nhận ra có chất mới tạo thành là sự thay đổi về màu sắc, xuất hiện khí hoặc xuất hiện kết tủa,… Sự toả nhiệt và phát sáng cũng là dấu hiệu cho thấy có phản ứng hoá học xảy ra.

Hoạt động 4: Tìm hiểu về năng lượng của phản ứng hoá học

a) Mục tiêu:

- Nêu được khái niệm, đưa ra được ví dụ minh hoạ về phản ứng toả nhiệt, thu nhiệt và trình bày được các ứng dụng phổ biến của phản ứng toả nhiệt (đốt cháy than, xăng, dầu …)

b) Nội dung:

- Học sinh hoạt động theo nhóm, nghiên cứu SGK, hoàn thiện phiếu học tập số 3, từ đó lĩnh hội kiến thức.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3

Câu 1: Thức ăn được tiêu hoá chuyển thành các chất dinh dưỡng. Phản ứng hoá học giữa chất dinh dưỡng với oxygen cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động là phản ứng toả nhiệt hay thu nhiệt? Lấy thêm ví dụ về loại phản ứng này.

Câu 2: Quá trình nung đá vôi (thành phần chính là CaCO3) thành vôi sống (CaO) và khí carbon dioxide (CO2) cần cung cấp năng lượng (dạng nhiệt). Đây là phản ứng toả nhiệt hay thu nhiệt?

Câu 3: Các nguồn nhiên liệu hoá thạch có phải là vô tận không? Đốt cháy nhiên liệu hoá thạch ảnh hưởng đến môi trường như thế nào? Hãy nêu ví dụ về việc tăng cường sử dụng các nguồn năng lượng thay thế để giảm việc sử dụng các nhiên liệu hoá thạch.

c) Sản phẩm:

Các câu trả lời của học sinh. Dự kiến:

Câu 1:

- Phản ứng hoá học giữa chất dinh dưỡng với oxygen cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động là phản ứng toả nhiệt.

- Ví dụ một số phản ứng toả nhiệt:

+ Phản ứng đốt cháy than;

+ Phản ứng đốt cháy khí gas…

Câu 2:

Quá trình nung đá vôi (thành phần chính là CaCO3) thành vôi sống (CaO) và khí carbon dioxide (CO2) cần cung cấp năng lượng (dạng nhiệt). Đây là phản ứng thu nhiệt do khi ngừng cung cấp nhiệt phản ứng cũng dừng lại.

Câu 3:

- Các nguồn nhiên liệu hoá thạch không phải là vô tận. Các loại nhiên liệu hoá thạch mất hàng trăm triệu năm mới tạo ra được. Nếu tận thu nhiên liệu hoá thạch sẽ làm cạn kiệt nhiên liệu này trong tương lai.

- Đốt cháy nhiên liệu hoá thạch sẽ thải vào môi trường một lượng lớn các khí thải, bụi mịn và nhiều chất độc hại khác, gây ô nhiễm môi trường, phá huỷ hệ sinh thái và cảnh quan nhiên nhiên, gây các bệnh về hô hấp, mắt … cho con người.

- Một số ví dụ về việc tăng cường sử dụng các nguồn năng lượng thay thế để giảm việc sử dụng các nhiên liệu hoá thạch:

+ Sử dụng xăng sinh học E5; E10 …

+ Sử dụng năng lượng gió để chạy máy phát điện, di chuyển thuyền buồm …

+ Sử dụng năng lượng mặt trời để tạo ra điện hoặc nhiệt.

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK, thảo luận theo nhóm, hoàn thiện phiếu học tập số 3.

- HS nhận nhiệm vụ.

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo nhóm, hoàn thành phiếu học tập.

- GV quan sát, đôn đốc và hỗ trợ HS khi cần thiết.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện 3 nhóm báo cáo kết quả thảo luận của nhóm (mỗi nhóm báo cáo một câu).

- Các nhóm khác theo dõi, nhận xét, góp ý.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV tổng kết, chuẩn hoá kiến thức.

III. Năng lượng của phản ứng hoá học

1. Phản ứng toả nhiệt, phản ứng thu nhiệt

- Phản ứng toả nhiệt giải phóng năng lượng (dạng nhiệt) ra môi trường xung quanh.

- Phản ứng thu nhiệt nhận năng lượng (dạng nhiệt) trong suốt quá trình phản ứng xảy ra.

2. Ứng dụng của phản ứng toả nhiệt

Các phản ứng toả nhiệt có vai trò quan trọng trong cuộc sống vì chúng cung cấp năng lượng cho sinh hoạt và sản xuất, vận hành động cơ, thiết bị máy công nghiệp, phương tiện giao thông …

 

C. LUYỆN TẬP

a) Mục tiêu:

- Hệ thống được một số kiến thức đã học. 

b) Nội dung:

- HS hoạt động theo cặp đôi, hoàn thiện phiếu học tập số 4.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4

Câu 1: Quá trình nào sau đây thể hiện sự biến đổi hoá học?

A. Thanh sắt bị dát mỏng.

B. Nước lỏng chuyển thành nước đá khi để trong tủ lạnh.

C. Uốn sợi nhôm thành chiếc móc phơi quần áo.

D. Đốt cháy mẩu giấy.

Câu 2: Quá trình nào sau đây thể hiện sự biến đổi vật lí?

A. Gỗ cháy thành than.

B. Đun nóng đường đến khi xuất hiện chất màu đen

C. Cơm bị ôi thiu.

D. Hòa tan đường ăn vào nước.

Câu 3: Quá trình nào sau đây có sự tạo thành chất mới?

A. Đốt cháy nhiên liệu.

B. Quá trình hoà tan.

C. Quá trình đông đặc.

D. Quá trình nóng chảy.

Câu 4: Quá trình nào sau đây không có sự tạo thành chất mới?

A. Quá trình đốt cháy nhiên liệu.

B. Quá trình đông đặc.

C. Quá trình phân huỷ chất.

D. Quá trình tổng hợp chất.

Câu 5: Iron (sắt) phản ứng với khí chlorine sinh ra iron(III) chloride. Phản ứng hoá học được biểu diễn bằng phương trình dạng chữ là

A. Iron + chlorine → iron(III) chloride.

B. Iron(III) chloride → iron + chlorine.

C. Iron + iron(III) chloride → chlorine.

D. Iron(III) chloride + chlorine → iron.

Câu 6: Đốt đèn cồn, cồn (ethanol) cháy. Khi đó, ethanol và khí oxygen trong không khí đã tác dụng với nhau tạo thành hơi nước và khí carbon dioxide. Các chất sản phẩm có trong phản ứng này là

A. ethanol và khí oxygen.

B. hơi nước và khí carbon dioxide.

C. ethanol và hơi nước.

D. khí oxygen và khí carbon dioxide.

Câu 7: Dấu hiệu nhận ra có chất mới tạo thành là

A. sự thay đổi về màu sắc.

B. xuất hiện chất khí.

C. xuất hiện kết tủa.

D. cả 3 dấu hiệu trên.

Câu 8: Phản ứng thu nhiệt là

A. phản ứng giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt.

B. phản ứng hấp thụ năng lượng dưới dạng nhiệt.

C. phản ứng làm tăng nhiệt độ môi trường.

D. phản ứng không làm thay đổi nhiệt độ môi trường.

Câu 9: Phản ứng nào sau đây là phản ứng thu nhiệt?

A. Phản ứng nung đá vôi.

B. Phản ứng đốt cháy cồn.

C. Phản ứng đốt cháy than.

D. Phản ứng đốt cháy khí hydrogen.

Câu 10: Cho các phản ứng sau:

(1) Phản ứng nung vôi.

(2) Phản ứng phân huỷ copper(II) hydroxide.

(3) Phản ứng đốt cháy khí gas.

Số phản ứng thu nhiệt là

A. 0.                     B. 1.                     C. 2.                     D. 3.

c) Sản phẩm:

Câu trả lời của HS. Dự kiến:

1 – D

2 – D

3 – A

4 – B

5 – A

6 – B

7 – D

8 – B

9 – A

10 – C

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi, hoàn thành phiếu học tập số 4.

- HS nhận nhiệm vụ.

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận và hoàn thành phiếu học tập.

- GV quan sát, đôn đốc và hỗ trợ HS khi cần thiết.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện HS báo cáo kết quả (mỗi HS báo cáo 1 câu, không trùng lặp). Các HS khác theo dõi, nhận xét.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV tổng kết.

D. VẬN DỤNG

a) Mục tiêu:

- Phát triển năng lực tự học và năng lực tìm hiểu đời sống.    

b) Nội dung:

- HS làm việc cá nhân, tại nhà.

BÀI VỀ NHÀ

1. Em hãy kể thêm 2 – 3 hiện tượng (ngoài sách giáo khoa) xảy ra trong thực tế có sự biến đổi vật lí.

2. Em hãy kể thêm 2 – 3 hiện tượng (ngoài sách giáo khoa) xảy ra trong thực tế có sự biến đổi hoá học. Viết phương trình dạng chữ của các phản ứng xảy ra (nếu có thể).

c) Sản phẩm:

- Câu trả lời của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Giáo viên yêu cầu học sinh về nhà:

BÀI VỀ NHÀ

1. Em hãy kể thêm 2 – 3 hiện tượng (ngoài sách giáo khoa) xảy ra trong thực tế có sự biến đổi vật lí.

2. Em hãy kể thêm 2 – 3 hiện tượng (ngoài sách giáo khoa) xảy ra trong thực tế có sự biến đổi hoá học. Viết phương trình dạng chữ của các phản ứng xảy ra (nếu có thể).

Học sinh nộp sản phẩm vào buổi học sau.

- HS nhận nhiệm vụ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thực hiện tại nhà.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- HS nộp báo cáo sản phẩm vào buổi học sau.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, đánh giá và có thể cho điểm với những bài làm tốt.

Bài 13: Khối lượng riêng

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Nêu được định nghĩa khối lượng riêng, xác định được khối lượng riêng qua khối lượng và thể tích tương ứng.

Giáo án Vật Lí 8 Kết nối tri thức (năm 2024 mới nhất) | Giáo án Khoa học tự nhiên 8

- Liệt kê được một số đơn vị đo khối lượng riêng thường dùng.

2. Năng lực

2.1. Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, để tìm hiểu về khối lượng riêng, công thức và đơn vị đo khối lượng riêng thường dùng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm để tìm ra vấn đề và phương hướng làm thực hành để xác định được khối lượng và thể tích của vật.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: GQVĐ trong thực hành, tìm ra hoặc chứng minh công thức tính khối lượng riêng.

2.2. Năng lực khoa học tự nhiên

- Trình bày được định nghĩa khối lượng riêng, công thức tính khối lượng riêng và đơn vị đo khối lượng riêng thường dùng, ứng dụng của khối lượng riêng trong đời sống.

- Xác định được một đại lượng khi biết hai đại lượng đã cho: khối lượng, thể tích, khối lượng riêng.

- Giải được các bài tập liên quan tới khối lượng riêng.

3. Phẩm chất

Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh:

- Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm hiểu về khối lượng riêng.

- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ thí nghiệm, thảo luận tìm ra được công thức tính khối lượng riêng.

- Trung thực, cẩn thận trong thực hành, ghi chép kết quả thí nghiệm đo khối lượng, thể tích vật.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

1. Giáo viên: Chuẩn bị

- Phiếu học tập số 1, 2, 3, 4.

- Dụng cụ thí nghiệm.

- Giáo án, SGK.

2. Học sinh: Chuẩn bị

Đọc trước bài 13: Khối lượng riêng.

III. Tiến trình dạy học

1. Hoạt động 1: Mở đầu

a. Mục tiêu: Khơi gợi được sự tò mò của HS tìm hiểu về khối lượng riêng của vật.

b. Nội dung: GV đặt câu hỏi: Trong đời sống, ta thường nói sắt nặng hơn nhôm. Nói như thế có đúng không?

c. Sản phẩm

Dự đoán câu trả lời của học sinh: Nói như thế có đúng, người ta đang nói về khối lượng riêng của sắt lớn hơn khối lượng riêng của nhôm.

d. Tổ chức thực hiện

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV đặt câu hỏi: Trong đời sống, ta thường nói sắt nặng hơn nhôm. Nói như thế có đúng không?

*Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS hoạt động cá nhân suy nghĩ câu trả lời.

*Báo cáo kết quả và thảo luận

 GV mời một vài HS trả lời câu hỏi.

*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

GV kết luận và dẫn dắt vào bài mới: Nói như thế có đúng, người ta đang nói về khối lượng riêng của sắt lớn hơn khối lượng riêng của nhôm. Vậy khối lượng riêng của một vật là gì? Và được tính theo công thức nào? Chúng ta cùng vào bài học hôm nay.

Bài 13: Khối lượng riêng

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

2.1 Hoạt động 2.1: Làm thí nghiệm

a. Mục tiêu: HS thu được kết quả và so sánh tỉ số giữa khối lượng và thể tích của một vật liệu và của một vài vật liệu khác.

b. Nội dung

- GV phát phiếu học tập số 1 và số 2 cho học sinh yêu cầu HS làm thí nghiệm 1 và 2 sau đó hoàn thành các phiếu học tập.

- HS thực hiện nhiệm vụ học tập:

+ Thí nghiệm 1: Đo khối lượng và thể tích của ba thỏi sắt có thể tích lần lượt là V1 = V, V2 = 2V, V3 = 3V. Ghi số liệu, tính tỉ số mVvà hoàn thành phiếu học tập số 1.

+ Thí nghiệm 2: Đo khối lượng và thể tích của ba thỏi sắt, nhôm, đồng có cùng thể tích lần lượt là V1 = V2 = V3 = V. Ghi số liệu, tính tỉ số mV và hoàn thành phiếu học tập số 2.

c. Sản phẩm

Phiếu học tập số 1

Bảng 13.1. Tỉ số giữa khối lượng và thể tích của ba thỏi sắt

Đại lượng

Thỏi 1

Thỏi 2

Thỏi 3

Thể tích

V1 = V = 1 cm3

V2 = 2V = 2 cm3

V3 = 3V = 3 cm3

Khối lượng

m1 = 7,8 g

m2 = 15,6 g

m3 = 23,4 g

Tỉ số mV

m1V1=7,8g/cm3

m2V2=7,8g/cm3

m3V3=7,8g/cm3

Từ số liệu thu được trên bảng, ta thấy:

1. Tỉ số giữa khối lượng và thể tích của ba thỏi sắt có giá trị như nhau.

2. Dự đoán với các vật liệu khác nhau thì tỉ số thu được có giá trị khác nhau.

Phiếu học tập số 2

Bảng 13.2. Tỉ số giữa khối lượng và thể tích của các vật làm từ các chất khác nhau

Đại lượng

Thỏi 1

Thỏi 2

Thỏi 3

Thể tích

V1 = V = 1 cm3

V2 = V = 1 cm3

V3 = V = 1 cm3

Khối lượng

m1 = 7,8 g

m2 = 2,7 g

m3 = 8,96 g

Tỉ sốmV

m1V1=7,8g/cm3

m2V2=2,7g/cm3>

m3V3=8,96g/cm3

Tỉ số giữa khối lượng và thể tích của các thỏi sắt, nhôm, đồng là khác nhau và tỉ số mVcủa đồng lớn hơn tỉ số mV của sắt lớn hơn tỉ số mV của nhôm.

d. Tổ chức thực hiện

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm đã phân.

GV phát phiếu học tập số 1 và số 2 cho các nhóm.

* Thực hiện nhiệm vụ học tập

GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm 1 và 2 trong SGK và yêu cầu các nhóm hoàn thành vào phiếu học tập số 1 và số 2.

* Báo cáo kết quả và thảo luận

GV gọi ngẫu nhiên một HS đại diện cho một nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung (nếu có).

* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh nhận xét, bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét và chốt nội dung: Một vật liệu sẽ có một giá trị mV, với các vật liệu khác nhau thì tỉ số thu được có giá trị khác nhau. Và tỉ số mV cho ta biết điều gì và được gọi tên là đại lượng nào? Chúng ta cùng sang phần tiếp theo.

I. Thí nghiệm

Một vật liệu sẽ có một giá trị mV, với các vật liệu khác nhau thì tỉ số thu được có giá trị khác nhau.

2.2 Hoạt động 2.2: Tìm hiểu khối lượng riêng, đơn vị khối lượng riêng

a. Mục tiêu: HS biết được định nghĩa khối lượng riêng và đơn vị của khối lượng riêng.

b. Nội dung

- GV thông báo định nghĩa khối lượng riêng. Từ đó HS viết được công thức tính khối lượng riêng và suy ra được đơn vị của khối lượng riêng theo các đơn vị đã biết của khối lượng và thể tích.

- GV chốt đơn vị khối lượng riêng thường dùng.

- HS quan sát bảng 13.3.

- GV phát phiếu học tập số 3 và yêu cầu HS hoàn thành.

c. Sản phẩm

Dự đoán câu trả lời của HS trong phiếu học tập số 3:

Câu hỏi 1: Dựa vào đại lượng nào, người ta nói sắt nặng hơn nhôm?

Trả lời

Dựa vào khối lượng riêng người ta nói sắt nặng hơn nhôm.

Câu hỏi 2: Một khối gang hình hộp chữ nhật có chiều dài các cạnh tương ứng là 2 cm, 3 cm, 5 cm và có khối lượng 210 g. Hãy tính khối lượng riêng của gang.

Trả lời

Thể tích của khối gang là: V = 2 . 3 . 5 = 30 cm3.

Khối lượng riêng của gang là:D=mV=21030=7g/cm3

d. Tổ chức thực hiện

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV thông báo định nghĩa khối lượng riêng: Khối lượng riêng của một chất cho ta biết khối lượng của một đơn vị thể tích chất đó.

- GV yêu cầu HS suy ra công thức tính khối lượng riêng và đơn vị của khối lượng riêng.

- GV chốt đơn vị khối lượng riêng thường dùng.

- GV cho HS quan sát bảng 13.3. Khối lượng riêng của một số chất ở nhiệt độ phòng.

- GV phát phiếu học tập số 3 và yêu cầu HS hoàn thành.

*Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS lắng nghe, suy nghĩ tìm ra công thức tính khối lượng riêng, đơn vị của khối lượng riêng và hoàn thành phiếu học tập số 3.

*Báo cáo kết quả và thảo luận

GV mời HS lên viết công thức tính khối lượng riêng và các bạn khác quan sát nhận xét.

GV mời HS khác phát biểu các đơn vị của khối lượng riêng.

GV mời HS khác trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập số 3.

*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.

- GV nhận xét và chốt nội dung.

II. Khối lượng riêng, đơn vị khối lượng riêng

- Khối lượng riêng của một chất cho ta biết khối lượng của một đơn vị thể tích chất đó.

- CT: D=mV

Trong đó:

+ D là khối lượng riêng.

+ m là khối lượng của vật liệu.

+ V là thể tích của vật liệu.

- Đơn vị thường dùng của khối lượng riêng là: kg/m3, g/cm3 hoặc g/mL

1 kg/m3 = 0,001 g/cm3

1 g/cm3 = 1 g/mL

Giáo án Vật Lí 8 Kết nối tri thức (năm 2024 mới nhất) | Giáo án Khoa học tự nhiên 8

Trả lời Câu hỏi 1

Dựa vào khối lượng riêng, người ta nói sắt nặng hơn nhôm.

Trả lời Câu hỏi 2:

Thể tích của khối gang là: V = 2 . 3 . 5 = 30 cm3.

Khối lượng riêng của gang là:

D=mV=21030=7g/cm3<

3. Hoạt động 3: Mở rộng

a. Mục tiêu: HS biết thêm đại lượng trọng lượng riêng.

b. Nội dung:

GV thông báo cho HS, người ta còn sử dụng đại lượng khác là trọng lượng riêng để nói tới một chất nặng hay nhẹ hơn chất khác.

CT: d=PV

Trong đó:

+ P là trọng lượng (N).

+ V là thể tích (m3).

+ d là trọng lượng riêng (N/m3).

d=10.D

Như vậy, ta cũng có thể dựa vào trọng lượng riêng của vật liệu để so sánh các vật liệu (nặng, nhẹ).

c. Sản phẩm

HS tiếp thu kiến thức.

d. Tổ chức thực hiện

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV thông báo định nghĩa trọng lượng riêng.

*Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS lắng nghe.

*Báo cáo kết quả và thảo luận

 HS tiếp nhận kiến thức.

*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

GV chốt kiến thức và chuyển sang phần nội dung tiếp theo của bài học.

* Mở rộng

Trọng lượng của một mét khối một chất gọi là trọng lượng riêng d của chất đó.

Công thức: d=PV

Trong đó:

+ P là trọng lượng (N).

+ V là thể tích (m3).

+ d là trọng lượng riêng (N/m3).

d=10.D

Như vậy, ta cũng có thể dựa vào trọng lượng riêng của vật liệu để so sánh các vật liệu (nặng, nhẹ).

4. Hoạt động 4: Luyện tập

a. Mục tiêu: Sử dụng được công thức tính khối lượng riêng để giải các bài tập liên quan về khối lượng riêng, tính các đại lượng còn lại trong đó đã cho giá trị của hai trong ba đại lượng: D, m, V.

b. Nội dung: GV phát phiếu học tập số 4 cho HS làm và mời một vài HS lên bảng trình bày. Sau đó, GV mời HS khác nhận xét và kết luận.

c. Sản phẩm

Câu trả lời trong phiếu học tập.

d. Tổ chức thực hiện

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV phát phiếu học tập số 4 cho HS làm bài theo cá nhân.

*Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS trả lời câu hỏi trong phiếu học tập.

*Báo cáo kết quả và thảo luận

GV gọi một vài bạn lên bảng trình bày mỗi bạn trả lời một câu.

GV mời HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

GV nhận xét và chốt câu trả lời đúng cho mỗi bài tập trong phiếu học tập số 4.

III. Bài tập

Câu 1: Đáp án D

Câu 2:

Ta có: 397 g = 0,397 kg.

320 cm3 = 0,00032 m3

Khối lượng riêng của sữa trong hộp là: D=mV=0,3970,000321240kg/m3

Câu 3:

Ta có:

900 cm3 = 0,0009 m3

Khối lượng riêng của kem giặt VISO là

D=mV=10,00091111,1kg/m3

So sánh với khối lượng riêng của nước (1000 kg/m3) thì khối lượng riêng của kem giặt VISO lớn hơn.

Câu 4:

Thế tích thực của hòn gạch là:

V = 1200 – (192 . 2)

= 816 (cm3) = 0,000816 (m3).

Khối lượng riêng của gạch: D=mV=1,60,0008161960,8kg/m3

Trọng lượng riêng của gạch:

d = 10.D

= 10.1960,8 = 19608 N/m3.

* Hướng dẫn về nhà cho HS:

- GV hướng dẫn HS dùng thước cuộn đo chiều dài của vật liệu, cân đo khối lượng của vật liệu để xác định khối lượng riêng của vật liệu trong dụng cụ (dễ đo đạc) thường dùng ở gia đình em.

- Xem trước bài 14: Thực hành xác định khối lượng riêng.

Phụ lục

1. Phiếu học tập số 1

Em hãy làm thí nghiệm 1 và hoàn thành số liệu vào bảng 13.1

Thí nghiệm 1

Chuẩn bị: Ba thỏi sắt có thể tích lần lượt là V1 = V, V2 = 2V, V3 = 3V (Hình 13.1); cân điện tử.

Giáo án Vật Lí 8 Kết nối tri thức (năm 2024 mới nhất) | Giáo án Khoa học tự nhiên 8

Tiến hành:

Bước 1: Dùng cân điện tử để xác định khối lượng từng thỏi sắt tương ứng m1, m2, m3.

Bước 2: Ghi số liệu, tính tỉ số khối lượng và thể tích mVvào vở theo mẫu Bảng 13.1.

Bảng 13.1. Tỉ số giữa khối lượng và thể tích của ba thỏi sắt

Đại lượng

Thỏi 1

Thỏi 2

Thỏi 3

Thể tích

V1 = V

V2 = 2V

V3 = 3V

Khối lượng

m1 = ?

m2 = ?

m3 = ?

Tỉ số mV

m1V1=?

m2V2=?

>m3V3=?

1. Hãy nhận xét về tỉ số khối lượng và thể tích của ba thỏi sắt.

2. Dự đoán về tỉ số này với các vật liệu khác nhau.

2. Phiếu học tập số 2

Em hãy làm thí nghiệm 2 và hoàn thành số liệu vào bảng 13.2.

Thí nghiệm 2

Chuẩn bị: Ba thỏi sắt, nhôm, đồng có cùng thể tích là V1 = V2 = V3 = V (Hình 13.2), cân điện tử.

Giáo án Vật Lí 8 Kết nối tri thức (năm 2024 mới nhất) | Giáo án Khoa học tự nhiên 8

Tiến hành:

Bước 1: Dùng cân điện tử để xác định khối lượng của thỏi sắt, nhôm, đồng tương ứng  m1, m2, m3.

Bước 2: Tính tỉ số giữa khối lượng và thể tích mV, ghi số liệu vào vở theo mẫu Bảng 13.2.

Bảng 13.2. Tỉ số giữa khối lượng và thể tích của các vật làm từ các chất khác nhau

Đại lượng

Thỏi 1

Thỏi 2

Thỏi 3

Thể tích

V1 = V

V2 = V

V3 = V

Khối lượng

m1 = ?

m2 = ?

m3 = ?

Tỉ số mV>

m1V1=?

m2V2=?

m3V3=?

Hãy nhận xét về tỉ số giữa khối lượng và thể tích của các thỏi sắt, nhôm, đồng.

3. Phiếu học tập số 3

Câu hỏi 1: Dựa vào đại lượng nào, người ta nói sắt nặng hơn nhôm?

Trả lời

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

Câu hỏi 2: Một khối gang hình hộp chữ nhật có chiều dài các cạnh tương ứng là 2 cm, 3 cm, 5 cm và có khối lượng 210 g. Hãy tính khối lượng riêng của gang.

Trả lời

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

4. Phiếu học tập số 4

Câu 1: Muốn đo khối lượng riêng của các hòn bi thủy tinh, ta cần dùng những dụng cụ gì? Hãy chọn câu trả lời đúng.

A. Chỉ cần dùng một cái cân.

B. Chỉ cần dùng một cái lực kế.

C. Chỉ cần dùng một cái bình chia độ.

D. Cần dùng một cái cân và một bình chia độ.

Câu 2: Một hộp sữa ông Thọ có khối lượng 397 g và có thể tích 320 cm3. Hãy tính khối lượng riêng của sữa trong hộp theo đơn vị kg/ m3.

Câu 3: 1 kg kem giặt VISO có thể tích 900 cm3. Tính khối lượng riêng của kem giặt VISO và so sánh với khối lượng riêng của nước.

Câu 4: Hòn gạch có khối lượng là 1,6 kg và thể tích 1200 cm3. Hòn gạch có hai lỗ, mỗi lỗ có thể tích 192 cm3. Tính khối lượng riêng và trọng lượng riêng của gạch.


Bài 14: Thực hành xác định khối lượng riêng

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

Thực hiện thí nghiệm để xác định được khối lượng riêng của một khối hộp chữ nhật, của một vật có hình dạng bất kì, của một lượng chất lỏng.

2. Năng lực

2.1. Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, để tìm hiểu cách:

+ xác định khối lượng riêng của một khối hình hộp chữ nhật.

+ xác định khối lượng riêng của một lượng nước.

+ xác định khối lượng riêng của một vật có hình dạng bất kì không thấm nước.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm để tìm ra vấn đề và phương hướng làm các thí nghiệm xác định khối lượng riêng của một khối hình hộp chữ nhật, của một lượng nước và của một vật có hình dạng bất kì không thấm nước.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: GQVĐ khi làm thí nghiệm để tránh sai số lớn trong kết quả.

2.2. Năng lực khoa học tự nhiên

- Biết cách sử dụng các dụng cụ thí nghiệm và xác định được khối lượng riêng của một khối hình hộp chữ nhật, của một lượng nước và của một vật có hình dạng bất kì không thấm nước.

- Vận dụng công thức tính toán linh hoạt, để xử lí được kết quả thí nghiệm.

3. Phẩm chất

Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh:

- Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm hiểu cách xác định khối lượng riêng của một khối hình hộp chữ nhật, của một lượng nước và của một vật có hình dạng bất kì không thấm nước.

- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ thí nghiệm, thảo luận tìm ra cách xử lí kết quả thí nghiệm phù hợp.

- Trung thực, cẩn thận trong thực hành, ghi chép kết quả thí nghiệm đo khối lượng, thể tích vật.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

1. Giáo viên: Chuẩn bị

Dụng cụ thí nghiệm:

- Xác định khối lượng riêng của một khối hình hộp chữ nhật:

+ Cân điện tử.

+ Thước đo độ dài có độ chia nhỏ nhất tới milimét.

+ Khối gỗ hình hộp chữ nhật.

Giáo án Vật Lí 8 Kết nối tri thức (năm 2024 mới nhất) | Giáo án Khoa học tự nhiên 8

- Xác định khối lượng riêng của một lượng nước:

+ Cân điện tử.

+ Ống đong, cốc thủy tinh.

+ Một lượng nước sạch.

- Xác định khối lượng riêng của một vật có hình dạng bất kì không thấm nước.

+ Cân điện tử.

+ Ống đong, cốc thủy tinh có chứa nước.

+ Hòn sỏi (có thể bỏ lọt vào ống đong).

(Nếu không đủ dụng cụ cho các nhóm làm thí nghiệm theo từng hoạt động 2.1, 2.2, 2.3 thì GV cho các nhóm làm thí nghiệm khác nhau, nhóm nào xong chuyển cho nhóm khác làm).

2. Học sinh: Đọc trước bài 14.

III. Tiến trình dạy học

1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ

a. Mục tiêu: Nhớ lại kiến thức bài 13: Khối lượng riêng.

b. Nội dung: GV đặt câu hỏi:

- CH1: Để xác định khối lượng riêng của một chất tạo nên vật cần phải xác định được những đại lượng nào?

- CH2: Để đo khối lượng vật ta dùng dụng cụ nào?

- CH3: Để đo thể tích của một khối hình hộp chữ nhật ta dùng dụng cụ nào?

- CH4: Để đo thể tích của một lượng nước ta dùng dụng cụ nào?

- CH5: Để đo thể tích vật có hình dạng bất kì không thấm nước ta dùng dụng cụ nào?

Mời một vài HS lên trả lời và cho điểm.

c. Sản phẩm

Dự đoán câu trả lời của HS:

- CH1: Để xác định khối lượng riêng của một chất tạo nên vật cần phải xác định được những đại lượng là khối lượng và thể tích của vật.

- CH2: Để đo khối lượng ta dùng cân.

- CH3: Để đo thể tích của một khối hình hộp chữ nhật ta dùng thước: đo chiều dài a, chiều rộng b, chiều cao c rồi sử dụng công thức tính thể tích V = a.b.c.

- CH4: Để đo thể tích của một lượng nước ta dùng bình chia độ.

- CH5: Để đo thể tích vật có hình dạng bất kì không thấm nước bỏ lọt bình chia độ ta dùng bình chia độ đã đổ thêm lượng nước biết sẵn thể tích để đo thể tích vật. (GV cần gợi ý khi HS không trả lời được).

Mở rộng thêm: Nếu như vật không bỏ lọt bình chia độ thì ta cần dùng thêm bình tràn.

d. Tổ chức thực hiện

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV kiểm tra kiến thức cũ đã học thông qua các câu hỏi:

- CH1: Để xác định khối lượng riêng của một chất tạo nên vật cần phải xác định được những đại lượng nào?

- CH2: Để đo khối lượng vật ta dùng dụng cụ nào?

- CH3: Để đo thể tích của một khối hình hộp chữ nhật ta dùng dụng cụ nào?

- CH4: Để đo thể tích của một lượng nước ta dùng dụng cụ nào?

- CH5: Để đo thể tích vật có hình dạng bất kì không thấm nước ta dùng dụng cụ nào?

*Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS suy nghĩ tìm câu trả lời.

*Báo cáo kết quả và thảo luận

HS trả lời câu hỏi của GV.

*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

GV nhận xét câu trả lời của HS và cho điểm.

GV dẫn dắt vào bài mới: Ở bài học trước các bạn đã biết khối lượng riêng của vật và công thức tính. Hôm nay chúng ta cùng nhau đi nghiệm lại công thức đó trong bài 14.

GV yêu cầu mỗi nhóm viết sẵn mẫu báo cáo thực hành, để khi làm tới thí nghiệm nào chỉ việc điền số liệu tương ứng vào bảng của thí nghiệm đó.

Bài 14: Thực hành xác định khối lượng riêng

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

2.1 Hoạt động 2.1: Xác định khối lượng riêng của một khối hình hộp chữ nhật.

a. Mục tiêu: Xác định khối lượng riêng của một khối hình hộp chữ nhật.

b. Nội dung: GV hướng dẫn học sinh thực hành và giao nhiệm vụ cho từng nhóm (đã chia sẵn) làm thí nghiệm:

Thí nghiệm xác định khối lượng riêng của một khối hình hộp chữ nhật:

+ B1: Dùng thước đo chiều dài mỗi cạnh a, b, c của khối gỗ hình hộp chữ nhật.

Giáo án Vật Lí 8 Kết nối tri thức (năm 2024 mới nhất) | Giáo án Khoa học tự nhiên 8

+ B2: Tính thể tích của khối gỗ hình hộp chữ nhật theo công thức: V = a.b.c

+ B3: Đo 3 lần, ghi số liệu vào vở theo mẫu Bảng 14.1, rồi tính giá trị trung bình của thể tích V (Vtb).

+ B4: Cân khối lượng (m) của khối gỗ hình hộp chữ nhật. Đo 3 lần, ghi số liệu vào vở theo mẫu Bảng 14.1, sau đó tính giá trị trung bình của m (mtb).

Giáo án Vật Lí 8 Kết nối tri thức (năm 2024 mới nhất) | Giáo án Khoa học tự nhiên 8

+ B5: Xác định khối lượng riêng của khối gỗ hình hộp chữ nhật theo công thức:

D=mV

+ B6: Hoàn thành bảng ghi kết quả thí nghiệm vào Bảng 14.1.

Tính khối lượng riêng của khối gỗ hình hộp chữ nhật theo công thức: Dtb=mtbVtb.

c. Sản phẩm

Bảng 14.1. Kết quả thí nghiệm xác định khối lượng riêng của khối gỗ hình hộp chữ nhật.

Lần đo

Đo thể tích

Đo khối lượng m (kg)

a (m)

b (m)

c (m)

V (m3)

1

a1 = 5,5 cm

b1 = 3,3 cm

c1 = 2 cm

V1 = 36,3 cm3

m1 = 30 g

2

a2 = 5,4 cm

b2 = 3,2 cm

c2 = 2,1 cm

V2 = 36,3 cm3

m2 = 30,1 g

3

a3 = 5,5 cm

b3 = 3,4 cm

c3 = 1,9 cm

V3 = 35,5 cm3

m3 = 29,9 g

Trung bình

Vtb=V1+V2+V33=36,3+36,3+35,5336

mtb=m1+m2+m33=30+30,1+29,93=30g

Tính khối lượng riêng của khối gỗ hình hộp chữ nhật theo công thức:

Dtb=mtbVtb=3036=0,83g/cm3

d. Tổ chức thực hiện

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV hướng dẫn và chuyển giao nhiệm vụ làm thí nghiệm cho HS. Sau khi thu được số liệu thì điền vào bảng 14.1 trong bài báo cáo và tính khối lượng riêng của khối gỗ hình hộp chữ nhật.

*Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS hoạt động theo nhóm làm thí nghiệm.

GV theo dõi HS làm, hướng dẫn, gợi ý, chỉnh sửa khi cần thiết.

*Báo cáo kết quả và thảo luận

HS làm thí nghiệm thu được kết quả điền vào bảng 14.1 và tính khối lượng riêng của khối gỗ.

*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

GV nhận xét nhóm và chuyển giao làm thí nghiệm tiếp theo.

I. Xác định khối lượng riêng của một khối hình hộp chữ nhật.

HS làm thí nghiệm.

2.2 Hoạt động 2.2: Xác định khối lượng riêng của một lượng nước

a. Mục tiêu: Xác định khối lượng riêng của một lượng nước.

b. Nội dung: GV hướng dẫn học sinh thực hành và giao nhiệm vụ cho từng nhóm (đã chia sẵn) làm thí nghiệm:

Thí nghiệm xác định khối lượng riêng của một lượng nước:

+ B1: Xác định khối lượng của ống đong (m1).

Giáo án Vật Lí 8 Kết nối tri thức (năm 2024 mới nhất) | Giáo án Khoa học tự nhiên 8

+ B2: Rót một lượng nước vào ống đong, xác định thể tích nước trong ống đong (Vn1).

+ B3: Xác định khối lượng của ống đong có đựng nước (m2).

Giáo án Vật Lí 8 Kết nối tri thức (năm 2024 mới nhất) | Giáo án Khoa học tự nhiên 8

+ B4: Xác định khối lượng nước trong ống đong: mn = m2 – m1

+ B5: Lặp lại thí nghiệm hai lần nữa, ghi số liệu vào vở theo mẫu Bảng 14.2, tính giá trị thể tích trung bình (Vntb) và khối lượng trung bình (mntb) của nước.

+ B6: Xác định khối lượng riêng của nước theo công thức: D=mV

+ B7: Hoàn thành bảng ghi kết quả thí nghiệm vào Bảng 14.2.

Vntb=Vn1+Vn2+Vn33=?

>mntb=mn1+mn2+mn33=?

Tính khối lượng riêng của lượng nước theo công thức: Dntb=mntbVntb.

c. Sản phẩm

Bảng 14.2. Kết quả thí nghiệm xác định khối lượng riêng của một lượng nước.

Lần đo

Đo thể tích

Đo khối lượng

Vn (m3)

m1 (kg)

m2 (kg)

m2 – m1 (kg)

1

Vn1 = 0,3.10-3

0,02

0,32

mn1 = 0,30

2

Vn2 = 0,3.10-3

0,02

0,33

mn2 = 0,31

3

Vn3 = 0,3.10-3

0,02

0,32

mn3 = 0,30

Vntb=Vn1+Vn2+Vn33=0,3.10-3m3

mntb=mn1+mn2+mn330,3kg>

Tính khối lượng riêng của lượng nước theo công thức: Dntb=mntbVntb=0,30,3.10-3=1000kg/m3

d. Tổ chức thực hiện

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV hướng dẫn và chuyển giao nhiệm vụ làm thí nghiệm cho HS. Sau khi thu được số liệu thì điền vào bảng 14.2 trong bài báo cáo và tính khối lượng riêng của một lượng nước.

*Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS hoạt động theo nhóm làm thí nghiệm.

GV theo dõi HS làm, hướng dẫn, gợi ý, chỉnh sửa khi cần thiết.

*Báo cáo kết quả và thảo luận

HS làm thí nghiệm thu được kết quả điền vào bảng 14.2 và tính khối lượng riêng của một lượng nước.

*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

GV nhận xét nhóm và chuyển giao làm thí nghiệm tiếp theo.

II. Xác định khối lượng riêng của một lượng nước.

HS làm thí nghiệm.

2.3 Hoạt động 2.3: Xác định khối lượng riêng của một vật có hình dạng bất kì không thấm nước

a. Mục tiêu: Xác định khối lượng riêng của một khối hình hộp chữ nhật.

b. Nội dung: GV hướng dẫn học sinh thực hành và giao nhiệm vụ cho từng nhóm (đã chia sẵn) làm thí nghiệm:

Thí nghiệm xác định khối lượng riêng của một vật có hình dạng bất kì không thấm nước:

+ B1: Dùng cân điện tử xác định khối lượng của hòn sỏi (m).

+ B2: Rót một lượng nước vào ống đong, xác định thể tích nước trong ống đong (V1).

+ B3: Buộc sợi chỉ vào hòn sỏi, thả từ từ cho nó ngập trong nước ở ống đong, xác định nước trong ống đong lúc này (V2).

+ B4: Xác định thể tích của hòn sỏi: Vsỏi = V2 – V­1.

+ B5: Kéo nhẹ hòn sỏi ra, lau khô và lặp lại thí nghiệm hai lần nữa. Ghi số liệu vào vở theo mẫu Bảng 14.3, rồi tính các giá trị thể tích trung bình (Vstb) và khối lượng trung bình (mstb) của hòn sỏi.

+ B6: Xác định khối lượng riêng của hòn sỏi theo công thức: D=mV.

+ B7: Hoàn thành bảng ghi kết quả thí nghiệm vào Bảng 14.3.

mstb=ms1+ms2+ms33=?

Vstb=Vs1+Vs2+Vs33=?

Tính khối lượng riêng của hòn sỏi theo công thức: Dstb=mstbVstb.

c. Sản phẩm

Bảng 14.3. Kết quả thí nghiệm xác định khối lượng riêng của hòn sỏi

Lần đo

Đo khối lượng

Đo thể tích

ms (kg)

V1 (m3)

V2 (m3)

V2 – V1 (m3)

1

ms1 = 0,020

0,2.10-3

0,212.10-3

Vs1 = 0,012.10-3

2

ms2 = 0,019

0,2.10-3

0,214.10-3

Vs2 = 0,014.10-3

3

ms3 = 0,021

0,2.10-3

0,213.10-3

Vs3 = 0,013.10-3

mstb=ms1+ms2+ms33=0,02kg

Vstb=Vs1+Vs2+Vs33=0,013.10-3

Tính khối lượng riêng của hòn sỏi theo công thức:

Dstb=mstbVstb=0,020,013.10-3=1  538kg/m3

d. Tổ chức thực hiện

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV hướng dẫn và chuyển giao nhiệm vụ làm thí nghiệm cho HS. Sau khi thu được số liệu thì điền vào bảng 14.3 trong bài báo cáo và tính khối lượng riêng của hòn sỏi.

*Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS hoạt động theo nhóm làm thí nghiệm.

GV theo dõi HS làm, hướng dẫn, gợi ý, chỉnh sửa khi cần thiết.

*Báo cáo kết quả và thảo luận

HS làm thí nghiệm thu được kết quả điền vào bảng 14.3 và tính khối lượng riêng của hòn sỏi.

*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

GV nhận xét nhóm và chuyển giao làm thí nghiệm tiếp theo (nếu các nhóm làm thí nghiệm xen kẽ).

Nếu HS làm thí nghiệm theo đúng thứ tự hoạt động thì GV yêu cầu HS hoàn thành số liệu vào bản báo cáo thực hành.

III. Xác định khối lượng riêng của một vật có hình dạng bất kì không thấm nước.

HS làm thí nghiệm.

3. Hoạt động: Báo cáo thực hành

a. Mục tiêu: HS rèn luyện kĩ năng thuyết trình.

b. Nội dung: GV mời đại diện nhóm báo cáo kết quả đo trước lớp cho 3 thí nghiệm và thu lại bản báo cáo của HS (có thể chấm điểm).

c. Sản phẩm: Bài báo cáo thực hành của HS cho 3 thí nghiệm.

d. Tổ chức thực hiện

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV mời đại diện nhóm lên báo cáo kết quả thu được qua các thí nghiệm vừa làm.

*Thực hiện nhiệm vụ học tập

Đại diện HS lên báo cáo.

*Báo cáo kết quả và thảo luận

HS nhóm khác lắng nghe, bổ sung kết quả nếu khác nhóm bạn.

*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

GV nhận xét cách tổ chức hoạt động của các nhóm, số liệu các nhóm thu được và yêu cầu HS nộp lại bản báo cáo để lấy điểm tích cực.

 

*Hướng dẫn về nhà cho HS:

- GV hướng dẫn HS ôn lại kiến thức đã học.

- Xem trước bài 15: Áp suất trên một bề mặt.

BÀI 30: KHÁI QUÁT VỀ CƠ THỂ NGƯỜI

I. MỤC TIÊU

Sau khi học xong bài học, HS đạt được các yêu cầu sau:

1. Về năng lực

1.1. Năng lực chung

- Tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh, sơ đồ để tìm hiểu khái quát về cơ thể người.

- Giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm một cách có hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV trong khi tìm hiểu khái quát về cơ thể người, vai trò chính của các cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể người, hợp tác đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày.

1.2. Năng lực khoa học tự nhiên

- Nhận thức khoa học tự nhiên: Nêu được các phần của cơ thể người. Nêu được tên và vai trò chính của các cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể người.

- Tìm hiểu tự nhiên: Quan sát hình ảnh, liên hệ với cơ thể mình để nêu được các phần của cơ thể.

- Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Vận dụng kiến thức bài học vào thực tế để lập kế hoạch học tập, làm việc hợp lí và khoa học.

2. Về phẩm chất

- Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm hiểu về tên và vai trò chính của các cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể người.

- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ.

- Có ý thức bảo vệ và chăm sóc sức khỏe của bản thân và người thân trong gia đình.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên:

- SGK, SGV, SBT khoa học tự nhiên 8, kế hoạch bài dạy.

- Hình ảnh hoạt động mở đầu, hình ảnh cấu tạo khái quát cơ thể người.

- Phiếu học tập.

2. Học sinh:

- SGK, SBT khoa học tự nhiên 8.

- Đọc nghiên cứu và tìm hiểu trước bài ở nhà.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động 1: Khởi động (Mở đầu)

a) Mục tiêu:

- Giúp học sinh xác định được vấn đề cần học tập, tạo tâm thế hứng thú, sẵn sàng tìm hiểu kiến thức mới.

b) Nội dung:

- GV chiếu hình ảnh, đặt vấn đề, yêu cầu học sinh thực hiện thảo luận cặp đôi, đưa ra câu trả lời cho tình huống:

+ Mỗi người đều có những đặc điểm riêng để phân biệt với người khác như màu da, chiều cao, nhóm máu,… Ngoài sự khác nhau đó; cấu tạo cơ thể người có những đặc điểm chung nào?

c) Sản phẩm:

- Các câu trả lời của HS (có thể đúng hoặc sai).

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV chiếu hình ảnh về các màu da của khác nhau.

Giáo án Sinh học 8 Kết nối tri thức (năm 2024 mới nhất) | Giáo án Khoa học tự nhiên 8

Nêu vấn đề, yêu cầu học sinh hoạt động cặp đôi và trả lời câu hỏi:

+ Mỗi người đều có những đặc điểm riêng để phân biệt với người khác như màu da, chiều cao, nhóm máu,… Ngoài sự khác nhau đó; cấu tạo cơ thể người có những đặc điểm chung nào?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- Học sinh chú ý theo dõi, kết hợp kiến thức của bản thân, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, định hướng.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- GV gọi 2 – 3 HS trình bày câu trả lời.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, ghi nhận các ý kiến của HS.

- GV chưa chốt kiến thức mà dẫn dắt vào bài học mới: Để giải thích câu hỏi này đầy đủ và chính xác, chúng ta cùng đi vào bài học ngày hôm nay.

- Các câu trả lời của HS:

* Gợi ý:

Cấu tạo cơ thể người có những đặc điểm chung là:

- Cơ thể người được cấu tạo gồm các phần: đầu, cổ, thân, tay và chân. Toàn bộ cơ thể được bao bọc bên ngoài bởi một lớp da, dưới da là lớp mỡ, dưới lớp mỡ là cơ và xương.

- Cơ thể người đều được cấu tạo bởi các hệ cơ quan: hệ vận động, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ tiêu hóa, hệ bài tiết, hệ thần kinh và các giác quan, hệ nội tiết, hệ sinh dục. Mỗi hệ cơ quan lại được cấu tạo bởi các cơ quan và thực hiện các vai trò nhất định.

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

Hoạt động 2.1: Tìm hiểu khái quát về cơ thể người

a) Mục tiêu:  

- Nêu được các phần của cơ thể người.

b) Nội dung:

- GV yêu cầu học sinh làm việc nhóm cặp đôi nghiên cứu thông tin trong SGK, hình ảnh minh họa và trả lời câu hỏi sau:

+ Cơ thể người có cấu tạo gồm các phần nào?

- HS tổ chức trò chơi “Cặp đôi hoàn hảo”, HS ghi câu trả lời vào bảng nhóm, 3 nhóm nào thực hiện nhanh nhất sẽ là nhóm chiến thắng.

c) Sản phẩm:

- Câu trả lời của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung kiến thức

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giao nhiệm vụ học tập cặp đôi, quan sát hình ảnh, tìm hiểu thông tin khái quát về cơ thể người trong SGK trả lời câu hỏi.

- GV tổ chức trò chơi “Cặp đôi hoàn hảo”, yêu cầu HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi nhanh vào bảng nhóm.

+ Cơ thể người có cấu tạo gồm các phần nào?

Giáo án Sinh học 8 Kết nối tri thức (năm 2024 mới nhất) | Giáo án Khoa học tự nhiên 8

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận cặp đôi, thống nhất đáp án và ghi chép nội dung hoạt động ra giấy A3/bảng nhóm.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- HS tham gia trò chơi “Cặp đôi hoàn hảo”. GV cho HS nhanh tay giơ bảng, chọn 3 cặp nhanh nhất để tham gia “Cặp đôi hoàn hảo”. Các cặp đôi mang bảng lên bảng, lần lượt trình bày. Cặp đôi trả lời đúng nhất sẽ trở thành cặp đôi hoàn hảo nhất.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.

- Giáo viên nhận xét, đánh giá và tuyên dương các nhóm đôi.

- GV nhận xét và chốt nội dung khái quát về cơ thể người.

I. Khái quát về cơ thể người

- Cơ thể người bao gồm các phần: đầu, cổ, thân, hai tay và hai chân.

- Toàn bộ cơ thể được bao bọc bên ngoài bởi một lớp da, dưới da là lớp mỡ, dưới lớp mỡ là cơ và xương.

Hoạt động 2.2: Tìm hiểu vai trò của các cơ quan và hệ cơ quan trong cơ thể người

a) Mục tiêu:  

- Nêu được tên và vai trò chính của các cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể người.

b) Nội dung:

- GV tổ chức cho HS đọc thông tin mục II SGK trang 124, bảng 30.1 và thực hiện nhiệm vụ để tìm hiểu về vai trò của các cơ quan và hệ cơ quan trong cơ thể.

- GV yêu cầu HS kể tên một số hệ cơ quan trong cơ thể người.

- GV chuẩn bị phiếu học tập số 1 (Phiếu học tập ở phần hồ sơ học tập) và các mảnh thông tin. Chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu HS sử dụng các mảnh thông tin đã có và dán vào phiếu học tập số 1.

c) Sản phẩm:

- Đáp án phiếu học tập số 1.

Cơ quan/ Hệ cơ quan

Các cơ quan trong từng hệ cơ quan

Vai trò chính trong cơ thể

Hệ vận động

Cơ, xương, khớp

Định hình cơ thể, bảo vệ nội quan, giúp cơ thể cử động và di chuyển

Hệ tuần hoàn

Tim và mạch máu

Vận chuyển chất dinh dưỡng, oxygen, hormone,…đến các tế bào và vận chuyển các chất thải từ tế bào đến các cơ quan bài tiết để thải ra ngoài

Hệ hô hấp

Đường dẫn khí (mũi, họng, thanh quản, khí quản, phế quản) và hai lá phổi

Giúp cơ thể lấy khí oxygen từ môi trường và thải khí carbon dioxide ra khỏi cơ thể

Hệ tiêu hóa

Ống tiêu hóa (miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, hậu môn) và các tuyến tiêu hóa

Biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng mà cơ thể hấp thụ được và thải chất bã ra ngoài

Hệ bài tiết

Phổi, thận, da

Lọc các chất thải có hại cho cơ thể từ máu và thải ra môi trường.

Hệ thần kinh

Não, tủy sống, dây thần kinh, hạch thần kinh

Thu nhận các kích thích từ môi trường, điều khiển, điều hòa hoạt động của các cơ quan, giúp cho cơ thể thích nghi với môi trường

Các giác quan

Thị giác, thính giác,…

Giúp cơ thể nhận biết được các vật và thu nhận âm thanh

Hệ nội tiết

Tuyến yên, tuyến giáp, tuyến tụy, tuyến trên thận, tuyến sinh dục,…

Điều hòa hoạt động của các cơ quan trong cơ thể thông qua việc tiết một số loại hormone tác động đến cơ quan nhất định

Hệ sinh dục

Ở nam: tinh hoàn, ống dẫn tinh, túi tinh, dương vật,…

Ở nữ: buồng trứng, ống dẫn trứng, tử cung, âm đạo,…

Giúp cơ thể sinh sản, duy trì nòi giống

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung kiến thức

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS kể tên một số hệ cơ quan trong cơ thể người.

- GV chia lớp thành 4 nhóm, hoạt động trong vòng 5 – 7 phút. GV phát cho mỗi nhóm 1 phiếu học tập và các mảnh thông tin. Yêu cầu HS sử dụng các mảnh thông tin và dán vào phiếu sao cho phù hợp.

- Nhóm nào hoàn thành nhanh và chính xác nhất là nhóm chiến thắng.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi.

- HS hoạt động nhóm, thực hiện nhiệm vụ học tập.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- GV gọi ngẫu nhiên HS trả lời câu hỏi.

- Các nhóm dán sản phẩm của nhóm mình lên bảng.

- GV mời đại diện mỗi nhóm trình bày, nhóm nào thực hiện nhanh và chính xác nhất là nhóm chiến thắng.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.

- Giáo viên nhận xét, đánh giá, tuyên dương nhóm chiến thắng.

- GV nhận xét và chốt nội dung về vai trò chính của các cơ quan và hệ cơ quan trong cơ thể người.

- Giải quyết câu hỏi mở đầu.

II. Vai trò của các cơ quan và hệ cơ quan trong cơ thể người

- Các hệ cơ quan trong cơ thể người gồm hệ vận động, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ tiêu hóa, hệ bài tiết, hệ thần kinh và các giác quan, hệ nội tiết, hệ sinh dục.

- Mỗi cơ quan, hệ cơ quan có một vai trò nhất định và có mối liên quan chặt chẽ với các cơ quan, hệ cơ quan khác.

- Nội dung phiếu học tập số 1.

 

3. Hoạt động 3: Luyện tập

a) Mục tiêu:

- Củng cố cho HS kiến thức khái quát về cơ thể người, khắc sâu mục tiêu bài học.

b) Nội dung:

- GV yêu cầu HS vẽ sơ đồ tư duy khái quát về cơ thể người.

c) Sản phẩm:

- Sơ đồ tư duy của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân, hệ thống hóa kiến thức bài học bằng sơ đồ tư duy.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.

Bước 3: Báo cáo kết quả

- GV mời một số HS trình bày, nhận xét sơ đồ của một số HS.

Bước 4: Kết luận, đánh giá

- GV nhận xét, đánh giá và khái quát kiến thức bài học.

- Sơ đồ tư duy của HS.

4. Hoạt động 4: Vận dụng

a) Mục tiêu:

- HS liên hệ được kiến thức bài học để trả lời một số câu hỏi thực tế.    

b) Nội dung:

- Dựa vào kiến thức đã học, hoạt động cặp đôi và trả lời câu hỏi sau:

a. Khi chúng ta ngủ, các cơ quan nào hoạt động ở mức thấp nhất, cơ quan nào hoạt động mạnh nhất? Giải thích.

b. Lập kế hoạch học tập và sinh hoạt hợp lí, khoa học cho bản thân.

c) Sản phẩm:

- Các câu trả lời của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS vận dụng kiến thức đã học, hoạt động cặp đôi và trả lời câu hỏi sau:

a. Khi chúng ta ngủ, các cơ quan nào hoạt động ở mức thấp nhất, cơ quan nào hoạt động mạnh nhất? Giải thích.

b. Lập kế hoạch học tập và sinh hoạt hợp lí, khoa học cho bản thân.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thực hiện theo nhóm làm ra sản phẩm và trả lời câu hỏi (Nếu không đủ thời gian, GV sẽ giao về nhà).

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- GV mời một số HS đưa ra câu trả lời.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, góp ý và kết thúc bài học.

- Các câu trả lời của HS.

IV. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Ôn lại kiến thức đã học.

- Làm bài tập trong Sách bài tập.

- Đọc và tìm hiểu trước Bài 31: Hệ vận động ở người

V. HỒ SƠ HỌC TẬP

Phiếu học tập số 1

Nhóm ...............................

Cơ quan/ Hệ cơ quan

Các cơ quan trong từng hệ cơ quan

Vai trò chính trong cơ thể

Hệ vận động

 

 

Hệ tuần hoàn

 

 

Hệ hô hấp

 

 

Hệ tiêu hóa

 

 

Hệ bài tiết

 

 

Hệ thần kinh

 

 

Các giác quan

 

 

Hệ nội tiết

 

 

Hệ sinh dục

 

 

Các mảnh ghép thông tin

(GV cắt rời trước tiết học)

Cơ, xương, khớp

Định hình cơ thể, bảo vệ nội quan, giúp cơ thể cử động và di chuyển

Tim và mạch máu

Vận chuyển chất dinh dưỡng, oxygen, hormone,…đến các tế bào và vận chuyển các chất thải từ tế bào đến các cơ quan bài tiết để thải ra ngoài

Đường dẫn khí (mũi, họng, thanh quản, khí quản, phế quản) và hai lá phổi

Giúp cơ thể lấy khí oxygen từ môi trường và thải khí carbon dioxide ra khỏi cơ thể

Ống tiêu hóa (miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, hậu môn) và các tuyến tiêu hóa

Biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng mà cơ thể hấp thụ được và thải chất bã ra ngoài

Phổi, thận, da

Lọc các chất thải có hại cho cơ thể từ máu và thải ra môi trường.

Não, tủy sống, dây thần kinh, hạch thần kinh

Thu nhận các kích thích từ môi trường, điều khiển, điều hòa hoạt động của các cơ quan, giúp cho cơ thể thích nghi với môi trường

Thị giác, thính giác,…

Giúp cơ thể nhận biết được các vật và thu nhận âm thanh

Tuyến yên, tuyến giáp, tuyến tụy, tuyến trên thận, tuyến sinh dục,…

Điều hòa hoạt động của các cơ quan trong cơ thể thông qua việc tiết một số loại hormone tác động đến cơ quan nhất định

Ở nam: tinh hoàn, ống dẫn tinh, túi tinh, dương vật,…

Ở nữ: buồng trứng, ống dẫn trứng, tử cung, âm đạo,…

Giúp cơ thể sinh sản, duy trì nòi giống


BÀI 31: HỆ VẬN ĐỘNG Ở NGƯỜI

I. MỤC TIÊU

Sau khi học xong bài học, HS đạt được các yêu cầu sau:

1. Về năng lực

1.1. Năng lực chung

- Tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh, sơ đồ để tìm hiểu về hệ vận động ở người.

- Giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm một cách có hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV trong khi tìm hiểu về một số bệnh tật liên quan đến hệ vận động; ý nghĩa của việc rèn luyện thể dục thể thao; thực hành sơ cứu và băng bó người bị gãy xương, hợp tác đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày.

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập và thực hành.

1.2. Năng lực khoa học tự nhiên

- Nhận thức khoa học tự nhiên:

+ Nêu được cấu tạo, chức năng và phân tích được sự phù hợp giữa cấu tạo với chức năng của hệ vận động.

+ Mô tả được cấu tạo sơ lược các cơ quan của hệ vận động. Liên hệ được kiến thức đòn bẩy vào hệ vận động. Giải thích sự co cơ, khả năng chịu tải của xương.

+ Trình bày được một số bệnh, tật và bệnh học đường liên quan đến hệ vận động.

+ Nêu được biện pháp bảo vệ các cơ quan của hệ vận động và cách phòng chống bệnh.

+ Nêu được ý nghĩa của tập thể dục, thể thao và chọn phương pháp luyện tập thể thao phù hợp.

- Tìm hiểu tự nhiên: Quan sát hình ảnh, liên hệ với cơ thể mình để chỉ ra được vị trí các xương trên cơ thể. Thực hành sơ cứu và băng bó khi bị gãy xương. Tìm hiểu được tình hình mắc các bệnh về hệ vận động trong trường học và khu dân cư.

- Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Vận dụng hiểu biết về hệ vận động và bệnh học đường để bảo vệ bản thân, tuyên truyền và giúp đỡ người khác.

2. Về phẩm chất

- Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm hiểu về hệ vận động ở người.

- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ.

- Có ý thức bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của bản thân và người thân trong gia đình.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên:

- SGK, SGV, SBT khoa học tự nhiên 8, kế hoạch bài dạy.

- Hình ảnh hoạt động mở đầu, hình ảnh một số xương và cơ của hệ vận động, tư thế co duỗi tay, một số bệnh, tật liên quan đến hệ vận động.

- Video sơ cứu và băng bó khi người khác bị gãy xương.

- Các dụng cụ cần chuẩn bị trong tiết thực hành sơ cứu và băng bó người bị gãy xương.

2. Học sinh:

- SGK, SBT khoa học tự nhiên 8.

- Đọc nghiên cứu và tìm hiểu trước bài ở nhà.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động 1: Khởi động (Mở đầu)

a) Mục tiêu:

- Giúp học sinh xác định được vấn đề cần học tập, tạo tâm thế hứng thú, sẵn sàng tìm hiểu kiến thức mới.

b) Nội dung:

- GV chiếu hình ảnh, đặt vấn đề, yêu cầu học sinh thực hiện thảo luận cặp đôi, đưa ra câu trả lời:

+ Tại sao mỗi người lại có vóc dáng và kích thước khác nhau? Nhờ đâu mà cơ thể người có thể di chuyển, vận động?

c) Sản phẩm:

- Các câu trả lời của HS (có thể đúng hoặc sai).

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV chiếu hình ảnh minh họa về mỗi người có vóc dáng khác nhau.

Giáo án Sinh học 8 Kết nối tri thức (năm 2024 mới nhất) | Giáo án Khoa học tự nhiên 8

Nêu vấn đề, yêu cầu học sinh hoạt động cặp đôi và trả lời câu hỏi:

+ Tại sao mỗi người lại có vóc dáng và kích thước khác nhau? Nhờ đâu mà cơ thể người có thể di chuyển, vận động?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- Học sinh chú ý theo dõi, kết hợp kiến thức của bản thân, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, định hướng.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- GV gọi 2 – 3 HS trình bày câu trả lời.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, ghi nhận các ý kiến của HS.

- GV chưa chốt kiến thức mà dẫn dắt vào bài học mới: Để giải thích câu hỏi này đầy đủ và chính xác, chúng ta cùng đi vào bài học ngày hôm nay.

- Các câu trả lời của HS:

* Gợi ý:

- Mỗi người có vóc dáng và kích thước khác nhau là do bộ xương tạo nên khung cơ thể khác nhau, giúp cơ thể có hình dạng nhất định.

- Cơ thể người có thể di chuyển, vận động là nhờ có cơ bám vào xương, khi cơ co hay dãn sẽ làm xương cử động, giúp cơ thể di chuyển và vận động.

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

Hoạt động 2.1: Tìm hiểu về cấu tạo và chức năng của hệ vận động

a) Mục tiêu:  

- Nêu được cấu tạo, chức năng và phân tích được sự phù hợp giữa cấu tạo với chức năng của hệ vận động.

- Mô tả được cấu tạo sơ lược các cơ quan của hệ vận động. Liên hệ được kiến thức đòn bẩy vào hệ vận động. Giải thích sự co cơ, khả năng chịu tải của xương.

b) Nội dung:

- GV yêu cầu học sinh hoạt động cá nhân đọc thông tin mục I SGK trang 125, quan sát hình ảnh, thảo luận nhóm cặp đôi và trả lời các câu hỏi sau:

1. Nêu cấu tạo của hệ vận động. Quan sát hình 31.1 SGK, phân loại các xương vào ba phần của bộ xương. Chỉ ra vị trí của các xương đó trên cơ thể của em.

2. Nêu chức năng của hệ vận động. Quan sát hình 31.2, liên hệ kiến thức về đòn bẩy, cho biết tay ở tư thế nào có khả năng chịu tải tốt hơn.

c) Sản phẩm:

- Câu trả lời của HS.

1. Hệ vận động ở người có cấu tạo gồm bộ xương và hệ cơ.

Phân loại các xương vào 3 phần của bộ xương:

- Xương đầu: Xương sọ não, xương sọ mặt.

- Xương thân: Xương ức, xương sườn, xương sống.

- Xương chi: Xương tay, xương chân.

( HS tự chỉ ra vị trí của các xương trên cơ thể mình)

2. Bộ xương tạo nên khung cơ thể, giúp cơ thể có hình dạng nhất định và bảo vệ cơ thể. Cơ bám vào xương, khi cơ co hay dãn sẽ làm xương cử động, giúp cơ thể di chuyển và vận động.

- Tay ở tư thế co có khả năng chịu tải tốt hơn, do khớp xương tạo kết nối kiểu đòn bẩy giữa các xương. Khớp xương tạo nên điểm tựa, sự co cơ tạo nên lực kéo, nhờ vậy xương có khả năng chịu tải cao khi vận động.

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung kiến thức

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu học sinh hoạt động cá nhân đọc thông tin mục I SGK trang 125, quan sát hình ảnh, thảo luận nhóm cặp đôi và trả lời các câu hỏi sau:

1. Nêu cấu tạo của hệ vận động. Quan sát hình 31.1 SGK, phân loại các xương vào ba phần của bộ xương. Chỉ ra vị trí của các xương đó trên cơ thể của em.

Giáo án Sinh học 8 Kết nối tri thức (năm 2024 mới nhất) | Giáo án Khoa học tự nhiên 8

2. Nêu chức năng của hệ vận động. Quan sát hình 31.2, liên hệ kiến thức về đòn bẩy, cho biết tay ở tư thế nào có khả năng chịu tải tốt hơn.

Giáo án Sinh học 8 Kết nối tri thức (năm 2024 mới nhất) | Giáo án Khoa học tự nhiên 8

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh, đọc thông tin, thảo luận và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, định hướng, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- GV mời ngẫu nhiên HS báo cáo câu trả lời.

- Các HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung ý kiến.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.

- Giáo viên nhận xét, đánh giá và chốt nội dung về cấu tạo và chức năng của hệ vận động.

- Giải quyết câu hỏi mở đầu.

I. Cấu tạo và chức năng của hệ vận động

1. Cấu tạo của hệ vận động

- Hệ vận động ở người có cấu tạo gồm bộ xương và hệ cơ.

- Xương được cấu tạo từ chất hữu cơ và chất khoáng. Bộ xương người trưởng thành chia làm ba phần: xương đầu, xương thân, xương chi.

- Cơ bám vào xương nhờ các mô liên kết như dây chằng, gân.

2. Chức năng của hệ vận động

- Bộ xương tạo nên khung cơ thể, giúp cơ thể có hình dạng nhất định và bảo vệ cơ thể. Cơ bám vào xương, khi cơ co hay dãn sẽ làm xương cử động, giúp cơ thể di chuyển và vận động.

 

Hoạt động 2.2: Tìm hiểu về một số bệnh, tật liên quan đến hệ vận động

a) Mục tiêu:  

- Trình bày được một số bệnh, tật và bệnh học đường liên quan đến hệ vận động.

- Nêu được biện pháp bảo vệ các cơ quan của hệ vận động và cách phòng chống bệnh.

- Tìm hiểu được tình hình mắc các bệnh về hệ vận động trong trường học và khu dân cư.

b) Nội dung:

- GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu HS quan sát hình ảnh, đọc thông tin SGK và dựa vào kiến thức thực tế, hoạt động nhóm để tìm hiểu về một số bệnh, tật liên quan đến hệ vận động.

+ Nhóm 1,2: Tìm hiểu về tật cong vẹo cột sống. Tìm hiểu trong lớp có bao nhiêu bạn mắc tật cong vẹo cột sống.

+ Nhóm 3, 4: Tìm hiểu về bệnh loãng xương. Quan sát hình 31.4 và dự đoán xương nào bị giòn, dễ gãy. Từ đó nêu tác hại của bệnh loãng xương.

- GV giao nhiệm vụ về nhà cho HS: Tìm hiểu các bệnh về hệ vận động (nguyên nhân, số lượng người mắc) trong trường học và khu dân cư; đề xuất và tuyên truyền biện pháp phòng bệnh, bảo vệ hệ vận động.

c) Sản phẩm:

- Phần trình bày hoạt động nhóm của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung kiến thức

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu HS quan sát hình ảnh, đọc thông tin SGK và dựa vào kiến thức thực tế, hoạt động nhóm để tìm hiểu về một số bệnh, tật liên quan đến hệ vận động.

+ Nhóm 1,2: Tìm hiểu về tật cong vẹo cột sống. Tìm hiểu trong lớp có bao nhiêu bạn mắc tật cong vẹo cột sống.

Giáo án Sinh học 8 Kết nối tri thức (năm 2024 mới nhất) | Giáo án Khoa học tự nhiên 8

+ Nhóm 3, 4: Tìm hiểu về bệnh loãng xương. Quan sát hình 31.4 và dự đoán xương nào bị giòn, dễ gãy. Từ đó nêu tác hại của bệnh loãng xương.

Giáo án Sinh học 8 Kết nối tri thức (năm 2024 mới nhất) | Giáo án Khoa học tự nhiên 8

- GV giao nhiệm vụ về nhà cho HS và báo cáo vào tiết học sau: Tìm hiểu các bệnh về hệ vận động (nguyên nhân, số lượng người mắc) trong trường học và khu dân cư; đề xuất và tuyên truyền biện pháp phòng bệnh, bảo vệ hệ vận động.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS hoạt động nhóm, thực hiện nhiệm vụ học tập.

- HS về nhà thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- GV đại diện các nhóm trình bày phần tìm hiểu của nhóm.

- Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, góp ý và đặt câu hỏi nếu có.

- HS báo cáo bài tập về nhà vào tiết sau.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.

- Giáo viên nhận xét, đánh giá và chốt nội dung về một số bệnh, tật liên quan đến hệ vận động.

II. Một số bệnh, tật liên quan đến hệ vận động

1. Tật cong vẹo cột sống

- Tật cong vẹo cột sống là tình trạng cột sống không giữ được trạng thái bình thường, các đốt sống bị xoay lệch về một bên, cong quá mức, cong quá mức về phía trước hay phía sau.

- Cong vẹo cột sống có thể do tư thế hoạt động không đúng trong thời gian dài, mang vác vật nặng thường xuyên, do tai nạn hay còi xương.

2. Bệnh loãng xương

- Cơ thể thiếu calcium và phosphorus sẽ thiếu nguyên liệu để kiến tạo xương nên mật độ chất khoáng trong xương thưa dần, dẫn đến bệnh loãng xương.

- Bệnh này thường gặp ở người cao tuổi. Khi bị chấn thương, người mắc bệnh loãng xương có nguy cơ gãy xương cao hơn người không mắc bệnh.

Hoạt động 2.3: Tìm hiểu về ý nghĩa của tập thể dục, thể thao

a) Mục tiêu:  

- Nêu được ý nghĩa của tập thể dục, thể thao và chọn phương pháp luyện tập thể thao phù hợp.

b) Nội dung:

- GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK và dựa vào kiến thức thực tế để nêu ý nghĩa của luyện tập thể dục, thể thao.

c) Sản phẩm:

- Các câu trả lời của HS.

Tập thể dục thể thao có vai trò kích thích tăng chiều dài và chu vi của xương, cơ bắp nở nang và rắn chắc, tăng cường sự dẻo dai của cơ thể.

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung kiến thức

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK và dựa vào kiến thức thực tế để nêu ý nghĩa của luyện tập thể dục, thể thao.

+ Ở nhà, em đã và đang luyện tập bộ môn thể dục, thể thao nào?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS hoạt động nhóm, thực hiện nhiệm vụ học tập.

- GV quan sát và hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- GV đại diện các nhóm trình bày phần tìm hiểu của nhóm.

- Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, góp ý và đặt câu hỏi nếu có.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.

- Giáo viên nhận xét, đánh giá và chốt nội dung về ý nghĩa của tập thể dục, thể thao.

III. Ý nghĩa của tập thể dục, thể thao

- Tập thể dục thể thao có vai trò kích thích tăng chiều dài và chu vi của xương, cơ bắp nở nang và rắn chắc, tăng cường sự dẻo dai của cơ thể.

 

Hoạt động 2.4: Thực hành: Sơ cứu và băng bó khi người khác bị gãy xương

a) Mục tiêu:  

- Thực hiện được sơ cứu và băng bó khi người khác bị gãy xương.

b) Nội dung:

- GV đưa ra câu hỏi dẫn dắt:

1. Những nguyên nhân nào có thể dẫn đến gãy xương? Khi bị gãy xương chúng ta cần phải làm gì?

- GV yêu cầu HS tìm hiểu các dụng cụ cần chuẩn bị và các bước tiến hành sơ cứu và băng bó người bị gãy xương.

- GV yêu cầu HS quan sát chiếu video hướng dẫn sơ cứu hoặc GV thực hiện  sơ cứu trực tiếp. Chia lớp thành 4 – 6 nhóm nhỏ, mỗi nhóm có 1 HS đóng vai người bị thương, 1 HS hỗ trợ, 1 HS thực hiện sơ cứu. Thực hiện theo vòng tròn.

- HS thực hành, sau đó thảo luận trả lời câu hỏi.

c) Sản phẩm:

- Các câu trả lời của HS:

1. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến gãy xương như tai nạn giao thông, tai nạn thể thao,... Khi bị gãy xương cần phải thực hiện sơ cứu đúng cách, không nên nắp bóp bữa bãi.

2. Khi thực hiện buộc cố định nẹp cần lưu ý:

- Chiều dài nẹp dùng để cố định xương gãy phải đủ dài để bất động các khớp trên và dưới ổ gãy.

- Lót bông/ gạc y tế hoặc miếng vải sạch phía trong nẹp trước khi buộc.

- Dây cố định nẹp phải buộc ở vị trí trên và dưới chỗ gãy, khớp trên và dưới chỗ gãy.

3. Những dụng cụ có thể sử dụng tương tự nẹp và dây vải rộng bản trong điều kiện thực tế khi sơ cứu và băng bó người khác bị gãy xương là:

+ Thước, thanh gỗ, thanh tre,…có chiều dài phù hợp, là các dụng cụ có thể sử dụng tương tự nẹp.

+ Vải hoặc quần áo sạch có thể sử dụng tương tự như dây vải bản rộng.

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung kiến thức

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đưa ra câu hỏi dẫn dắt:

1. Những nguyên nhân nào có thể dẫn đến gãy xương? Khi bị gãy xương chúng ta cần phải làm gì?

- GV yêu cầu HS tìm hiểu các dụng cụ cần chuẩn bị và các bước tiến hành sơ cứu và băng bó người bị gãy xương.

- GV yêu cầu HS quan sát chiếu video hướng dẫn sơ cứu hoặc GV thực hiện  sơ cứu trực tiếp. Chia lớp thành 4 – 6 nhóm nhỏ, mỗi nhóm có 1 HS đóng vai người bị thương, 1 HS hỗ trợ, 1 HS thực hiện sơ cứu. Thực hiện theo vòng tròn.

- Sau đó trả lời các câu hỏi:

2. Khi thực hiện buộc cố định nẹp cần lưu ý những điều gì?

3. Có thể sử dụng những dụng cụ nào tương tự nẹp và dây vải rộng bản trong điều kiện thực tế khi sơ cứu và băng bó người khác bị gãy xương?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

­- HS trả lời câu hỏi.

- HS hoạt động nhóm, thực hành theo hướng dẫn của GV.

- GV quản lí HS, hỗ trợ HS trong quá trình thực hành.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- GV đại diện các nhóm trình bày phần tìm hiểu của nhóm.

- Các nhóm nhận xét về kết quả băng bó của nhóm mình và các nhóm khác.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.

- Giáo viên nhận xét, đánh giá.

IV. Thực hành: Sơ cứu và băng bó khi người khác bị gãy xương

Cách tiến hành

a) Sơ cứu gãy xương cẳng tay

Bước 1: Đặt tay bị gãy vào sát thân nạn nhân.

Bước 2: Đặt hai nẹp vào hai phía của cẳng tay, nẹp dài từ khuỷu tay tới cổ tay, đồng thời lót bông/ gạc y tế hoặc miếng vải sạch vào phía trong nẹp.

Bước 3: Dùng dây vải rộng bản/ băng y tế buộc cố định nẹp.

Bước 4: Dùng khăn vải làm dây đeo vào cổ để đỡ cẳng tay treo trước ngực, cẳng tay vuông góc với cánh tay.

b) Sơ cứu gãy xương chân

Bước 1: Đặt nạn nhân nằm trên mặt phẳng, duỗi chân thẳng, bàn chân vuông góc với cẳng chân.

Bước 2: Dùng hai nẹp đặt phía trong và ngoài của chân bị gãy, đồng thời lót bông hoặc miễng vải sạch ở vị trí tiếp giáp giữa chân và nẹp.

Bước 3: Dùng dây vải rộng bản/ băng y tế buộc cố định hai nẹp với nhau ở các vị trí trên và dưới vùng gãy để cố định chỗ chân bị gãy.

3. Hoạt động 3: Luyện tập

a) Mục tiêu:

- Củng cố cho HS kiến thức về hệ vận động ở người, khắc sâu mục tiêu bài học.

b) Nội dung:

- GV tổ chức trò chơi “nhanh như chớp”, yêu cầu HS trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm sau:

1. Hệ vận động ở người có cấu tạo gồm

A. Cơ đầu và cơ thân.

B. Xương thân và xương chi.

C. Bộ xương và hệ cơ.

D. Xương thân và hệ cơ.

2. Chất nào trong xương có vai trò làm xương bền chắc?

A. Chất hữu cơ.

B. Chất khoáng.

C. Chất vitamin.

D. Chất hóa học.

3. Xương sườn thuộc phần nào của bộ xương?

A. Xương đầu.

B. Xương chi.

C. Xương thân.

D. Xương bụng.

4. Nguyên nhân nào dưới đây thường gây bệnh loãng xương?

A. Tư thế hoạt động không đúng cách trong thời gian ngắn.

B. Cơ thể thiếu calcium và phosphorus.

C. Do tai nạn giao thông.

D. Cơ thể thiếu cholesterol và vitamin.

5. Để cơ và xương phát triển tốt cần

A. Có một chế độ dinh dưỡng hợp lí.

B. Rèn luyện thể dục thể thao thường xuyên.

C. Lao động vừa sức.

D. Tất cả các đáp án trên.

c) Sản phẩm:

- Các câu trả lời của HS.

1. C

2. B

3. C

4. B

5. D

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức trò chơi “nhanh như chớp”, yêu cầu HS trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm. HS nào nhanh tay và trả lời đúng sẽ được tuyên dương hoặc nhận quà.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.

Bước 3: Báo cáo kết quả

- GV mời HS xung phong trả lời.

- Các HS còn lại lắng nghe, nhận xét.

Bước 4: Kết luận, đánh giá

- GV nhận xét, đánh giá và khái quát kiến thức bài học.

- Các câu trả lời của HS.

4. Hoạt động 4: Vận dụng

a) Mục tiêu:

- Vận dụng hiểu biết về hệ vận động và bệnh học đường để bảo vệ bản thân, tuyên truyền và giúp đỡ người khác.

b) Nội dung:

- Dựa vào kiến thức đã học về hệ vận động, hoạt động cá nhân và trả lời câu hỏi sau:

1. Lựa chọn phương pháp luyện tập thể dục, thể thao phù hợp với lứa tuổi.

c) Sản phẩm:

- Các câu trả lời của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Dựa vào kiến thức đã học về hệ vận động, hoạt động cá nhân và trả lời câu hỏi sau. (Nếu không còn thời gian GV có thể giao về nhà và yêu cầu HS trình bày vào tiết sau).

1. Lựa chọn phương pháp luyện tập thể dục, thể thao phù hợp với lứa tuổi.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thực hiện cá nhân và trả lời câu hỏi (Nếu không đủ thời gian, GV sẽ giao về nhà).

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- GV mời một số HS đưa ra câu trả lời.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, góp ý và kết thúc bài học.

- Các câu trả lời của HS.

IV. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Ôn lại kiến thức đã học.

- Làm bài tập trong Sách bài tập.

- Đọc và tìm hiểu trước Bài 32. Dinh dưỡng và tiêu hóa ở người.

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung kiến thức

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu học sinh hoạt động cá nhân đọc thông tin mục I SGK trang 125, quan sát hình ảnh, thảo luận nhóm cặp đôi và trả lời các câu hỏi sau:

1. Nêu cấu tạo của hệ vận động. Quan sát hình 31.1 SGK, phân loại các xương vào ba phần của bộ xương. Chỉ ra vị trí của các xương đó trên cơ thể của em.

2. Nêu chức năng của hệ vận động. Quan sát hình 31.2, liên hệ kiến thức về đòn bẩy, cho biết tay ở tư thế nào có khả năng chịu tải tốt hơn.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh, đọc thông tin, thảo luận và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, định hướng, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- GV mời ngẫu nhiên HS báo cáo câu trả lời.

- Các HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung ý kiến.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.

- Giáo viên nhận xét, đánh giá và chốt nội dung về cấu tạo và chức năng của hệ vận động.

- Giải quyết câu hỏi mở đầu.

I. Cấu tạo và chức năng của hệ vận động

1. Cấu tạo của hệ vận động

- Hệ vận động ở người có cấu tạo gồm bộ xương và hệ cơ.

- Xương được cấu tạo từ chất hữu cơ và chất khoáng. Bộ xương người trưởng thành chia làm ba phần: xương đầu, xương thân, xương chi.

- Cơ bám vào xương nhờ các mô liên kết như dây chằng, gân.

2. Chức năng của hệ vận động

- Bộ xương tạo nên khung cơ thể, giúp cơ thể có hình dạng nhất định và bảo vệ cơ thể. Cơ bám vào xương, khi cơ co hay dãn sẽ làm xương cử động, giúp cơ thể di chuyển và vận động.

 

................................

................................

................................

Xem thử Giáo án KHTN 8 KNTT Xem thử Giáo án điện tử KHTN 8 KNTT

Xem thêm giáo án lớp 8 Kết nối tri thức các môn học hay khác:


Đề thi, giáo án các lớp các môn học