Giáo án KHTN 8 Kết nối tri thức Bài 9: Base. Thang pH
Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án KHTN 8 Kết nối tri thức bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. Mục tiêu
1. Về kiến thức
- Nêu được khái niệm base (tạo ra ion OH-), kiềm là các hydroxide tan tốt trong nước.
- Tiến hành được thí nghiệm của base (làm đổi màu chất chỉ thị; phản ứng acid tạo muối); nêu và giải thích được hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm (viết phương trình hóa học) và rút ra nhận xét về tính chất của base.
- Tra được bảng tính tan để biết một hydroxide cụ thể thuộc loại kiềm hoặc base không tan.
- Nêu được thang pH, sử dụng pH để đánh giá độ acid – base của dung dịch.
- Tiến hành được một số thí nghiệm đo pH (bằng giấy pH) một số loại thực phẩm (đồ uống, hoa quả, …)
- Liên hệ được pH trong dạ dày, trong máu, trong nước mưa, đất.
2. Về năng lực
2.1.Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ và tự học: tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa để tìm hiểu về khái niệm, tính chất hóa học của base; thang pH.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: giải quyết vấn đề trong thực hiện các nhiệm vụ học tập.
2.2. Năng lực khoa học tự nhiên
- Năng lực nhận biết KHTN: Biết được khái niệm, tính chất hóa học của base; thang pH.
- Năng lực tìm hiểu tự nhiên: Nắm được tính chất của base và ứng dụng của một số base trong đời sống
- Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Vận dụng những hiểu biết về base để giải thích được những vấn đề liên quan đến base trong thực tiễn đời sống.
3. Phẩm chất
- Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm hiểu khái niệm, tính chất của base và thang pH.
- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ mà GV yêu cầu.
- Trung thực, trách nhiệm trong báo cáo kết quả các họat động và kiểm ra đánh giá.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Giáo án, slide, máy tính, máy chiếu.
- 5 bộ dụng cụ thí nghiệm. Số lượng 01 bộ gồm:
+ Dụng cụ: 2 ống nghiệm, ống hút nhỏ giọt, giá để ống nghiệm.
+ Hóa chất: dd HCl, dd NaOH, giấy quỳ tím, giấy tẩm phenolphthalein.
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Vở ghi + SGK + Đồ dùng học tập.
- Ôn tập bài cũ và chuẩn bị bài mới.
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Mở đầu
a. Mục tiêu: Giúp học sinh xác định được vấn đề cần học tập, tạo tâm thế hứng thú, sẵn sàng tìm hiểu kiến thức mới.
b. Nội dung:Học sinh hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi của GV.
Tại sao khi bị ong hoặc kiến đốt, người ta thường bôi vôi vào vết đốt?
c.Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh. Dự kiến:
Trong nọc độc của một số côn trùng như: ong, kiến, … có chứa một lượng acid gây bỏng da và đồng thời gây rát, ngứa. Khi bị ong hoặc kiến đốt, người ta thường bôi vôi vào vết đốt, khi đó có phản ứng trung hoà acid - base xảy ra làm cho vết phồng xẹp xuống và không còn cảm giác rát ngứa.
d.Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chiếu câu hỏi cho HS hoạt động cá nhân:
Tại sao khi bị ong hoặc kiến đốt, người ta thường bôi vôi vào vết đốt?
- HS nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
HS làm việc cá nhân suy nghĩ trả lời câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
GV gọi Hs trả lời câu hỏi, Hs khác nhận xét bổ sung
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, ghi nhận các ý kiến của HS.
- GV chưa chốt kiến thức mà dẫn dắt vào bài học mới: Để giải thích câu hỏi này đầy đủ và chính xác, chúng ta cùng đi vào bài học ngày hôm nay.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới.
Hoạt động 2.1: Tìm hiểu khái niệm base.
a. Mục tiêu: Nêu được khái niệm base (tạo ra ion OH-), kiềm là các hydroxide tan tốt trong nước.
b. Nội dung:
- HS hoạt động cá nhân nghiên cứu thông tin Bảng 9.1 SGK/39
- HS thảo luận nhóm theo bàn thực hiện nhiệm vụ phiếu học tập số 1 theo yêu cầu của GV.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 1. Công thức hoá học của các base có đặc điểm gì giống nhau? 2. Các dung dịch base có đặc điểm gì chung? 3. Thảo luận nhóm và đề xuất khái niệm về base. 4. Em hãy nhận xét về cách gọi tên base và đọc tên base Ca(OH)2. |
c. Sản phẩm: Kết quả hoạt động của HS. Dự kiến:
1. Công thức hoá học của các base đều có chứa nhóm hydroxide (−OH).
2. Các dung dịch base đều có chứa anion OH−.
3. Khái niệm: Base là những hợp chất trong phân tử có nguyên tử kim loại liên kết với nhóm hydroxide. Khi tan trong nước, base tạo ra ion OH−.
4. Quy tắc gọi tên các base: Tên kim loại (kèm hoá trị đối với kim loại có nhiều hoá trị) + hydroxide.
Tên base Ca(OH)2: Calcium hydroxide.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
NỘI DUNG |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV cho HS cá nhân nghiên cứu thông tin Bảng 9.1 SGK/39 - Tên một số base thông dụng, công thức hóa học và dạng tồn tại của base trong dung dịch. - HS hoạt động nhóm theo bàn, quan sát bảng 9.1 thực hiện nhiệm vụ ở phiếu học tập số 1. - GV giới thiệu về một số base không tan trong nước (base không tan), một số ít base tan trong nước tạo thành dung dịch kiềm (base kiềm) như: KOH, NaOH, Ba(OH)2... - GV cho HS hoạt động cá nhân thực hiện yêu cầu sau: Dựa vào bảng tính tan dưới đây, hãy cho biết những base nào là base không tan và những base nào là base kiềm? Viết công thức hoá học và đọc tên các base có trong bảng. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS nghiên cứu thông tin Bảng 9.1 SGK/39. - HS thảo luận nhóm theo bàn thực hiện nhiệm vụ học tập. - HS nghiên cứu thông tin bảng tính tan SGK/40. - HS làm việc cá nhân thực hiện nhiệm vụ học tập Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS đại diện các nhóm; cá nhân báo cáo kết quả. - HS các nhóm khác theo dõi, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV nhận xét đánh giá và chốt nội dung kiến thức. |
I. Khái niệm - Base là những hợp chất trong phân tử có nguyên tử kim loại liên kết với nhóm hydroxide. Khi tan trong nước, base tạo ra ion OH−. - Tên base: Tên kim loại (kèm hoá trị đối với kim loại có nhiều hoá trị) + hydroxide. VD: - Base không tan và tên gọi tương ứng: + Mg(OH)2: magnesium hydroxide. +Cu(OH)2: copper(II) hydroxide. + Fe(OH)2: iron(II) hydroxide. + Fe(OH)3: iron(III) hydroxide. - Base tan (base kiềm) và tên gọi tương ứng: + KOH: potassium hydroxide. + NaOH: sodium hydroxide. + Ba(OH)2: barium hydroxide. |
................................
................................
................................
Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng:
Xem thêm các bài soạn Giáo án Khoa học tự nhiên lớp 8 Kết nối tri thức chuẩn khác:
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 8 (các môn học)
- Giáo án Toán 8
- Giáo án Ngữ văn 8
- Giáo án Tiếng Anh 8
- Giáo án Khoa học tự nhiên 8
- Giáo án KHTN 8
- Giáo án Lịch Sử 8
- Giáo án Địa Lí 8
- Giáo án GDCD 8
- Giáo án HĐTN 8
- Giáo án Tin học 8
- Giáo án Công nghệ 8
- Giáo án Vật Lí 8
- Giáo án Hóa học 8
- Giáo án Sinh học 8
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 8 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 8
- Đề thi Toán 8
- Đề cương ôn tập Toán 8
- Đề thi Tiếng Anh 8 (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 8 mới (có đáp án)
- Đề thi Khoa học tự nhiên 8 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử và Địa Lí 8 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 8 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 8 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 8 (có đáp án)