Giáo án KHTN 8 Kết nối tri thức Bài 22: Mạch điện đơn giản

Xem thử

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án KHTN 8 Kết nối tri thức bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

I. Mục tiêu

Sau khi học xong bài này, học sinh sẽ đạt được:

1. Kiến thức:

- Vẽ được sơ đồ mạch điện với các kí hiệu mô tả: Điện trở, biến trở, chuông điện, ampe kế, vôn kế, điốt và điốt phát quang.

- Mắc được mạch điện đơn giản với pin, công tác, dây nối, bóng đèn.

- Mô tả được sơ lược công dụng của cầu chì, rơle, cầu dao tự động, chuông điện.

2. Năng lực

2.1. Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm hiểu thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh, để tìm hiểu vấn đề về mạch điện đơn giản, công dụng của cầu chì, rơle, cầu dao tự động, chuông điện.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để mắc thí nghiệm, về sơ đồ mạch điện đơn giản.

2.2. Năng lực khoa học tự nhiên

- Năng lực nhận biết: Nhận biết được một số dụng cụ trước khi mắc, hình thành sơ đồ măc đúng nguyên tắc.

- Năng lực tìm hiểu: Dựa vào sơ đồ mạch điện, hình ảnh xác định được các dụng cụ cần dùng.

- Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Vận dụng được kiến thức giải thích được các hiện tượng trong đời sống thực tiễn.

3. Phẩm chất

- Trung thực trong việc báo cáo kết quả thí nghiệm.

- Chăm chỉ đọc tài liệu, chuẩn bị những nội dung của bài học.

- Nhân ái, trách nhiệm: Hợp tác giữa các thành viên trong nhóm.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

1. Giáo viên: Chuẩn bị

- Máy chiếu để chiếu hình ảnh 22.1, 22.2, 22.3, 22.4, 22.5, 22.6, 22.7 trong SGK lên bảng.

- Dụng cụ thí nghiệm: pin, bóng đèn, dây nối, công tắc, bảng điện, cầu chì, cầu dao tự động, rơle, chuông điện,…

- GV chuẩn bị phiếu học tập, bảng kết quả A,B,C,D.

2. Học sinh: Chuẩn bị đọc trước các tài liệu liên quan tới bài học, đem đầy đủ vở ghi, sgk.

- Mỗi nhóm mang theo 8 chiếc cốc thủy tinh giống nhau, ca nhựa đựng nước, đũa gỗ.

III.Tiến trình dạy học

TIẾT 1

1. Hoạt động 1: Khởi động

a. Mục tiêu:Tạo hứng thú cho HS trong học tập, tạo sự tò mò cần thiết của tiết học.

b. Nội dung:Đưa ra tình huống: có một pin, một bóng đèn, một công tắc, các đoạn dây nối. Làm thế nào để bóng đèn pin phát sáng?c.Sản phẩm:Các câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Nội dung

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV đưa ra các dụng cụ thí nghiệm và đặt câu hỏi có vấn đề: Làm cách nào để bóng đèn sáng?

* Thực hiện nhiệm vụ học tập

Học sinh: Thực hiện yêu cầu.

Giáo viên: Theo dõi và bổ sung khi cần.

* Báo cáo kết quả và thảo luận

HS trả lời.

Dự kiến câu trả lời: Chúng ta cần cho dòng điện đi qua bóng đèn bằng cách mắc mạch điện.

* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

HS nhận xét, bổ sung, đánh giá.

GV nhận xét, đánh giá.

GV gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học: Bóng đèn sáng khi mạch điện các em mắc đảm bảo cho dòng điện đi qua và bóng đèn hoạt động bình thường. Vậy mắc mạch điện đơn giản như thế nào chúng ta cùng vào bài học.

Chúng ta cần cho dòng điện đi qua bóng đèn bằng cách mắc mạch điện.

2. Hoạt động hình thành kiến thực mới

Hoạt động 2.1. Mạch điện và các bộ phận của mạch điện

a. Mục tiêu: Tìm hiểu cách mắc mạch điện, các kí hiệu thiết bị điện

b. Nội dung: Các kí hiệu thiết bị điện, cách mắc mạch điện.

c. Sản phẩm: Các nhận xét, câu trả lời của học sinh.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Nội dung

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập

Giáo viên: Yêu cầu học sinh quan sát và lắng nghe khi GV làm thí nghiệm lắp mạch như hình 22.1 SGK trang 91.

Học sinh tiếp nhận:Quan sát và lắng nghe

* Thực hiện nhiệm vụ họctập

- Giáo viên: mắc mạch điện như hình 22.1 cho học sinh quan sát, có thể quay video sau đó tua chậm cho học sinh xem.

- Giáo viên giới thiệu về các dụng cụ trong thí nghiệm và yêu cầu HS nhắc lại.

- GV yêu cầu HS quan sát SGK và đưa ra một số kí hiệu đồ dùng điện đc sử dụng trong sơ đồ mạch điện.

- GV yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa trang 92.

? Vẽ sơ đồ mạch điện hình 22.1.

Gọi tên các thiết bị được đánh số từ (1) đến (4) ở sơ đồ hình 22.2.

Mắc mạch điện gồm pin, bóng đèn, công tắc, dây nối. Tiến hành kiểm tra và đóng công tắc để đảm bảo mạch điện kín và đèn sáng. Nếu đèn không sáng, tìm nguyên nhân

* Báo cáo kết quả và thảo luận

HS vẽ sơ đồ mạch điện, đưa ra các nguyên nhân bóng đèn không sáng.

* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

Giáo viên chốt ý kiến: cách mắc mạch điện đúng.

I. Mạch điện và các bộ phận của mạch điện

- Các dụng cụ: pin, bóng đèn, dây nối, công tắc… để bóng đèn phát sáng ta phải nối chúng lại với nhau thành một mạch kín gọi là mạch điện.

- Mạch điện gồm: Nguồn điện, dây nối và các thiết bị tiêu thụ năng lượng điện (bóng đèn, động cơ điện, bếp điện, quạt điện,…)

Kí hiệu các bộ phân của mạch điện

Giáo án KHTN 8 Kết nối tri thức Bài 22: Mạch điện đơn giản | Giáo án Khoa học tự nhiên 8
Giáo án KHTN 8 Kết nối tri thức Bài 22: Mạch điện đơn giản | Giáo án Khoa học tự nhiên 8

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Khoa học tự nhiên lớp 8 Kết nối tri thức chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 8 các môn học