Giáo án KHTN 8 Kết nối tri thức Bài 20: Hiện tượng nhiễm điện do cọ xát

Xem thử

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Giáo án KHTN 8 Kết nối tri thức bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

I. Mục tiêu:

Sau khi học sinh học xong bài sẽ đạt được:

1. Kiến thức

– Giải thích được sơ lược nguyên nhân một vật cách điện nhiễm điện do cọ xát.

– Giải thích được một vài hiện tượng thực tế liên quan đến sự nhiễm điện do cọ xát.

2. Năng lực

2.1. Năng lực chung

- Tự chủ và tự học: Tìm hiểu thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát hình ảnh để tìm hiểu về hiện tượng nhiễm điện do cọ xát.

- Giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm thực hiện thí nghiệm tìm hiểu sự nhiễm điện do cọ xát.

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đề xuất được cách giải thích ngắn gọn, chính xác cho các hiện tượng liên quan đến sự nhiễm điện do cọ xát.

2.2. Năng lực khoa học tự nhiên

- Thực hiện được thí nghiệm tìm hiểu sự nhiễm điện do cọ xát.

- Kết hợp được các kiến thức đã học về sự nhiễm điện do cọ xát giải thích các hiện tượng, lí giải hoặc vận dụng ở các tình huống thực tiễn.

3. Phẩm chất

- Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ học tập.

- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện tất cả các nhiệm vụ.

- Trung thực, cẩn thận khi thực hiện nhiệm vụ theo đúng yêu cầu của GV.

II. Thiết bị dạy học và học liệu 

1. Giáo viên: Chuẩn bị

- SGK, SGV, SBT KHTN 8.

- Bộ thí nghiệm thực hành cho nhóm HS gồm:

+ Một chiếc đũa bằng nhựa và một chiếc đũa bằng thuỷ tinh.

+ Một mảnh vải len hoặc dạ và một mảnh vải lụa

+ Một ít mẩu giấy vụn.

+ Một giá thí nghiệm.

+ Một điện nghiệm dùng để chứng minh.

+ Máy tính, máy chiếu để trình chiếu các hình vẽ, ảnh, biểu bảng trong bài.

2. Học sinh: Chuẩn bị

- SGK, SBT KHTN 8.

- Đọc trước bài học trong SGK.

- Tìm kiếm, đọc trước tài liệu có liên quan đến sự nhiễm điện do cọ xát.

III. Tiến trình dạy học

1. Hoạt động 1: Mở đầu (….. phút)

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho học sinh, dẫn dắt giới thiệu vấn đề hiện tượng nhiễm điện do cọ xát.

b. Nội dung: GV huy động kinh nghiệm thực tế của HS về hiện tượng nhiễm điện do cọ xát để đặt vấn đề nghiên cứu nội dung cơ bản của bài học.

c. Sản phẩm: Giải thuyết về nguyên nhân gây ra sự nhiễm điện do cọ xát

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Nội dung

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đưa nội dung câu hỏi: Vì sao vào những ngày hanh khô, khi chải tóc bằng lược nhựa thì nhiều sợi tóc bị lược nhựa hút kéo thẳng ra?

- GV cho HS nghiệm lại hiện tượng trên rồi đưa ra giả thuyết về nguyên nhân gây hiện tượng này.

* Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thực hành chải tóc bằng lược nhựa để nghiệm lại hiện tượng xảy ra

- HS tiếp nhận câu hỏi, suy nghĩ và trả câu trả lời.

* Báo cáo kết quả và thảo luận

- GV mời 2 – 3 HS chia sẻ câu trả lời.

* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV để HS tự do phát biểu, không khẳng định hay phủ định bất cứ giả thuyết nào HS đưa ra mà câu trả lời sẽ được làm rõ khi nghiên cứu bài học. GV dẫn dắt vào bài mới: Vậy để tìm câu trả lời cho tình huống trên, chúng ta cùng vào bài học.

Bài 20. Sự nhiễm điện do cọ xát

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (….. phút)

Hoạt động 2.1: Tìm hiểu về hiện tượng nhiễm điện do cọ xát   (….. phút)

a. Mục tiêu:HS tìm hiểu về sự nhiễm điện do cọ xát qua tiến hành thí nghiệm theo nhóm

b. Nội dung: GV tổ chức cho HS làm việc nhóm thực hiện thí nghiệm mô tả trong SGK và kết luận về hiện tượng nhiễm điện do cọ xát.

c. Sản phẩm: Thí nghiệm về hiện tượng nhiễm điện do cọ xát

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Nội dung

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc nhóm thực hiện TN.

- GV yêu cầu HS đọc thí nghiệm 1 trong SGK trang 84 nêu dụng cụ thí nghiệm và các bước tiến hành thí nghiệm.

Giáo án KHTN 8 Kết nối tri thức Bài 20: Hiện tượng nhiễm điện do cọ xát | Giáo án Khoa học tự nhiên 8

- GV yêu cầu HS tiến hành thí nghiệm theo nhóm.

-  GV lưu ý với HS cách cọ xát các vật (cọ mạnh nhiều lần theo một chiều) sau đó đưa lại gần các vật cần kiểm tra để phát hiện hiện tượng xảy ra.

- GV yêu cầu đại diện các nhóm mô tả hiện tượng xảy ra và rút ra nhận xét về tính chất các vật sau khi được cọ xát.

- GV nhận xét và đưa ra kết luận về khái niệm vật nhiễm điện hay vật mang điện tích.

- GV hướng dẫn HS tiến hành thí nghiệm 2 và quan sát hiện tượng xảy ra.

Giáo án KHTN 8 Kết nối tri thức Bài 20: Hiện tượng nhiễm điện do cọ xát | Giáo án Khoa học tự nhiên 8

- GV lưu ý với HS: để thí nghiệm thành công không được làm ướt các thanh đũa thủy tinh và thanh đũa nhựa. Nếu trời ẩm ướt, các dụng cụ thí nghiệm phải được sấy khô.

- GV yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm và thảo luận trả lời phần câu hỏi và bài tập SGK trang 85.

C1. Từ các kết quả thí nghiệm, rút ra nhận xét gì? Điện tích trên đũa thủy tinh có cùng loại với điện tích trên đũa nhựa không?

C2. Các điện tích cùng loại và khác loại tác dụng với nhau như thế nào?

- GV nhận xét và chốt lại nội dung trọng tâm về vật nhiễm điện.

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân trả lời câu hỏi phần mở đầu: Vì sao vào những ngày hanh khô, khi chải tóc bằng lược nhựa thì nhiều sợi tóc bị lược nhựa hút kéo thẳng ra?

+ Gợi ý câu trả lời: Vào những ngày hanh khô, khi chải tóc bằng lược nhựa thì nhiều sợi tóc bị lược nhựa hút kéo thẳng ra vì khi đó tóc và lược nhựa đã bị nhiễm điện do cọ xát với nhau.

- GV chiếu video về một số trường hợp vật nhiễm điện cho HS quan sát:

I. Vật nhiễm điện 

* Thí nghiệm 1

- Ban đầu, đưa chiếc đũa nhựa lại gần các mẩu giấy, ta thấy không có hiện tượng gì xảy ra.

- Khi cọ chiếc đũa nhựa vào mảnh vải len (hoặc dạ) sau đó đưa lại gần các mẩu giấy vụn, ta thấy đũa nhựa hút các mẩu giấy vụn làm các mẩu giấy vụn bám vào đầu của đũa nhựa.

- Khi làm thí nghiệm với đũa thủy tinh ta cũng quan sát được hiện tượng tương tự như đũa nhựa.

Nhận xét: Các vật sau khi bị cọ xát có tính chất hút được các vật khác (mẩu giấy vụn) được gọi là vật nhiễm điện hay vật mang điện tích.

* Thí nghiệm 2

Ta thấy hiện tượng xảy ra là hai chiếc đũa nhựa đẩy nhau như ở Hình 20.2a. và hai chiếc đũa nhựa và đũa thủy tinh hút nhau như ở Hình 20.2b.

Trả lời câu hỏi (SGK – 85)

C1.

- Chiếc đũa nhựa và đũa thủy tinh sau khi cọ sát đều bị nhiễm điện.

- Điện tích trên đũa thủy tinh khác loại với điện tích trên đũa nhựa.

C2.

- Các điện tích cùng loại thì đẩy nhau.

- Các điện tích khác loại thì hút nhau.

* Kết luận

- Các vật sau khi bị cọ xát có khả năng hút được các vật khác được gọi là vật nhiễm điện hay vật mang điện. Hiện tượng đó gọi là hiện tượng nhiễm điện do cọ xát.

- Hai vật nhiễm điện như nhau thì đẩy nhau; hai vật nhiễm điện khác nhau thì hút nhau.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Giáo án Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Khoa học tự nhiên lớp 8 Kết nối tri thức chuẩn khác:

Quý phụ huynh và học sinh có thể đăng ký các khóa học tốt lớp 8 bởi các thầy cô nổi tiếng của vietjack tại Khóa học tốt lớp 8

Giải bài tập lớp 8 sách mới các môn học