Giáo án KHTN 8 Kết nối tri thức Bài 47: Bảo vệ môi trường

Xem thử

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án KHTN 8 Kết nối tri thức bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

I. MỤC TIÊU

Sau khi học xong bài học, HS đạt được các yêu cầu sau:

1. Về năng lực

1.1. Năng lực chung

- Tự chủ và tự học: Tự xác định được mục tiêu học tập các nội dung bài học. Chủ động, tích cực thực hiện các nhiệm vụ của bản thân khi tìm hiểu về bài học.

- Giao tiếp và hợp tác: Chia sẻ và thực hiện được đúng nhiệm vụ được phân công trong nhóm, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày báo cáo.

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo:Giải quyết kịp thời các vấn đề với các thành viên trong nhóm để tìm hiểu về tác động của con người qua các thời kì phát triển xã hội, ô nhiễm môi trường.

1.2. Năng lực khoa học tự nhiên

- Nhận thức khoa học tự nhiên:

+ Trình bày được tác động của con người đối với môi trường qua các thời kì phát triển xã hội; tác động của con người làm suy thoái môi trường tự nhiên và vai trò của con người trong bảo vệ, cải tạo môi trường tự nhiên.

+ Nêu được khái niệm khát quát về biến đôi khí hậu và biện pháp thích ứng.

+ Nêu được khái niệm ô nhiễm môi trường.

+ Trình bày được sự cần thiết phải bảo vệ động vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng.

- Tìm hiểu tự nhiên: Trình bày được một số nguyên nhân và biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường. Điều tra được hiện trạng ô nhiễm môi trường ở địa phương.

- Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Vận dụng kiến thức bài học để đề xuất một số biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu. Đồng thời tuyên truyền cho mọi người các biện pháp bảo vệ môi trường.

2. Về phẩm chất

- Tham gia tích cực các hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.

- Cẩn thận, trung thực và thực hiện yêu cầu bài học.

- Có niềm say mê, hứng thứ với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên.

II.THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Giáo viên:

- Giáo án, SHS, SGV, SBT khoa học tự nhiên 8.

- Tranh ảnh hoặc video có liên quan đến bảo vệ môi trường.

2. Học sinh:

- SGK, SBT khoa học tự nhiên 8.

- Đọc nghiên cứu và tìm hiểu trước bài ở nhà.

- Tranh ảnh, tư liệu có liên quan đén nội dung bài học và dụng cụ học tập.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động 1: Khởi động (Mở đầu)

a) Mục tiêu: 

- Đưa ra các câu hỏi thực tế gần gũi để khơi gợi hứng thú học tập.

b) Nội dung:

- HS trả lời câu hỏi mở đầu.

c) Sản phẩm:

- Đáp án cho câu hỏi mở đầu.

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV cho HS xem video clip sau:

https://www.youtube.com/watch?v=ei4_kjRhg7U

- GV đưa ra câu hỏi: “Năm 1972, lần đầu tiên liên hợp quốc tổ chức hội nghị về Môi trường con người phản ánh tính cấp bách đối với một số vấn đề môi trường trên toàn cầu. Môi trường sống của con người đang bị đe dọa như thế nào? Cần có những biện pháp gì để bảo vệ môi trường?”.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS suy nghĩ trả lời câu hỏi mở đấu.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- Các học sinh xung phong phát biểu trả lời.

Bước 4: Kết luận và nhận xét:

- GV nhận xét, đánh giá và dẫn vào bài: “Môi trường sống của con người đang bị đe dọa như thế nào? Cần có những biện pháp gì để bảo vệ môi trường?”. Để có được câu trả lời đầy đủ và chính xác nhất cho câu hỏi này, chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu Bài 47: Bảo vệ môi trường.

- Các câu trả lời của HS:

* Gợi ý:

- Môi trường sống của con người đang bị đe dọa nghiêm trọng: Chất thải, khí thải,… được thải ra môi trường gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường ở mức báo động cao; các khu rừng đang dần bị phá hủy gây nên sự biến đổi khí hậu trên toàn cầu và sự suy giảm đa dạng sinh học;…

- Những biện pháp bảo vệ môi trường:

+ Hạn chế ô nhiễm môi trường: xử lí rác thải sinh hoạt và từ nhà máy trước khi thải ra môi trường; hạn chế sử dụng hóa chất gây ô nhiễm môi trường trong sản xuất, thay thế bằng thuốc có nguồn gốc sinh học; hạn chế sử dụng phương tiện giao thông cá nhân, sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo;…

+ Trồng cây gây rừng và phòng chống cháy rừng.

+ Tăng cường công tác tuyên truyền và giáo dục để nâng cao hiểu biết và ý thức của mọi người trong việc bảo vệ môi trường.

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

Hoạt động 2.1: Tìm hiểu tác động của con người đối với môi trường qua các thời kì phát triển xã hội

a) Mục tiêu: 

- Trình bày được tác động của con người đối với môi trường qua các thời kì phát triển xã hội; tác động của con người làm suy thoái môi trường tự nhiên và vai trò của con người trong bảo vệ, cải tạo môi trường tự nhiên.

b) Nội dung: 

- HS tìm hiểu thông tin trong sgk, kết hợp internet trả lời câu hỏi và thực hiện hoạt động nhóm tại nhà. Sau đó báo cáo sản phẩm học tập.

c) Sản phẩm: 

- Bài báo cáo của các nhóm.

- Đáp án các câu hỏi SGk trang 191, 192.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Khoa học tự nhiên lớp 8 Kết nối tri thức chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 8 các môn học