Giáo án Vật Lí 9 Bài 6:Bài tập vận dụng định luật Ôm mới nhất
1. Kiến thức:
Vận dụng các kiến thức đã học để giải được các bài tập đơn giản về đoạn mạch gồm nhiều nhất là 3 điện trở .
2. Kĩ năng:
+ Giải bài tập vật lí theo đúng các bước giải.
+ Rèn kĩ năng phân tích, so sánh, tổng hợp thông tin.
3. Thái độ: Cẩn thận trung thực.
4. Định hướng phát triển năng lực:
+ Năng lực chung: Năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống, năng lực quan sát.
+ Năng lực chuyên biệt bộ môn: Năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán
GV: SGK, GA,
HS: SGK, Vở ghi
2. Kiểm tra. ?Phát biểu và viết biểu thức định luật Ôm?
? Viết công thức biểu diễn mqh giữa U, I, R trong đoạn mạch có 2 điện trở nt, //?
3. Bài mới.
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh | Nội dung |
---|---|---|
Hoạt động 1. Giải bài tập 1. | ||
- Gọi 1 Hs đọc đề bài.
- Gọi 1 HS tóm tắt đề bài. - Yêu cầu các nhân HS giải bài tập 1 ra nháp. - GV hướng dẫn chung cả lớp giải bài tập 1 bằng cách trả lời các câu hỏi: ? Cho biết R1 và R2 được mắc với nhau như thế nào? Ampe kế, vôn kế đo những đại lượng nào trong mạch? ? Vận dụng công thức nào để tính điện trở tương đương Rtđ và R2? → Thay số tính Rtđ → R2? - Yêu cầu HS nêu các cách giải khác: Tính U1 sau đó tính U2 → R2 và tính Rtđ = R1 + R2. |
- HS đọc đề bài
- Cá nhân HS tóm tắt bài vào vở và giải bài tập 1. Trả lời các câu hỏi - HS chữa bài vào vở. |
Bài tập 1.
Tóm tắt: R1 = 5Ω UV = 6V IA = 0,5A a) Rtđ = ? b) R2 = ? Bài giải Phân tích mạch điện R1 nt R2 (A) nt R1 nt R2 → IA = IAB = 0,5A UV = UAB = 6V a) Rtđ = UAB/IAB = 6/0,5 = 12Ω Điện trở tương đương của đoạn mạch AB là 12Ω b) Vì R1 nt R2 nên Rtđ = R1 + R2 → R2 = Rtđ - R1 = 12 - 5 = 7Ω |
Hoạt động 2.Giải bài tập 2 | ||
- Gọi 1 HS đọc đề bài
- Yêu cầu cá nhân giải bài tập 2 theo đúng bước giải. - Sau khi HS làm xong, GV thu bài của một vài HS. - Gọi 1 HS lên bảng chữa phần a) - Gọi HS khác nêu nhận xét; nêu các cách giải khác. - Phần b) HS có thể đưa ra cách giải khác: Vì R1 // R2 → Cách với R1; I1 đã biết; I2 = I - I1 |
- HS đọc đề bài 2, cá nhân HS hoàn thành bài tập 2.
- 2 HS lên bảng giải bài tập 2. - HS khác nêu nhận xét từng bước giải. - Yêu cầu HS chữa bài vào vở nếu sai. |
Bài tập2:
Tóm tắt R1 = 10 ; IAI = 1,2A IA = 1,8A a) UAB = ? b) R2 = ? Bài giải: a) (A) nt R1 → I1 = IAI = 1,2A (A) nt ( R1//R2)→ IA = IAB = 1,8A Từ công thức: → U = IR → U1 = I1.R1 = 1,2.10 = 12V R1//R2 → U1 = U2 = UAB = 12V Hiệu điện thế giữa hai đầu AB là 12V b) Vì R1 //R2 nên I = I1 + I2 → I2 = I - I1 = 1,8A - 1,2A = 0,6A U2 = 12V → Vậy điện trở R2 bằng 20Ω |
Hoạt động 4. Giải bài tập 3 | ||
- Tương tự hướng dẫn HS giải bài tập 3.
- GV chữa đưa ra biểu điểm chấm cho từng câu. Yêu cầu HS đổi bài cho nhau để chấm cho bạn trong nhóm. - Lưu ý các cách tính khác nhau. - Gọi HS báo cáo kết quả điểm → GV thống kê kết quả. |
- HS đọc đề bài bài 3, cá nhân hoàn thành bài tập.
- Theo dõi đáp án, biểu điểm của GV. - Đổi bài cho bạn trong nhóm chấm |
Bài 3
Tóm tắt R1 = 15Ω ; R2 = R3 = 30 Ω UAB = 12V a) RAB = ? b) I1, I2, I3 = ? Bài giải a) (A)ntR1 nt(R2//R3) Vì R2 = R3 → R23 = 30/2 = 15 Ω → RAB = R1 + R23 = 15 + 15 = 30Ω Điện trở của đoạn mạch AB là 30Ω b) áp dụng công thức định luật Ôm: I = U/ R → IAB = I1 = IAB = 0,4A U1 = I1. R1 = 0,4. 15 = 6V U2 = U3 = UAB - U1 = 12 - 6 =6V → I2 = I3 = 0,2A Vậy cường độ dòng điện qua R1 là 0,4A; qua R2; R3 bằng nhau và bằng 0,2A. |
3. Củng cố lại: bài 1 vận dụng với đoạn mạch gồm hai điện trở mắc nối tiếp; bài 2 vận dụng với hai điện trở song song; bài 3 vận dụng cho đoạn hỗn tạp. Lưu ý cách tính điện trở tương đương cho đoạn mạch hỗn tạp.
4.Dặn dò: - BTVN: bài 6( SBT)
* Rút Kinh nghiệm
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
Xem thêm các bài soạn Giáo án Vật Lí lớp 9 theo hướng phát triển năng lực mới nhất, hay khác:
- Giáo án Vật Lí 9 Bài 7: Sự phụ thuộc của điện trở vào chiều dài dây dẫn
- Giáo án Vật Lí 9 Bài 8: Sự phụ thuộc của điện trở vào tiết diện dây dẫn
- Giáo án Vật Lí 9 Công thức tính điện trở
- Giáo án Vật Lí 9 Tiết 3: Bài tập
- Giáo án Vật Lí 9 Bài 10: Biến trở - Điện trở dùng trong kĩ thuật
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 9 (các môn học)
- Giáo án Toán 9
- Giáo án Ngữ văn 9
- Giáo án Tiếng Anh 9
- Giáo án Khoa học tự nhiên 9
- Giáo án Vật Lí 9
- Giáo án Hóa học 9
- Giáo án Sinh học 9
- Giáo án Địa Lí 9
- Giáo án Lịch Sử 9
- Giáo án GDCD 9
- Giáo án Tin học 9
- Giáo án Công nghệ 9
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 9 (có đáp án)
- Đề thi Toán 9 (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 9 mới (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 9 (có đáp án)
- Đề thi Khoa học tự nhiên 9 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử và Địa Lí 9 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 9 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 9 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 9 (có đáp án)