Giáo án Vật Lí 9 Bài 53: Sự phân tích ánh sáng trắng mới nhất

1. Kiến thức:

- Phát biểu được khẳng định: Trong chùm sáng trắng có chứa nhiều chùm sáng màu khác nhau.

- Trình bày và phân tích được TN phân tích ánh sáng trắng bằng lăng kính để rút ra kết luận: Trong chùm sáng trắng có chứa nhiều chùm sáng màu.

- Trình bày và phân tích được TN phân tích ánh sáng trắng bằng đĩa CD để rút ra kết luận như trên.

2. Kĩ năng:

- Kĩ năng phân tích hiện tượng phân tích ánh sáng trắng và ánh sáng màu qua thí nghiệm.

- Vận dụng kiến thức thu thập và giải thích các hiện tượng ánh sáng màu: Cầu vồng, bong bóng xà phòng ...dưới ánh sáng trắng.

3. Thái độ:

- Cẩn thận, nghiêm túc.

- Có ý thức sử dụng ánh sáng màu phù hợp để không ảnh hưởng đến sức khoẻ và môi trường.

4. Định hướng phát triển năng lực:

+ Năng lực chung: Năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống, năng lực quan sát.

+ Năng lực chuyên biệt bộ môn: Năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực thực hành, thí nghiệm

*GV: SGK, tài liệu tham khảo.

* HS: Chuẩn bị cho mỗi nhóm

- Một lăng kính tam giác đều.

- Một màn chắn trên có khoét 1 khe hẹp.

- Một bộ các tấm lọc màu xanh, đỏ, nửa đỏ nửa xanh.

- Một đĩa CD.

- Một đèn phát ánh sáng trắng.

1 Kiểm tra bài cũ: (5p)

- GV: Gọi 2 HS lên bảng

- HS1: Chữa bài tập 52.2; 52.5.

- HS2: Chữa bài 52.4

2.Bài mới:

Họat động của giáo viên Họat động của học sinh Nội dung
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’)

Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

⇒ Đặt vấn đề: Có nhứng hình ảnh màu sắc rất lung linh như cầu vồng, bong bóng xà phòng...Vậy tại sao lại có những màu sắc ở các vật như vậy? Bài mới
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức

Mục tiêu:

- Phát biểu được khẳng định: Trong chùm sáng trắng có chứa nhiều chùm sáng màu khác nhau.

- Trình bày và phân tích được TN phân tích ánh sáng trắng bằng lăng kính để rút ra kết luận: Trong chùm sáng trắng có chứa nhiều chùm sáng màu.

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

1. Tìm hiểu về việc phân tích một chùm sáng trắng bằng lăng kính. (15p)
- GV: Yêu cầu HS đọc tài liệu mục I

- GV: Lăng kính là gì?

- GV: Yêu cầu HS tìm hiểu TN 1

+ Mục đích thí nghiêm?

+ Dụng cụ thí nghiệm?

+ Các bước tiến hành thí nghiệm?

- GV: Kết luận. Hướng dẫn cá bước tiến hành thí nghiệm.

Yêu cầu HS tiến hành thí nghiệm theo nhóm. Mô tả hiện tượng quan sát được → Trả lời C1.

Thời gian: 5 p

- GV: Theo dõi, trợ giúp các nhóm.

- GV: Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả TN.

- GV: Giới thiệu hình ảnh quan sát được chụp ở (3) cuối SGK ⇒ Kết luận về các dải màu tạo ra từ sự phân tích ánh sáng trắng.

- GV: Khi chắn trước khe sáng 1 tấm lọc màu đỏ hoặc xanh thì đặt mắt sau lăng kính ta nhận được hình ảnh gì?

- GV: Yêu cầu HS hoạt động nhóm tiến hành TN 2

Thời gian: 5 phút.

- GV: Yêu cầu các nhóm báo cáo.

- GV: Kết luận.

- GV: Qua hai thí nghiệm trên, rút ra được kết luận gì?

- HS: Đọc SGK → Trả lời.

- HS: Tìm hiểu → Trả lời.

- HS: Hoạt động nhóm

+ Nhận dụng cụ

+ Tiến hành TN

+ Quan sát hiện tượng

+ Trả lời C1.

- HS: Đại diện nhóm báo cáo kết quả.

- HS: Trả lời dự đoán.

- HS: Tiến hành TN 2

Trao đổi, thảo luận trả lời C2.

- HS: Các nhóm báo cáo.

- HS: Trả lời C3, C4

- HS: Rút ra kết luận.

I. Phân tích một chùm sáng trắng bằng lằng kính

1. Thí nghiệm:

(SGK /139)

- Lăng kính là một khối trong suốt có 3 gờ song song.

C1: Dải mầu có nhiều mầu nằm sát cạnh nhau: Đỏ → da cam → vàng → lục → lam → chàm → tím.

2. Thí nghiệm 2 :

a, Chắn trước khe sáng một tấm lọc màu đỏ → Quan sát.

b, Chắn trước khe sáng một tấm lọc màu xanh → Quan sát.

c, Chắn trước khe sáng một tấm lọc nửa trên màu đỏ, nửa dưới màu xanh → Quan sát.

C2: a, Khi chắn khe hẹp bằng tấm lọc mầu đỏ thì ta thấy có vạch đỏ.

- Bằng tấm lọc mầu xanh có vạch xanh, hai vạch này không nằm cùng một chỗ.

b, Khi chắn khe hẹp bằng tấm lọc nửa trên mầu đỏ, nửa dưới mầu xanh thì ta thấy đồng thời có hai vạch đỏ và xanh nằm lệch nhau.

C3: Bản thân lăng kính là một khối chất trong suốt không mầu nên nó không thể đóng vai trò như tấm lọc mầu được.

- Nếu lăng kính có tác dụng nhuộm mầu cho chùm tia sáng thì tại sao chỗ này chỉ nhuộm mầu xanh, chỗ kia nhuộm mầu đỏ, trong khi đó các vùng mà các tia sáng đi qua trong lăng kính có T/C hoàn toàn như nhau

Như vậy chỉ có ý kiến thứ 2 là đúng

C4: Trước lăng kính ta chỉ có một dải sáng trắng, sau lăng kính ta thu được nhiều dải sáng màu. Như vậy, lăng kính đã phân tích từ dải sáng trắng nói trên ra nhiều dải sáng màu, nên ta nói TN 1 SGK là TN phân tích ánh sáng trắng.

3. Kết luận:

(SGK/140)

2: Tìm hiểu sự phân tích một chùm sáng trắng bằng sự phản xạ trên đĩa CD. (10p)

- GV: Hướng dẫn HS làm TN 3 SGK.

Phát dụng cụ cho các nhóm. Yêu cầu HS hoạt động nhóm tiến hành TN3.

Thảo luận, trả lời C5, C6

Thời gian: 5 phút.

- GV: Hỏi

+ ánh sáng chiếu tới đĩa CD là ánh sáng gì?

+ ánh sáng từ đĩa CD đến mắt ta có những màu nào ?

+ Vì sao TN 3 cũng là TN phân tích ánh sáng trắng?

- GV: Rút ra kết luận?

- GV: Rút ra kết luận chung.

- HS: Hoạt động nhóm tiến hành TN3. Thảo luận, trả lời C5, C6.

- HS: Mô tả hiện tượng quan sát được.

- HS: Trả lời.

- HS: Nêu kết luận.

II. Phân tích một chùm sáng trắng bằng sự phản xạ trên đĩa CD

1. Thí nghiệm 3:

C5: Khi chiếu ánh sáng trắng vào mặt ghi của một đĩa CD và quan sát ánh sáng phản xạ ta nhìn thấy theo phương này có ánh sáng màu này, theo phương khác có ánh sáng màu khác.

Có nhiều dải màu từ đỏ đến tím.

C6: + ánh sáng chiếu đến đĩa CD là ánh sáng trắng.

+ Tuỳ theo phương nhìn ta có thể thấy a/s từ đĩa CD đến mắt ta có màu này hay màu kia.

+ Trước khi đến đĩa CD, chùm sáng là chùm sáng trắng, sau khi phản xạ trên đĩa CD, ta thu được nhiều chùm sáng màu khác nhau truyền theo các phương khác nhau vậy TN với đĩa CD là TN phân tích ánh sáng trắng.

2. Kết luận:

(SGK/140)

III. Kết luận chung:

Có thể có nhiều cách phân tích 1 chùm sáng trắng thành những chùm sáng màu khác nhau.

HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10')

Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

Câu 1 : Sự phân tích ánh sáng trắng được quan sát trong thí nghiệm nào sau đây?

A. Chiếu một chùm sáng trắng vào một gương phẳng.

B. Chiếu một chùm sáng trắng qua một tấm thủy tinh mỏng.

C. Chiếu một chùm sáng trắng vào một lăng kính.

D. Chiếu một chùm sáng trắng qua một thấu kính phân kì.

Câu 2 : Lăng kính là

A. Một khối trong suốt.

B. Một khối có màu của bảy sắc cầu vồng: Đỏ - da cam – vàng – lục – lam – chàm – tím.

C. Một khối có màu của ba màu cơ bản: Đỏ - lục – lam.

D. Một khối có màu đen.

Câu 3 : Khi chiếu ánh sáng từ nguồn ánh sáng trắng qua lăng kính, ta thu được:

A. Ánh sáng màu trắng.

B. Một dải màu xếp liền nhau: Đỏ - da cam – vàng – lục – lam – chàm – tím.

C. Một khối có màu của ba màu cơ bản: Đỏ - lục – lam.

D. Ánh sáng đỏ.

Câu 4 : Khi chiếu ánh sáng qua lăng kính, nếu sau lăng kính chỉ có một màu duy nhất thì chùm sáng chiếu vào lăng kính là:

A. chùm sáng trắng

B. chùm sáng màu đỏ

C. chùm sáng đơn sắc

D. chùm sáng màu lục

Câu 5 : Trong trường hợp nào dưới đây ánh sáng trắng sẽ không bị phân tích?

A. Chiếu tia sáng trắng qua một lăng kính.

B. Chiếu tia sáng trắng nghiêng góc vào một gương phẳng.

C. Chiếu tia sáng trắng nghiêng góc vào mặt ghi của một đĩa CD.

D. Chiếu một chùm sáng trắng vào một bong bóng xà phòng.

Câu 6 : Chiếu ánh sáng phát ra từ một đèn LED lục vào mặt ghi của một đĩa CD rồi quan sát ánh sáng phản xạ từ mặt đĩa theo đủ mọi phía. Ta sẽ thấy những ánh sáng màu gì?

A. Chỉ thấy ánh sáng màu lục.

B. Thấy các ánh sáng có đủ mọi màu.

C. Không thấy có ánh sáng.

D. Các câu A, B, C đều sai.

Câu 7 : Có thể phân tích một chùm sáng trắng thành những chùm sáng màu khác nhau bằng cách cho chùm sáng trắng:

A. Qua một lăng kính hoặc qua một thấu kính hội tụ.

B. Qua một thấu kính hội tụ hoặc qua một thấu kính phân kì.

C. Phản xạ trên mặt ghi của một đĩa CD hoặc qua một lăng kính.

D. Qua một thấu kính phân kì hoặc phản xạ trên mặt ghi của một đĩa CD.

Câu 8 : Hiện tượng nào trong các hiện tượng sau không phải là hiện tượng phân tích ánh sáng?

A. Hiện tượng cầu vồng.

B. Ánh sáng màu trên váng dầu.

C. Bong bóng xà phòng.

D. Ánh sáng đi qua lăng kính bị lệch về phía đáy.

Câu 9 : Ánh sáng mặt trời là ánh sáng trắng. Kết luận nào sau đây là đúng?

A. Ánh sáng mặt trời là do các tia sáng màu trắng hợp thành.

B. Ánh sáng mặt trời là do các tia sáng màu đỏ, lục, lam tạo thành.

C. Ánh sáng mặt trời là do các tia sáng màu đỏ cánh sen, vàng, lam hợp thành.

D. Ánh sáng mặt trời là do các tia sáng màu đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm, tím hợp thành.

Câu 10 : Chùm sáng trắng là chùm sáng:

A. Có màu trắng.

B. Có chứa nhiều chùm sáng màu khác nhau.

C. Không có màu.

D. Có màu đỏ.

HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)

Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

- GV: Yêu cầu HS trả lời C7; C9

- GV: Kết luận.

- HS: Trả lời C7, C9. C7: Chiếu chùm ánh sáng trắng qua tấm lọc màu đỏ ta được ánh sáng đỏ. Ta có thể coi như tấm lọc màu đỏ có tác dụng tách chùm sáng đỏ khỏi chùm sáng trắng. Nếu thay tấm lọc màu đỏ bằng tấm lọc màu xanh thì ta lại được ánh sáng xanh, cứ như thế cho các tấm lọc màu khác, ta sẽ biết được trong chùm sáng trắng có những ánh sáng nào. đây cũng là 1 cách phân tích ánh sáng trắng.

C9: Bong bóng xà phòng, váng dầu...

HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’)

Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

* Giải thích hiện tượng :thỉnh thoảng sau cơn mưa, nhìn về hướng đối diện với Mặt Trời ta có thể thấy được cầu vồng.

Ánh sáng trắng của Mặt Trời khi khúc xạ và phản xạ qua các giọt nước liti còn sót lại trên không trung sau cơn mưa đã bị phân tích thành các ánh sáng màu và tạo thành cầu vồng.

Giáo án Vật Lí 9 Bài 53: Sự phân tích ánh sáng trắng mới nhất

Hiện tượng thấy được các dải màu của bong bóng xà phòng cũng được giải thích tương tự.

Giáo án Vật Lí 9 Bài 53: Sự phân tích ánh sáng trắng mới nhất

4. Hướng dẫn về nhà:

- Làm câu C8.

- BT 53.54.1; 53.54.4 (SBT)

- Đọc và chuẩn bị nội dung bài tiếp theo.

- Nhận xét giờ học.

* Rút kinh nghiệm:

..............................................................................................................................................

..............................................................................................................................................

..............................................................................................................................................

Xem thêm các bài soạn Giáo án Vật Lí lớp 9 theo hướng phát triển năng lực mới nhất, hay khác:


Đề thi, giáo án lớp 9 sách mới các môn học