Giáo án Vật Lí 9 Bài 47: Sự tạo ảnh trong máy ảnh mới nhất

1. Kiến thức:

- Nêu và chỉ ra được hai bộ phận chính của máy ảnh là vật kính và buồng tối

- Nêu và giải thích được đặc điểm của ảnh hiện trên phim của máy ảnh

- Dựng được ảnh của vật được tạo ra trong máy ảnh.

2. Kĩ năng:

- Biết tìm hiểu kĩ thuật đã được ứng dụng trong kĩ thuật và đời sống.

3. Thái độ:

- Say mê, hứng thu khi hiểu được tác dụng của ứng dụng.

- Có sự tương tác giữa các thành viên trong nhóm.

4. Định hướng phát triển năng lực:

+ Năng lực chung: Năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống, năng lực quan sát.

+ Năng lực chuyên biệt bộ môn: Năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực thực hành, thí nghiệm

*GV: - SGK, tài liệu tham khảo.

- Máy ảnh dùng được.

*HS: - Mô hình máy ảnh.

- Một ngọn nến.

2. Kiểm tra bài cũ: (5p)

- GV: Vật đặt ở vị trí nào thì thấu kính hội tụ tạo được ảnh hứng trên màn. Độ lớn của vật không đổi, độ lớn của ảnh phụ thuộc vào yếu tố nào?

2 Bài mới :

Họat động của giáo viên Họat động của học sinh Nội dung
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’)

Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

Đặt vấn đề: Khi muốn ghi lại hình ảnh của một vật ta phải dùng dụng cụ gì?

Để trả lời câu hỏi,ta sẽ tìm hiểu bài hoc ...

HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức

Mục tiêu:

- Nêu và chỉ ra được hai bộ phận chính của máy ảnh là vật kính và buồng tối

- Nêu và giải thích được đặc điểm của ảnh hiện trên phim của máy ảnh

- Dựng được ảnh của vật được tạo ra trong máy ảnh.

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

1: Đặt vấn đề. Tìm hiểu cấu tạo của máy ảnh (10p)
- GV: Yêu cầu HS đọc tài liệu, phát dụng cụ cho các nhóm. Yêu cầu các nhóm quan sát, tìm hiểu và trả lời câu hỏi:

+ Bộ phận quan trọng của máy ảnh là gì?

+ Vật kính là gì ? Vì sao ?

+ Tại sao phải có buồng tối? Buồng tối là gì?

- GV: Yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.

- GV: Kết luận. Giới thiệu cấu tạo máy ảnh thực tế.

- GV: Vị trí của ảnh phải nằm ở bộ phận nào? (ảnh hiện lên trên phim)

- HS: Hoạt động nhóm tìm hiểu cấu tạo của máy ảnh.

Thời gian: 5 phút.

- HS: Đại điện nhóm trả lời.

I. Cấu tạo của máy ảnh

1. Máy ảnh là một dụng cụ dùng để thu ảnh của một vật mà ta hứng được trên phim.

- Gồm hai bộ phận quan trọng là vật kính và buồng tối.

2. Đặt vật sáng trước máy ảnh

2: Tìm hiểu ảnh của một vật trên phim. (15p)

- GV: Yêu cầu HS tiến hành TN theo yêu cầu của mục 2.

- GV: Theo dõi các nhóm tiến hành TN. Yêu cầu các nhóm tiến hành TN theo các quy tắc an toàn đã đề ra.

- GV: Đề nghị các nhóm trả lời C1, C2.

- GV: Tổ chức thảo luận lớp thống nhất câu trả lời.

- GV chú ý: Máy ảnh thường thì ảnh nhỏ hơn vật, máy ảnh điện tử chụp những vật nhỏ như côn trùng, phân tử...thì ảnh to hơn vật.

- GV: Yêu cầu HS hoạt động cá nhân trả lời C3, C4

.

- GV: ảnh của một vật trước máy ảnh có đặc điểm gì?

- HS: Hướng vật kính của máy ảnh về một vật sáng. Đặt mắt sau tấm kính mờ. Được đặt ở vị trí của phim để quan sát ảnh của vật này.

Trả lời C1, C2.

Thời gian: 7 phút.

- HS: Trả lời C1, C2.

- HS: Trả lời C3, C4.

- HS: Rút ra kết luận.

II. ảnh của một vật trên phim

1. Trả lời các câu hỏi

C1: ảnh của một vật trên phim là ảnh thật ngược chiều với vật và nhỏ hơn vật.

C2: Hiện tượng thu được ảnh thật (ảnh trên phim) của vật thật chứng tỏ vật kính của máy ảnh là thấu kính hội tụ.

Giáo án Vật Lí 9 Bài 47: Sự tạo ảnh trong máy ảnh mới nhất

2. Vẽ ảnh của một vật đặt trước máy ảnh

C3: d =2m = 200cm.

d' = 5cm.

C4: Giáo án Vật Lí 9 Bài 47: Sự tạo ảnh trong máy ảnh mới nhất

Có:

Giáo án Vật Lí 9 Bài 47: Sự tạo ảnh trong máy ảnh mới nhất

3. Kết luận:

ảnh trên phim là ảnh thật, ngược chiều và nhỏ hơn vật.

HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10')

Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

Câu 1 : Ảnh của một vật trên phim trong máy ảnh là:

A. Ảnh thật, cùng chiều với vật và nhỏ hơn vật.

B. Ảnh thật, ngược chiều với vật và nhỏ hơn vật.

C. Ảnh ảo, cùng chiều với vật và nhỏ hơn vật.

D. Ảnh ảo, ngược chiều với vật và nhỏ hơn vật.

Câu 2 : Vật kính của máy ảnh sử dụng:

A. thấu kính hội tụ

B. thấu kính phân kì

C. gương phẳng

D. gương cầu

Câu 3 : Ảnh của một vật trong máy ảnh có vị trí:

A. nằm sát vật kính

B. nằm trên vật kính

C. nằm trên phim

D. nằm sau phim

Câu 4 : Khi chụp ảnh bằng máy ảnh cơ học người thợ thường điều chỉnh ống kính máy ảnh để

A. thay đổi tiêu cự của ống kính.

B. thay đổi khoảng cách từ vật đến mắt.

C. thay đổi khoảng cách từ vật kính đến phim.

D. thay đổi khoảng cách từ vật đến phim.

Câu 5 : Trong máy ảnh cơ học, để cho ảnh của vật cần chụp hiện rõ nét trên phim, người ta thường

A. thay đổi tiêu cự của vật kính và giữ phim, vật kính đứng yên.

B. thay đổi khoảng cách từ vật kính đến phim bằng cách đưa vật kính ra xa hoặc lại gần phim.

C. thay đổi khoảng cách từ vật kính đến phim bằng cách đưa phim ra xa hoặc lại gần vật kính.

D. thay đổi vị trí của cả vật kính và phim sao cho khoảng cách giữa chúng không đổi.

Câu 6 : Để chụp ảnh của một vật ở rất xa, cần phải điều chỉnh vật kính sao cho:

A. tiêu điểm vật kính nằm rất xa phim.

B. tiêu điểm vật kính nằm ở phía sau phim.

C. tiêu điểm vật kính nằm đúng trên phim.

D. tiêu điểm vật kính nằm ở phía trước phim.

Câu 7 : Người ta dùng máy ảnh để chụp ảnh một bức tranh cao 0,5m và đặt cách máy 1,5m. Người ta thu được ảnh trên phim cao 2,4 cm. Khoảng cách từ phim đến vật kính lúc chụp ảnh là:

A. 0,8 cm

B. 7,2 cm

C. 0,8 m

D. 7,2 m

Câu 8 : Một vật AB đặt trước một máy ảnh và cách vật kính của máy 3,6m. Ta thu được một ảnh trên phim cao 2,5cm và cách vật kính 12 cm. Chiều cao của vật AB là:

A. 7,5 mm

B. 7,5 cm

C. 75 cm

D. 7,5 m

Câu 9 : Dùng máy ảnh mà vật kính có tiêu cự 5cm để chụp ảnh một người đứng cách máy 3m

a) Vẽ ảnh của người đó trên phim.

b) Xác định khoảng cách từ phim đến vật kính lúc chụp ảnh.

Câu 10 : Một vật AB đặt trước một máy ảnh và cách vật kính của máy 4m. Ta thu được một ảnh trên phim cao 2 cm và cách vật kính 10 cm. Tính:

a) Chiều cao của vật AB.

b) Tỉ số kích thước ảnh so với kích thước của vật.

HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)

Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

- GV: Giới thiệu HS quan sát một máy ảnh hoạt động được.

- GV: Yêu cầu HS chỉ vị trí của vật kính, buồng tối, và chỗ đặt phim.

- GV: Yêu cầu HS trả lời C6.

- GV: Tổ chức thảo luận lớp thống nhất kết quả.

- HS: Hiểu được cấu tạo của máy ảnh thật.

- HS: Trả lời C6.

III. Vận dụng

C5:

C6: Giáo án Vật Lí 9 Bài 47: Sự tạo ảnh trong máy ảnh mới nhất

ảnh của người ấy trên phim cao 3,2cm

HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’)

Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

- Vẽ ảnh của vật qua máy ảnh.

- Dựa vào tính chất của tam giác đồng dạng để tính khoảng cách từ vật kính đến phim

Dựa vào công thức của thấu kính Giáo án Vật Lí 9 Bài 47: Sự tạo ảnh trong máy ảnh mới nhất để tính khoảng cách từ vật kính đến phim.

4. Hướng dẫn về nhà:

- Học theo vở ghi và làm BT 47.1 → 47.3 (SBT).

- Đọc và chuẩn bị nội dung bài tiếp theo.

- Nhận xét giờ học.

* Rút kinh nghiệm:

..............................................................................................................................................

..............................................................................................................................................

..............................................................................................................................................

Xem thêm các bài soạn Giáo án Vật Lí lớp 9 theo hướng phát triển năng lực mới nhất, hay khác: