Giáo án Vật Lí 9 Bài 2: Điện trở của dây dẫn - Định luật Ôm mới nhất

1. Kiến thức:

- Nhận biết được đơn vị điện trở và vận dụng được công thức tính điện trở để giải bài tập

- Phát biểu và viết được hệ thống của định luật Ôm

2. Kĩ năng: Vẽ sơ đồ mạch điện, sử dụng các dụng cụ đo để xác định điện trở của một dây dẫn.

3. Thái độ: Cẩn thận, kiên trì trong học tập.

4. Định hướng phát triển năng lực:

+ Năng lực chung: Năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống, năng lực quan sát.

+ Năng lực chuyên biệt bộ môn: Năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán

GV: Kẻ sẵn bảng ghi giá trị thương số U/ I theo SGK.

2. Kiểm tra

HS1: Nêu kết luận về mqh giữa hiệu điện thế giữa hai đầu dây và cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn?

- Từ bảng kết quả số liệu bảng 1 ở bài trước hãy xác định thương số U/ I: Từ kết quả thí nghiệm hãy nêu nhận xét.

3. Bài mới.

Họat động của giáo viên Họat động của học sinh Nội dung
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’)

Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

- Để hiểu được điện trở của một dây dẫn đặc trưng cho mức độ cản trở dòng điện của dây dẫn đó, điện trở của một dây dẫn được xác định như thế nào và có đơn vị đo là gì.

- Phát biểu được định luật ôm đối với một đoạn mạch có điện trở.

- Chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay

HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức

Mục tiêu: - Nhận biết được đơn vị điện trở và vận dụng được công thức tính điện trở để giải bài tập

- Phát biểu và viết được hệ thống của định luật Ôm

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

1. Tìm hiểu khái niệm điện trở
Y/ C hs làm C1 tính thương số U/I dựa vào bảng 1 và bảng 2 của thí nghiệm ở bài trước.

Y/ C hs dựa kết quả C1 để trả lời C2

- GV hướng dẫn HS thảo luận để trả lời C2.

- Yêu cầu HS trả lời được C2 và ghi vở:

+ Với mỗi dây dẫn thì thương số U/I có giá trị xác định và không đổi.

+ Với hai dây dẫn khác nhau thì thương số U/I có giá trị khác nhau.

- Yêu cầu HS đọc phần thông báo của mục 2 và trả lời câu hỏi: Nêu công thức tính điện trở?

- GV giới thiệu kí hiệu điện trở trong sơ đồ mạch điện, đơn vị tính. Yêu cầu HS vẽ sơ đồ mạch điện xác định điện trở của dây dẫn và nêu cách tính điện trở.

- Gọi 1 HS lên bảng vẽ sơ dồ mạch điện, HS khác nhận xét GV sửa sai.

- Hướng dẫn HS cách đổi đơn vị điện trở.

- So sánh điện trở của dây dẫn ở bảng 1 và 2 → Nêu ý nghĩa của điện trở.

Học sinh thực hành cùng giáo viên

Dựa vào kết quả C1 trả lời C2

Ghi vở C2

Đọc thông tin mục 2

Trả lời

Nghe và nêu đơn vị tính điện trở

- 1 HS lên bảng vẽ sơ đồ mạch điện, dùng các dụng cụ đo xác định điện trở của dây dẫn

Nhận xét

So sánh và nêu ý nghĩa

I. Điện trở của dây dẫn

1. Xác định thương số U/I đối với mỗi dây dẫn.

C1:

C2: Thương số U/I đối với mỗi dây dẫn có giá trị như nhau và không đổi. Với 2 dây dẫn khác nhau thì thương số U/I có giá trị khác nhau.

2. Điện trở.

Công thức:

- Công thức tính điện trở là ôm, kớ hiệu Ω

.

Kilôoát; 1kΩ=1000Ω,

Mêgaoat;

1MΩ=1000 000Ω.

-ý nghĩa của điện trở: Biểu thị mức độ cản trở dũng điện nhiều hay ít của dây dẫn.

2.Phát biểu và viết hệ thức định luật Ôm
- GV hướng dẫn HS từ công thức Giáo án Vật Lí 9 Bài 2: Điện trở của dây dẫn - Định luật Ôm mới nhất và thông báo định luật Ôm. Yêu cầu HS phát biểu định luật Ôm.

- Yêu cầu HS ghi biểu thức của định luật vào vở, giải thích rõ từng kí hiệu trong công thức

Chú ý lắng nghe

- HS phát biểu định luật Ôm: và ghi vở

II. Định luật Ôm

Định luật: Giáo án Vật Lí 9 Bài 2: Điện trở của dây dẫn - Định luật Ôm mới nhất

Trong đó: I là cường độ dòng điện.

U là hiệu điện thế.

R là điện trở

2. Phát biểu định luật

HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10')

Mục tiêu:Luyện tập củng cố nội dung bài học

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

Câu 1 : Nội dung định luật Ôm là:

A. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn và tỉ lệ với điện trở của dây.

B. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn và không tỉ lệ với điện trở của dây.

C. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây.

D. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn và tỉ lệ thuận với điện trở của dây.

Đáp án : C

Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây

Câu 2 : Lựa chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống.

…………. của dây dẫn càng nhỏ thì dây dẫn đó dẫn điện càng tốt.

A. Điện trở

B. Chiều dài

C. Cường độ

D. Hiệu điện thế

Đáp án : A

Điện trở của dây dẫn càng nhỏ thì dây dẫn đó dẫn điện càng tốt

Câu 3 : Biểu thức đúng của định luật Ôm là:

Giáo án Vật Lí 9 Bài 2: Điện trở của dây dẫn - Định luật Ôm mới nhất

Đáp án : B

Biểu thức đúng của định luật Ôm là : Giáo án Vật Lí 9 Bài 2: Điện trở của dây dẫn - Định luật Ôm mới nhất

Câu 4 : Một dây dẫn có điện trở 50 Ω chịu được dòng điện có cường độ lớn nhất là 300mA. Hiệu điện thế lớn nhất đặt giữa hai đầu dây dẫn đó là:

A. 1500V

B. 15V

C. 60V

D. 6V

Đáp án : B

Hiệu điện thế lớn nhất: U = I.R = 0,3.50 = 15V

Câu 5 : Đơn vị nào dưới đây là đơn vị của điện trở?

A. Ôm

B. Oát

C. Vôn

D. Ampe

Đáp án : A

Ôm là đơn vị của điện trở

Câu 6 : Khi đặt vào hai đầu dây dẫn một hiệu điện thế 12V thì cường độ dòng điện chạy qua nó là 0,5A. Nếu hiệu điện thế đặt vào điện trở đó là 36V thì cường độ dòng điện chạy trong dây dẫn đó là bao nhiêu?

A. 1A

B. 1,5A

C. 2A

D. 2,5A

Đáp án : B

Điện trở dây dẫn: Giáo án Vật Lí 9 Bài 2: Điện trở của dây dẫn - Định luật Ôm mới nhất

Cường độ dòng điện: Giáo án Vật Lí 9 Bài 2: Điện trở của dây dẫn - Định luật Ôm mới nhất

Câu 7 : Cường độ dòng điện chạy qua một bóng đèn là 1,2A khi mắc nó vào hiệu điện thế 12V. Muốn cường độ dòng điện chạy qua bóng đèn tăng thêm 0,3A thì hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn tăng hoặc giảm bao nhiêu?

A. tăng 5V

B. tăng 3V

C. giảm 3V

D. giảm 2V

Đáp án : B

Từ định luật Ôm ta có điện trở của bóng đèn: Giáo án Vật Lí 9 Bài 2: Điện trở của dây dẫn - Định luật Ôm mới nhất

Khi tăng thêm cường độ dòng điện là I'= 1,5A thì U' = 1,5.10 = 15V

Vậy ta phải tăng U thêm ΔU = U' - U = 15 - 12 = 3V

HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)

Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

1. C3 / SGK

+ Đọc và tóm tắt C3? Nêu cách giải?

Gv hướng dẫn hs trả lời câu C4

+ 1 đại diện HS đọc và tóm tắt.

+ 1 dại diện nêu cách giải.

Trả lời câu C4

C3:

Tóm tắt:

R=12Ω

I=0,5A

U=?

Bài giải

Áp dụng biểu thức định luật ôm

Giáo án Vật Lí 9 Bài 2: Điện trở của dây dẫn - Định luật Ôm mới nhất

Thay số: U=12Ω.0,5A=6V

Hiệu điện thế giữa hai đầu dây đèn là 6V.

C4: Vì cùng 1 hiệu điện thế U đặt vào hai đầu các đoạn dây khác nhau, I tỉ lệ nghịch với R. Nên R2 = 3R1 thì I1 = 3I2.

HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’)

Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ: Giáo án Vật Lí 9 Bài 2: Điện trở của dây dẫn - Định luật Ôm mới nhất

Khi K1 và K2 đều đóng, ampe kế chỉ 0,5A. Nếu thay R1 bằng R2 thì thấy ampe kế chỉ 1,25A. Hãy so sánh R1 với R2. Biết rằng bộ nguồn không thay đổi.

4. Hướng dẫn về nhà:

ôn lại bài 1 học kĩ bài 2

Chuẩn bị mẫu báo cáo thực hành

Làm bài tập 2.1, 2.2, 2.3 sbt

* Rút kinh nghiệm:

...........................................................................................................................................................

...........................................................................................................................................................

...........................................................................................................................................................

Xem thêm các bài soạn Giáo án Vật Lí lớp 9 theo hướng phát triển năng lực mới nhất, hay khác:


Đề thi, giáo án lớp 9 sách mới các môn học