Giáo án Vật Lí 9 Bài 19: Sử dụng an toàn và tiết kiệm điện mới nhất

1. Kiến thức:

- Nêu được tác hại của đoản mạch và tác dụng của cầu chì.

- Giải thích được cơ sở vật lí của các qui tắc an toàn khi sử dụng điện.

- Nêu và thực hiện được các biện pháp sử dụng tiết kiệm điện năng .

2. Kĩ năng:

- Giải thích và thực hiện các biện pháp thông thường để sử dụng an toàn và tiết kiệm điện năng

3. Thái độ:

- Có ý thức sử dụng an toàn và tiết kiệm điện năng.

4. Định hướng phát triển năng lực:

+ Năng lực chung: Năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống, năng lực quan sát.

+ Năng lực chuyên biệt bộ môn: Năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực thực hành, thí nghiệm

GV: Giáo án điện tử, 1 hoá đơn thanh toán tiền điện.

HS: Qui tắc an toàn khi sử dụng điện đă học ở lớp 7.

2. Kiểm tra bài cũ: (Không kiểm tra)

3. Bài mới:

Họat động của giáo viên Họat động của học sinh Nội dung
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’)

Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

GV: Giới thiệu bài học: Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta luôn phải tiếp xúc với nguồn điện 220V. Đây là điện áp có thể gây nguy hiểm cho con người nếu không thực hiện đúng biện pháp an toàn. Và sử dụng sao có hiệu quả và hợp lý các đồ dùng điện trong gia đình. → Bài mới.
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức

Mục tiêu:

- Nêu được tác hại của đoản mạch và tác dụng của cầu chì.

- Giải thích được cơ sở vật lí của các qui tắc an toàn khi sử dụng điện.

- Nêu và thực hiện được các biện pháp sử dụng tiết kiệm điện năng .

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

1: Đặt vấn đề. Tìm hiểu và thực hiện các qui tắc an toàn khi sử dụng điện
- GV: Cho HS các nhóm thảo luận câu C1 đến C4 và gọi đại diện các nhóm đính lên bảng kết quả thảo luận cuả các nhóm.

- GV: Hướng dẫn HS thảo luận, GV nhận xét, bổ xung 2 mặt : thời gian hoàn thành và kết quả trả lời các câu hỏi của các nhóm.

- GV: Giới thiệu một số tranh ảnh về an toàn điện.

- Yêu cầu HS thảo luận trả lời C5, C6.

- GV: Tổ chức thảo luận lớp thống nhất câu trả lời.

- GV: Kết luận.

C5: GV nêu cách sửa chữa những hỏng hóc nhỏ về điện những hỏng hóc không biết lí do không sửa được → ngắt điện báo cho người lớn, thợ điện, không tự ý sửa chữa để đảm bảo an toàn tính mạng.

GV chốt lại

C6: Giới thiệu biện pháp đảm bảo an toàn điện là sử dụng nối đất cho các dụng cụ điện có vỏ bọc là vỏ kim loại.

Liên hệ với thực tế nối đất các thiết bị điện, kí hiệu nối đất ở các thiết bị, dụng cụ dùng điện đưa ra phích có 3 chốt cắm tương ứng, chốt thứ 3 nối đất.

Do điều kiện kinh tế, tài chính còn hạn chế nên biện pháp nối đất chưa được sử dụng rộng rãi.

⇒ Nhu cầu sử dụng điện? Đã đáp ứng đủ nhu cầu đó chưa?

- HS: Thảo luận và trả lời các câu C1 → C4.

(Thời gian hoàn thành: 6p)

- HS: Quan sát tranh, trả lời C5, C6.

HS: Lần lượt trả lời

Học sinh khác nhận xét

Ghi vở

Trả lời C6

HS : chú ý, Nắm thông tin.

I. An toàn khi sử dụng điện

1. Nhớ lại các qui tắc an toàn khi sử dụng điện đã học ở lớp 7

C1: Chỉ làm TN với nguồn điện có hiệu điện thế dưới 40V

C2: Phải sử dụng dây dẫn có vỏ bọc cách điện đúng như tiêu chuẩn qui định

C3: Cần mắc cầu chì có cường độ định mức phù hợp cho mỗi dụng cụ điện để ngắt mạch tự động khi đoản mạch

C4: Khi tiếp xúc với mạng điện gia đình cần chú ý phải rất thận trọng khi tiếp xúc với mạng điện này vì nó có hiệu điện thế 220V nên có thể gây nguy hiểm tới tính mạng con người

+ Chỉ sử dụng các thiết bị điện với mạng điện gia đình khi đảm bảo cách điện đúng tiêu chuẩn qui định đối với các bộ phận của thiết bị có sự tiếp xúc với tay và với cơ thể con người nói chung (như tay cầm, dây nối , phích cắm ....)

2. Một số qui tắc an toàn khác khi sử dụng điện

C5:

+ Nếu đèn treo dùng phích cắm, bóng đèn bị đứt dây tóc thì phải rút phích cắm khỏi ổ lấy điện trước khi tháo bóng và lắp bóng đèn khác, vì sau khi rút phích cắm điện chạy qua cơ thể người và do đó không có nguy hiểm.

+ Nếu đèn treo không dùng phích cắm, bóng đèn bị đứt dây tóc thì phải ngắt công tắc hoặc tháo cầu chì trước khi tháo bóng đèn hỏng lắp bóng đèn khác vì công tắc và cầu chì trong mạng điện gia đình luôn luôn được nối với dây “nóng”. Vì thế ngắt công tắc hoặc tháo cầu chì trước khi thay bóng đèn đă làm hở dây “nóng”, do đó loại bỏ trường hợp dòng điện chạy qua cơ thể .

+ Đảm bảo cách điện giữa người và nền nhà (như đứng trên ghế nhựa, bàn gỗ khô....) do điện trở của vật cách điện đó rất lớn nên dòng điện qua người và vật cách điện sẽ có cường độ rất nhỏ không gây nguy hiểm đến tính mạng.

C6: Dây nối dụng cụ điện với đất là chốt thứ 3 của phích cắm nối vào vỏ kim loại của dụng cụ điện nơi có kí hiệu.

+ Trong trường hợp dây điện bị hở và tiếp xúc với vỏ kim loại của dụng cụ, nhờ có dây tiếp đất mà người sử dụng nếu chạm tay vào vỏ dụng cụ cũng không bị nguy hiểm vì điện trở của người rất lớn so với dây nối đất → dòng điện qua người rất nhỏ không gây nguy hiểm.

2:Tìm hiểu ý nghĩa và biện pháp sử dụng an toàn và tiết kiệm điên năng.

- GV: Sử dụng điện như thế nào là tiết kiệm?

- GV: Có những lợi ích gì khi sử dụng tiết kiệm điện năng?

- GV: Kết luận.

- GV: Hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi C8, C9.

- GV: Giới thiệu một hoá đơn tính tiền điện và khuyến cáo các biện pháp tiết kiệm điện năng.

- HS: Trả lời.

- HS: Trả lời.

Trả lời C8,C9

Chú ý lắng nghe

II. Sử dụng tiết kiệm điện năng

1. Cần phải sử dụng tiết kiệm điện năng

C7: + Các dụng cụ điện có công suất hợp lý, có giá thành rẻ hơn so với các dụng cụ điện lớn hơn mức cần thiết.

+ Ngắt điện ngay khi mọi người ra khỏi nhà tránh lãng phí điện mà còn loại bỏ nguy cơ xảy ra hoả hoạn.

+ Dành phần điện năng tiết kiệm được để xuất khẩu điện góp phần tăng thu nhập cho đất nước.

+ Giảm bớt việc xây dựng nhà máy điện, góp phần giảm ô nhiễm môi trường.

2. Các biện pháp sử dụng tiết kiệm điện năng

C8: A = Pt

C9: Cần phải lựa chọn, sử dụng các dụng cụ hay thiết bị điện có công suất hợp lí, đủ mức cần thiết.

- Không sử dụng các dụng cụ hay thiết bị điện trong những lúc không cần thiết vì sử dụng như thế là lãng phí điện năng.

HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10')

Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

Câu 1 : Sử dụng hiệu điện thế nào dưới đây có thể gây nguy hiểm đối với cơ thể người?

A. 6V

B. 12V

C. 39V

D. 220V

Đáp án : D

Câu 2 : Việc làm nào dưới đây là an toàn khi sử dụng điện?

A. Mắc nối tiếp cầu chì loại bất kì cho mỗi dụng cụ điện.

B. Sử dụng dây dẫn không có vỏ bọc cách điện.

C. Làm thí nghiệm với nguồn điện có hiệu điện thế 45V.

D. Rút phích cắm đèn bàn ra khỏi ổ lấy điện khi thay bóng đèn.

Đáp án : D

Câu 3 : Cần phải sử dụng tiết kiệm điện năng vì:

A. Dùng nhiều điện ở gia đình dễ gây ô nhiễm môi trường.

B. Dùng nhiều điện dễ gây tai nạn nguy hiểm tới tính mạng con người.

C. Như vậy sẽ giảm bớt chi phí cho gia đình và dành nhiều điện năng cho sản xuất.

D. Càng dùng nhiều điện thì tổn hao vô ích càng lớn và càng tốn kém cho gia đình và cho xã hội.

Đáp án : C

Câu 4 : Sử dụng hiệu điện thế nào dưới đây khi làm thí nghiệm là an toàn đối với cơ thể người.

A. Nhỏ hơn hoặc bằng 40V.

B. Nhỏ hơn hoặc bằng 50V.

C. Nhỏ hơn hoặc bằng 60V.

D. Nhỏ hơn hoặc bằng 70V.

Đáp án : A

Câu 5 : Cách sử dụng nào dưới đây là tiết kiệm điện năng?

A. Sử dụng đèn công suất là 100W.

B. Sử dụng thiết bị điện khi cần thiết.

C. Cho quạt chạy khi mọi người đi khỏi nhà.

D. Bật sáng tất cả các đèn trong nhà suốt đêm.

Đáp án : B

Câu 6 : Việc làm nào dưới đây là không an toàn khi sử dụng điện?

A. Việc sử dụng các dây dẫn có vỏ bọc cách điện.

B. Phơi quần áo lên dây dẫn điện của gia đình.

C. Sử dụng hiệu điện thế 12V để làm các thí nghiệm điện.

D. Mắc cầu chì thích hợp cho mỗi thiết bị điện.

Đáp án : B

Câu 7 : Nối vỏ kim loại của dụng cụ hay thiết bị điện bằng dây dẫn với đất sẽ đảm bảo an toàn vì:

A. Luôn có dòng điện chạy qua vỏ kim loại của dụng cụ hay thiết bị điện này xuống đất.

B. Dòng điện không khi nào chạy qua vỏ kim loại của dụng cụ hay thiết bị điện này

C. Hiệu điện thế luôn ổn định để dụng cụ hay thiết bị hoạt động bình thường.

D. Nếu có dòng điện chạy qua cơ thể người khi chạm vào vỏ kim loại thì cường độ dòng điện này rất nhỏ.

Đáp án : D

Câu 8 : Sử dụng tiết kiệm điện năng không mang lại lợi ích nào dưới đây?

A. Góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường.

B. Góp phần phát triển sản xuất.

C. Góp phần chữa các bệnh hiểm nghèo.

D. Góp phần làm giảm bớt các sự cố về điện.

Đáp án : C

Câu 9 : Sử dụng loại đèn nào dưới đây sẽ tiêu thụ điện năng nhiều nhất?

A. Đèn compac

B. Đèn dây tóc nóng sáng

C. Đèn LED (điốt phát quang)

D. Đèn ống (đèn huỳnh quang)

Đáp án : B

Câu 10 : Vì lí do nào dưới đây mà các dụng cụ được dùng để sửa chữa điện như kìm, tuavit… đều có cán được bọc nhựa hay cao su?

A. Cao su, nhựa làm cho tay cầm không bị nóng.

B. Cao su, nhựa đều là chất cách điện nên tránh không cho dòng điện truyền vào cơ thể người.

C. Cao su, nhựa làm cho tay ta không bị dòng điện hút vào.

D. Cao su, nhựa giúp cho tay ta cầm các dụng cụ này chắc hơn, không bị tuột.

Đáp án : B

HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)

Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

- Y/c HS làm việc cá nhân trả lời C10, C11.

- GV: Kết luận.

- HS: Làm việc cá nhân trả lời C10, C11. III. Vận dụng

C10: Viết lên tờ giấy dòng chữ đủ to “ tắt hết điện trước khi đi khỏi nhà” và dán tờ giấy này ở cửa ra vào, chỗ dễ nhìn thấy nhất

C11: Phương án D

HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’)

Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

Nghiên cứu một số biện pháp an toàn khi sử dụng điện

4. Hướng dẫn về nhà:

- Hoàn thành câu C12

- Trả lời câu hỏi phần “ Tự kiểm tra” (tr 54 - SGK) vào vở

- Ôn tập chuẩn bị cho tiết tổng kết chương I: Điện học.

- nhận xét giờ học.

* Rút kinh nghiệm:

..............................................................................................................................................

..............................................................................................................................................

..............................................................................................................................................

Xem thêm các bài soạn Giáo án Vật Lí lớp 9 theo hướng phát triển năng lực mới nhất, hay khác:


Đề thi, giáo án lớp 9 sách mới các môn học